Mô Hình Nuôi Cua Thành Công Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học
Ở Kiên Giang, mô hình nuôi cua quảng canh đã và đang là một hướng đi đúng đắn mang đến cho bà con nhiều vụ nuôi thành công, trong đó có gia đình Anh Mỹ ở Huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang là một ví dụ.
Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với sự tìm tòi học hỏi từ khoa học kỹ thuật, Anh Mỹ đã tiên phong áp dụng phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học cho những vụ nuôi của của Anh, loại sản phẩm sinh học mà Anh ưu tiên lựa chọn đó chính là EM Aqua – một loại men vi sinh mà Tin Cậy cung cấp cho Anh. Nhờ đó, cuối tuần vừa qua chúng tôi có dịp xuống tận ao của Anh để tham quan học hỏi, cũng như trải nghiệm thực tế và nghe Anh chia sẻ về những thành công của mình.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
Với tổng diện tích vuông nuôi khoảng 3.5 ha, ban đầu Anh thả 100.000 con cua giống, sau khi nuôi khoảng 3 – 4 tháng thì Anh tiến hành thu hoạch bằng cách thu tỉa bằng cách đặt lú, lựa chọn những con cua chất lượng tốt nhất để bán đồng thời thả lại những con chưa đạt chất lượng cao để thu vào những lần sau đó.
Vuông của Anh là vuông áp dụng mô hình nuôi xen canh thủy sản (cua và tôm thẻ) với lúa, thời điểm Tin Cậy xuống không phải mùa lúa nên chỉ có thể thu hoạch cua, Tôm thẻ Anh cũng đã thu hoạch từ trước nên chúng tôi chỉ được trải nghiệm việc chèo xuồng giở lú bắt cua – đây là một trải nghiệm tuyệt vời với chúng tôi.
Cua giống được Anh lựa chọn cẩn thận, mua từ những nơi uy tín để đảm bảo tỷ lệ sống, thường nuôi quảng canh theo anh tỷ lệ sống từ khi thả đến khi thu hoạch khoảng 20 – 30% là đã rất thành công rồi.
Nuôi cua quảng canh hầu như không cần sử dụng thức ăn nhiều, vì trong vuông nuôi quảng canh đã có nguồn thức ăn dồi ao, bà con có thể sử dụng cá tạp băm nhỏ để rải xuống vuống bổ sung thêm cho cua ăn, sức đề kháng của cua mạnh nên hầu như ít bệnh, tuy nhiêu tỷ lệ sống không cao do sự canh tranh môi trường sống khốc liệt cũng như chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường nước hay thay đổi khi nuôi quảng canh.
Cua giống rất nhỏ, còn được gọi là cua hạt tiêu hoặc “cua nhướng” (“đây là cách gọi dân gian sở dĩ có cái tên này do kích cỡ cua giống thả rất nhỏ nên chúng ta phải nhướng mắt lên mới thấy được cua” – Anh Mỹ chia sẻ.)
Theo Anh Mỹ chia sẻ thêm, lú sẽ được đặt lúc chiều tối, tốt nhất là sau 2 tiếng đi thu hoạch 1 lần, đêm trước Anh đã đặt và có thu hoach trước, chờ chúng tôi đến là lúc bình minh để Anh dẫn chúng tôi cùng xem thu hoạch cua.
Anh Mỹ tâm sự: “Trước đây cứ nuôi theo cách dân gian là canh tới mùa nước là mua giống về thả, cứ thế mà nuôi tới khi thu hoạch, hầu như không tốn thức ăn vì nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào có săn trong ao, không sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào, vì thế khi thu hoạch năng suất không cao, lợi nhuận thấp, tỷ lệ sống của cua từ khi thả giống đến khi thu hoạch rất thấp”.
Do đó, bằng sự chịu khó ham học hỏi của mình, Anh đã lên mạng tìm hiểu việc áp dụng các loại chế phẩm sinh học để vừa cải thiện chất lượng môi trường nước vừa xử lý ô nhiễm và chất mùn bã hữu cao dư thừa trong vuông nuôi quảng canh, nhờ đó con cua khỏe mạnh hơn, tỷ lệ sống tăng cao và chất lượng thu hoạch cũng rất cao.
Bất kể mưa hay nắng chỉ cần nghe ở đâu có lớp tập huấn về việc sử dụng chế phẩm sinh học cho nuôi trồng thủy sản là Anh tìm đế để học hỏi, nhờ đó Anh mở mang thêm kiến thức, biết được mình cần sử dụng sản phẩm gì, cuối cùng Anh lựa chọn Chế phẩm sinh học EM Aqua để áp dụng cho vuông nuôi cua của mình, thật bất ngờ rất thành công.
Anh Mỹ đã áp dụng và sử dụng sản phẩm theo cách thức như sau:
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm EM Aqua: https://www.youtube.com/watch?v=Wob5uchuuC0&t=2s
Giới thiệu chi tiết về sản phẩm EM Aqua: https://www.youtube.com/watch?v=sv7rHmm-1wQ&t=631s
Nhờ quá trình tìm tòi học hỏi Anh Mỹ đã và đang thành công trên chính mảnh đất của mình, bằng tình yêu đặc biệt với nghề, Anh đã tìm hiểu và áp dụng hiệu quả chế phẩm sinh học EM Aqua vào vuông nuôi của quảng canh của Anh và mang đến năng suất thu hoạch khá cao.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
Tin Cậy xin cảm ơn tấm lòng hiếu khách tiếp đón nhiệt tình và cho phép Tin Cậy chụp ảnh, quay phim để có được những hình ảnh chân thật nhất, đồng thời cảm ơn sự chia sẻ của Anh để bà con có thể hiểu và áp dụng rộng rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học vào những vuông nuôi thủy sản quảng canh như thế này, vừa an toàn, hiệu quả mà mang đến những sự thành công với nghề nuôi thủy sản quảng canh tại Kiên Giang.
Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ có những cái nhìn thực tế về việc áp dụng sử dụng chế phẩm sinh học vào nghê nuôi thủy sản, cũng như những chia sẻ thực tế để bà con mình học hỏi nhưng cái hay áp dụng cho chính mình để nâng cao năng suất và chất lượng con cua thương phẩm.
TIN CẬY KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON MÌNH THÀNH CÔNG VỚI MÔ HÌNH NUÔI CUA CỦA MÌNH NHÉ!
Mọi thông tin về “Mô hình nuôi cua thành công nhờ sử dụng chế phẩm sinh học”, bà con vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp. HCM
Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 249 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6