Lươn Bị Bệnh Đường Ruột Thì Trị Như Thế Nào?
Mùa hè đang đến cùng với những cơn mưa nắng xen kẽ làm nhiệt độ nước biến đổi tích tắc trong ngày, từ đó sức đề kháng của vật nuôi bị yếu đi và đó cũng là điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn bùng phát và gây bệnh cho vật nuôi.
Là động vật sống trong nước nên lươn cũng không thoát khỏi “nanh vuốt” của bọn hại khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Vibrio, Edwardsiella là tác nhân gây ra vô số các bệnh trên lươn, trong đó bệnh nhiễm trùng đường ruột (viêm ruột) rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chưa trị kịp thời, tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh nhiễm trùng đường ruột có biểu hiện gì, nguyên nhân nào sinh ra, cách xử lý nước và điều trị cho lươn như thế nào, mời bà con cùng đi tìm câu trả lời cho đến cuối bài viết này nhé.
Biểu hiện bệnh
Thông thường lươn bị nhiễm trùng đường ruột là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Biểu hiện khi quan sát mỗi ngày là lươn bỏ ăn, tách đàn, bơi không bình thường. Trên da xuất hiện các vết lở loét hình tròn hoặc bầu dục, có hiện tượng tụ máu, tấy đỏ trên vùng thân, đặc biệt là ở vùng bụng.
Giải phẫu ra thấy đường ruột bị viêm, xuất huyết, trong ruột không có thức ăn, hậu môn sưng đỏ, ấn nhẹ phần bụng có dịch màu vàng hoặc màu đỏ tiết ra.
Nguyên nhân gây bệnh
Nghiên cứu cho thấy, chủng Aeromonas hydrophila sinh trưởng tốt ở môi trường nước ấm, đặc biệt là 280C. Do vậy nhiệt độ tăng cao vào mùa hè là điều kiện tốt để A. hydrophila bùng phát thành dịch bệnh.
Lươn bị nhiễm A. hydrophila ban đầu đường ruột sẽ bị viêm, sau đó là tiêu chảy. Bà con quan sát kỹ sẽ thấy lươn thải ra thức ăn chưa tiêu hóa, phân lỏng. Lươn sẽ bị sốc do mất nước nên có tình trạng bơi loạn xạ không bình thường. Nếu nặng hơn thì đường ruột sẽ bị xuất huyết, sưng tấy ở vùng bụng và có dịch đỏ tiết ra từ hậu môn.
Nguyên nhân làm vi khuẩn A. hydrophila bùng phát thành dịch là do môi trường nước ô nhiễm. Bà còn nuôi lươn thường nuôi mật độ cao, cộng với cho ăn thức ăn công nghiệp, hoặc cá sống (hoặc nấu chín) được xay nhuyễn. Đồng thời muốn lươn tăng trưởng nhanh nên nhiều bà con còn bổ sung thêm trùn quế tươi vào thức ăn.
Đây là 3 nguồn đạm rất lớn được cung cấp cho lươn. Nếu lươn ăn không hết thì lượng đạm này sẽ tồn đọng trong nước làm đục nước và phân hủy tạo thành khí độc NH3 và NO2. Cho nên hiện nay bà con ngày phải thay nước từ 2-4 lần là vì thế, nếu không thay là lươn nổi đầu ngay.
Mực nước bể nuôi lươn thường thấp, không có tảo quang hợp để cung cấp oxi như môi trường tự nhiên, khí độc cao mà số lượng lươn lại dày, thiếu không gian cho lượn vận động do đó lươn rất dễ bị stress do môi trường tù túng.
Từ đó sức đề kháng của lươn cũng giảm đi. Đồng thời lươn sẽ xây xát do cọ vào nhau, cọ vào thành bể hoặc chà gây nên vết thương hở, đó là cơ sở để vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy làm sạch môi trường nước là vô cùng quan trọng.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Cách điều trị bệnh
Khi lươn bị nhiễm trùng đường ruột thì bà con phải thay nước ngay, diệt khuẩn toàn bộ ao bằng thuốc Novadine liều 5ml/10m3 nước. Tiếp theo là tách nhưng con đã bị có dấu hiệu bệnh ra bể khác trị riêng để tránh bệnh lây lan.
Ở cả 2 bể, sau khi sát trùng thì bà con thay nước và tạt vi sinh EM Aqua với liều 10ml/10m3 nước. Mục đích của việc tạt vi sinh là để làm sạch nước, xử lý khí độc đang có trong bể, đồng thời lượng lớn lợi khuẩn bổ sung vào nước sẽ ức chế hại khuẩn, giúp mầm bệnh không lây lan quá nhanh. Trong thời gian này bà con tạt vi sinh mỗi ngày.
Song song với xử lý nước thì bà con trộn men tiêu hóa BIO-TCMTH 20 ml/1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 2-3 ngày + men EM tỏi 100-200ml/ kg thức ăn, cho ăn liên tục 3-5 ngày. Những con khỏe sẽ vượt qua được, những con không trụ nổi thì tiếp tục tách qua bể cách ly để trị riêng.
Đối với bể đang cách ly những con bệnh nặng, bà con cho ăn thêm kháng sinh Amoxicillin 50%. Liều dùng là 1 gr/1 kg thức ăn, cho ăn 2 lần trong ngày, liên tục 3-5 ngày. Chú ý lượng thức ăn cho lươn trong quá trình điều trị bệnh bằng 1/3 đến 1/2 lượng thức ăn lúc lươn khỏe.
Sau khi lươn đỡ bệnh thì thì trộn men tiêu hóa BIO-TCMTH, vitamin C và Hepatol giải độc gan vào thức ăn để lươn mau phục hồi đường ruột.
Tin Cậy đang có combo 20 lit EM Aqua + 20 lit BIO-TCMTH với giá siêu tiết kiệm. Bà con truy cập link để tham khảo giá nhé:
Combo EM Aqua và Men tiêu hoá dạng nước cho thuỷ sản
Cách phòng bệnh
- Bà con nên nuôi lươn ở từng bể với mật độ thưa, vừa phải, lắp lưới che nắng để giảm nhiệt độ nước bể.
- Kiểm tra các chỉ tiêu pH, oxi, khí độc trong nước thường xuyên.
- Lắp hệ thống sục khí oxi để cung cấp oxi cho lươn, đồng thời oxi sẽ giúp vi sinh đẩy nhanh quá trình phân hủy khí độc trong bể.
- Tốt nhất là 10 ngày phải diệt khuẩn bằng Novadine 1 lần, sau đó thay nước rồi châm vi sinh EM Aqua, 2-3 ngày châm vi sinh 1 lần.
- Cho lươn ăn lượng thức ăn vừa phải, tránh dư thừa, thay nước lại phí thức ăn.
- Bổ sung men EM tỏi vào thức ăn mỗi ngày để lươn tiêu hóa tốt hơn, đường ruột khỏe hơn. Cách ủ Tin Cậy có hướng dẫn rõ trong bài viết https://tincay.com/cach-u-em-chuyen-dung-trong-nuoi-tom-ca/, bà con tham khảo nhé.
- Trộn các loại vitamin C, men tiêu hóa, beta garlic vào thức ăn hằng ngày để lươn phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nhằm lướt bệnh nhanh.
- Trộn Amoxicillin 50% liều 0.5 gr/1 kg thức ăn để ngừa bệnh đường ruột. Cho ăn 2 lần trong ngày, liên tục 2-3 ngày, mỗi 2 tuần cho ăn 1 đợt.
Đối với vật nuôi nào cũng vậy, tôm, cá, lươn, ốc, ếch,… chỉ cần chọn được nguồn giống tốt và môi trường nuôi chất lượng thì xem như vụ mùa đó chúng ta có thể thắng 50%. 50% còn lại phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, và cách ta chăm sóc….
Hy vọng những thông tin Tin Cậy đã cung cấp sẽ giải đáp được băn khoăn cho bà con khi phát hiện bể lươn của mình đang bị đường ruột, giúp bà con có 1 hướng đi và cách xử lý đúng đắn.
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Lươn bị bệnh đường ruột thì trị như thế nào?”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6