Làm Sao Để Gan Tụy Tôm Khỏe Mạnh

Gan tụy được xem là bộ phận quan trọng, cần phải được quan tâm nhiều nhất và cũng là bộ phận yếu nhất dễ mắc các bệnh về gan trên cơ thể con tôm. Bệnh gan trên tôm là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt nếu không có cách phòng chống và điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để bà con nhận dạng được gan tụy tôm khỏe mạnh và như thế nào là có dấu hiệu mắc bệnh cũng như cách phòng bệnh hiệu quả ra sao? Tin Cậy mời quý bà con tham khảo bài viết sau đây.

Gan là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể tôm - Làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh
Gan là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể tôm – Làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh

Chức năng của gan tụy tôm:

  • Gan tụy tôm là cơ quan đầu tiên sẽ tiếp nhận chất dinh dưỡng ngay sau khi đi qua hệ tiêu hóa. Tại đây, xảy ra sự thanh lọc thức ăn và tất cả các chất khác, biến chúng thành những tiểu chất để dễ đi qua các bộ phận khác hơn. Cũng dễ hiểu tại sao gan tụy là nơi tích tụ tất cả độc tố trong cơ thể là do vậy.
  • Vì thế, bà con nên quan tâm thành phần thức ăn chúng ta cho tôm ăn cũng như tình trạng chất hữu cơ, cặn bẩn trong ao để tránh tình trạng tôm hấp thu phải những chất độc gây ảnh hưởng đến hệ thống gan tụy.

Gan tôm trông như thế nào là tốt

  • Màu sắc bình thường: nâu vàng, nâu đen
  • Dịch gan: khi bóp gan ra, có dịch màu nâu vàng sệt, không chảy.
  • Mùi: tanh nhẹ, đặc trưng
  • Màng bào: nhìn từ ngoài vỏ giáp, thấy màng bao gan màu vàng nhạt bọc ½ gan dưới.
  • Hình dạng: rộng, rộng tới hai mép mang, dài ngang cổ giáp, rõ ràng sắt nét.
  • Thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt
Hình ảnh gan tôm khỏe mạnh bình thường - làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh
Hình ảnh gan tôm khỏe mạnh bình thường – làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh

Các triệu chứng thường gặp khi gan tụy không khỏe

Vì gan tụy là cơ quan chính có chức năng đào thải độc tố trong cơ thể, nên khi gan bị chai hoặc mất khả năng đào thải thì những độc tố này sẽ ứ đọng lại. Do vậy, gan tụy cũng là nơi dễ bị tàn phá bởi độc tố nhất.

1. Tôm thẻ chân trắng bị bệnh teo gan:

  • Bệnh teo gan trên tôm thẻ, gan tôm thẻ bị nhỏ lại, có màu đen và chai hoặc dai. Tách gan tôm thẻ thấy bị teo, gan tôm thẻ không vỡ, còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn thì gan tôm dai như cao su.
  • Tôm bị teo gan, khi chết ruột bị rỗng, gan có màu đen, còn nguyên khối. Tôm chết rải rác. Số tôm chưa nhiễm bệnh thì vẫn ăn bình thường. Nếu thời tiết tốt, sức khỏe tôm sẽ tăng lên, tôm thẻ có thể không bùng phát bệnh và có thể vượt qua được nếu như được chăm sóc tốt.

2. Tôm thẻ chân trắng bị bệnh nhũn gan, vàng gan:

  • Gan tôm thẻ bị nhũn, dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt. Khi tách gan tôm thẻ ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên khối nữa.
  • Nếu tôm thẻ chết mà gan nhũn, hãy cố gắng quan sát tình trạng tôm và biểu hiện của gan, nếu phát hiện thì ta nên thu ngay, không được chần chừ và suy nghĩ gì nữa.

3. Tôm thẻ chân trắng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính:

  • Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng được xác định là do vi khuẩn có độc lực cao. Tôm thẻ  bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhạt đến trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường bị mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết khá cao.
Ruột tôm bị đứt đoạn có thể là biểu hiện tôm mắc bệnh gan - Làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh
Ruột tôm bị đứt đoạn có thể là biểu hiện tôm mắc bệnh gan – Làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh

Cách phòng ngừa bệnh gan tụy trên tôm:

Bệnh gan tụy trên tôm một khi tôm đã mắc phải thì rất khó điều trị hay giúp tôm khỏe mạnh lại bình thường nên bà con cần chú trọng ngay từ những bước đầu khi thả nuôi từ con giống, nguồn nước đến lựa chọn loại thức ăn cho tôm,…

  • Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Bà con nên mua con giống đã được xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trước khi mang giống về thả nuôi. Mua giống rõ nguồn gốc xuất sứ
  • Chuẩn bị thả nuôi phải áp dụng đúng quy trình xử lý nước, diệt khuẩn và cấy vi sinh. Bà con có thể dùng Chế phẩm sinh học EM Aqua để tạo màu nước và tạo hệ vi sinh có lợi cho tôm trước khi thả nuôi.
Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyển xử lý, gây tạo màu nước
Chế phẩm sinh học EM Aqua chuyển xử lý, gây tạo màu nước

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

  • Thả nuôi với mật độ tôm vừa phải, không quá dày tránh tình trạng nhiễm bệnh hàng loạt.
  • Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn có hại.
  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước như: Oxy hòa tan, pH , kiềm,…và các chỉ tiêu khí độc như NO2, H2S, NH3 để có biện pháp xử lý kịp thời khi có thay đổi bất thường.
  • Trong quá trình nuôi cần bồ sung thêm các khoáng chất hoặc vitamin tổng hợp hoặc vitamin C cho tôm để tăng sức đề kháng cho tôm vượt qua được những mầm bệnh tiềm ẩn. Bà con có thể lựa chọn NOVA C để bổ sung cho tôm tăng sức đề kháng.
Vitamin C bổ sung cho tôm - Nova C
Vitamin C bổ sung cho tôm – Nova C

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vitamin C bổ sung cho tôm – Nova C

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về cách giúp gan tụy tôm khỏe mạnh, hy vọng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho Quý bà con.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Lâm Hiệp


Mọi thắc mắc về “Làm sao để gan tụy tôm khỏe mạnh”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo