Lạm Dụng Kháng Sinh Nuôi Tôm Liệu Có Hiệu Quả?

Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay kháng sinh là xu hướng tất yếu hiện nay, mật độ nuôi càng lớn thì việc sử dụng kháng sinh và các hóa chất khác là điệu không thể tránh khỏi. Nhưng việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm ngày càng nhiều và đang trở thành vấn đề nhứt nhối.

Việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều sẽ gây ra tồn dư trong thực phẩm làm nguy hại đến sức khỏe đến người tiêu thụ. Hôm nay Thủy Sản Tin Cậy sẽ đưa ra những dẫn chứng xem liệu nuôi tôm có kháng sinh có hiệu quả hay không cho bà con theo dõi và so sánh.

1. Kháng sinh là gì

Kháng sinh có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng có khả năng tiêu diệt và kìm hãm sử phát triển của các vi sinh vật. Đây là một trong những nguyên nhân kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi thủy sản.

Kháng sinh có một đặc điểm quan trọng đó là khó tiêu diệt được virus. Các bệnh do virus gây ra như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng… không thể sử dụng kháng sinh để điều trị ngược lại nó còn làm mọi chuyện thêm phức tạp hơn.

Kháng sinh có hai công dụng chính :

  • Khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
  • Ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Lạm dụng kháng sinh nuôi tôm liệu có hiệu quả?
Lạm dụng kháng sinh nuôi tôm liệu có hiệu quả?

2. Cơ chế tác động của kháng sinh

  • Kháng sinh tác dụng lên các quá trình của tế bào: Kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn như các thuốc thuộc nhóm β lactamin, nhóm glycopeptide (vancomycin), nhóm polymycine (baxitracin). Ngoài ra, kháng sinh có tác dụng ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất như nhóm kháng sinh polymycine (colistin), gentamicin,
  • Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào: Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosome, kết quả là vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Bên cạnh đó, nó còn tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào (tổng hợp các axít nucleic, bao gồm cả ADN và ARN của nhân và nguyên sinh chất trong tế bào).

3. Tình trạng sử dụng kháng sinh hiện nay

Kháng sinh là dùng để trị bệnh do đó để trị bệnh nhanh bà con thường dùng bằng cách trộn với thức ăn, liều lượng trung bình khi trộn là 4-5g/ kg thức ăn. Một số kháng sinh mà bà con tại các vùng hiện nay sử dụng như cefotaxime, oxytetracyline, tetracyclin,  doxycycline, enrofloxacin và amoxicillin, trong đó  3 loại như oxytetracyline, enrofloxacin và amoxicillin được dùng rộng rãi nhất trong ao tôm.

  • Vấn để lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được đề cập từ lâu nhưng đến nay chưa có biện pháp tháo gỡ hiệu quả. Nhiều người dùng kháng sinh không rõ nguồn gốc, thành phần, tác dụng, việc lựa chọn kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hay tư vấn từ người khác. Mặt khác tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng khó khăn nên việc người nuôi sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh cho tôm nhiều hô nuôi tôm có khuynh hướng gia tăng liều sử dụng cao hơn với khuyến cáo, ít chú ý đến điều trị.
  • Sự tồn dư kháng sinh trong thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng vì chúng sẽ tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài. Điều này gây khó khan cho công tác điều trị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh, làm giảm miễn dịch cơ thể, gây ung thư hay các bệnh nghiêm trọng cho gan , thần kinh hệ tiêu háo, tim… và tình huống tệ nhất dẫn đến tử vong khi cơ thể ở hàm lượng
Kháng sinh gây hại cho người dùng
Kháng sinh gây hại cho người dùng
  • Theo cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết thì từ đầu năm 2021 cho đến nay, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm bị trả về tăng rất cao lên đến 40 lô hàng ( vào năm 2020 chỉ có 14 lô bị trả về ). Tại thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản, việc này ảnh hưởng lớn đến uy tín nghành thủy sản và gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

4. Vì sao nuôi tôm kháng sinh lại không kết thúc

  • Một số hộ nuôi tôm tại Năm Căn – Cà Mau chia sẻ: “ Khi tôm bị bệnh thì mình phải trị bằng kháng sinh, mỗi lần tôm bệnh là rầu lắm có khi thức trắng cả đêm, dùng nhiều loại kháng sinh lắm, ai chỉ dùng gì thì dùng đó. Mà biết nó hại mà không dùng là không được “.
Nuôi tôm không kháng sinh gây khó khăn cho bà con
Nuôi tôm không kháng sinh gây khó khăn cho bà con
  • Với người nuôi tôm thì việc tôm đạt sản lượng mới là vấn đề họ quan tâm hàng đầu. Mặc dù kháng sinh được phép sử dụng nhưng nếu dùng sai cách hoặc sai nồng độ, liều lượng thì tôm sẽ bị mất giá, giảm chất lượng đi hoặc khó có thể xuất khẩu.
Ảnh hưởng của nuôi tôm kháng sinh
Ảnh hưởng của nuôi tôm kháng sinh

5. Hướng đi mới nuôi tôm không dùng kháng sinh

  • Đề làm giảm việc lợi dụng kháng sinh trong nuôi tôm, giúp bà con có một mùa vụ thật thành công bà con nên có một số biện pháp để hạn chế việc sử dụng kháng sinh như:

Đảm bảo an toàn sinh học khi nuôi tôm :

  • Khử trùng dụng cụ trong ao nuôi, khử trùng nguồn nước và cải tạo lại ao, vệ sinh trước khi thả tôm, sau khi thả tôm .
  • Quản lý môi trường nước thật tốt trong suốt vụ nuôi, người ta nói “ nuôi tôm là nuôi nước” nên bà con nên có biện pháp xử lý nước thật tốt như định kì si-phông hoặc thay nước từ 10-20% ao tôm vì nuôi với mật độ dày đặc thì phân và thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao gây ra bùng phát các loại khí độc như: NH3, H2S, NO2,…làm ảnh hưởng trực tiếp đến ao nuôi.
  • Lựa chọn con giống tốt: việc lựa chọn con giống cũng góp phần tạo nên thành công trong việc nuôi tôm, bà con lựa chọn những nhà cung cấp giống uy tín chất lượng.
  • Để một phần làm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh bà con nên chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học với thành phần là những vi sinh có lợi trong ao nuôi vừa an toàn cho môi trường vưà giải quyết được các vấn đề khí độc trong ao nuôi cho bà con như: BIO – TC08 chuyên xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi, BIO – TC07 chuyên xử lý đáy ao bẩn.

Đảm bào môi trường sống tối ưu nhất cho ao tôm:

  • Sử dụng men vi sinh để xử lý các chất thải, chất thải hữu cơ trong ao nuôi, từ đó làm sạch và ổn định môi trường ao nuôi, hạn chế việc phát sinh khí độc, giảm bùn đáy ao, xử lý ô nhiễm nước và nền đáy ao. Tại các tỉnh miền Tây bà con luôn tin dùng sản phẩm EM – AQUA với công dụng hữu ích chuyện dùng để xử lý nguồn nước trong ao nuôi. Ngoài ra EM – AQUA có thề ủ tăng sinh thành EM thứ cấp sẽ giúp bà con tiết kiệm thêm chi phí được dùng trong suốt vụ nuôi tôm .
Chế phẩm sinh học EM Aqua
Chế phẩm sinh học EM Aqua

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Tăng cường đề kháng, bảo vệ đường ruột cho tôm:

  • Thay vì sử dụng kháng sinh bà con có thể sử dụng các kiểu thuốc có trong tự nhiên kết hợp với vi sinh và trộn với thức ăn giúp tăng cường đề kháng cho tôm giúp tôm khỏe hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra đường ruột của tôm, bổ sung vi sinh cho tôm bằng cách trộn chung với thức ăn giúp tăng cường đường ruột cho tôm.

Cải thiện ao nuôi qua từng vụ nuôi:

  • Qua từng vụ nuôi bà con nên xem xét mình cần bổ sung những gì hay cắt bớt những gì để tránh tiêu tốn vật chất nhưng không mang lại hiệu quả cho bà

Thủy Sản Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thật thành công!

Tác giả: Ngọc Sơn

Mọi thắc mắc về “Lạm dụng kháng sinh nuôi tôm liệu có hiệu quả?”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo