Kỹ Thuật Nuôi Cá Chạch Lấu Ở Các Mô Hình Khác Nhau

Khi nghiên cứu về kỹ thuật xử lý nước nuôi cá chạch lấu, Tin Cậy có một phát hiện thú vị đó là quy trình chuẩn bị ao nuôi và xử lý nước khá giống với xử lý nước ao tôm. Cũng có xử lý vôi, khử phèn, diệt khuẩn, gây màu nước và quản lý chất lượng nước suốt vụ. Dù quy trình có phần đơn giản hơn do cá chạch lấu dễ nuôi hơn tôm nhưng đúng là phải kỹ hơn nuôi những loài cá khác.

Ngoài ra mô hình nuôi cũng rất đa dạng, có thể nuôi trong ao đất hay ao lót bạt như nuôi tôm, hoặc bể xi măng như nuôi lươn, hoặc có thể nuôi lồng bè trên sông hoặc khu vực cửa biển.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Để làm rõ hơn những thắc mắc của quý bà con đang trăn trở về kỹ thuật xử lý nước ao nuôi cá chạch lấu đúng cách, hiệu quả, hôm nay Tin Cậy sẽ giới thiệu quy trình chi tiết và những lưu ý cần biết để duy trì được nguồn nước sạch, cá khỏe, phát triển nhanh, mau về đích để xuất bán.

Đặc điểm sống của cá chạch lấu

Là loài cá nước ngọt nhưng cá chạch lấu (hay còn gọi là cá chạch bông, chạch làn,…) có khả năng sinh trưởng và phát triển cả trong môi trường nước lợ. Về hình dạng bên ngoài,  thân cá có màu xanh đậm hoặc đen xám, xen kẽ nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Cá chạch lấu ăn tạp nên bà con có thể tận dụng nhiều loại thức ăn thừa kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để tiết kiệm chi phí, giúp cá lớn nhanh. Để làm dậy mùi thức ăn và kích cá bắt mồi thì việc trộn đạm trùn quế thuỷ phân vào thức ăn cũng rất đáng cân nhắc. Men tiêu hoá, vitamin các loại cũng không thể thiếu để giúp cá phát triển thuận lợi và khoẻ mạnh.

Thời gian nuôi trung bình từ 9 – 12 tháng là cá đạt trọng lượng 100 – 150gr/con. Nuôi hơn 1 năm cá đạt trọng lượng 150 – 250gr/con và nuôi 2 năm thì sẽ đạt trọng lượng 450 – 500gr/con.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Những yếu tố quan trọng về chất lượng nước giúp cá chạch lấu phát triển bình thường đó là nước phải sạch, có màu xanh đọt chuối, nhiệt độ phù hợp và giàu oxy hoà tan. Cụ thể: nhiệt độ dao động từ 27 – 320C, pH từ 6,5 – 8,5, độ trong từ 30 – 40cm, oxy hòa tan > 5mg/l. Nên làm một số chà bằng cách bó tre, trúc khô hoặc ống nhựa thành từng bó và thả vào ao, hoặc thả bèo để cá có nơi trú ẩn.

Mật độ 2 – 5 con/m2 là hợp lý nhất, nếu bà con muốn nuôi với mật độ cao hơn như > 10 con/m2 thì cần lắp máy sục khí hoặc quạt nước để tăng cường oxy cho cá.

Cách xử lý nước đối với các mô hình nuôi cá hiện nay

Nuôi trong ao đất

Để dễ dàng hơn trong việc nuôi, vệ sinh ao hồ và thu hoạch cá thương phẩm thì bà con nên đào ao có diện tích từ 500 – 1.000 m2. Mực nước tối ưu nhất để nuôi chạch lấu dao động từ 1,2 – 1,5m. Tức là ao có thể tích nước nằm trong khoảng 600 – 1.500m3. Nuôi trong ao nhỏ bà con dễ thay nước mới, thời gian xử lý nhanh hơn khi ao đang có vấn đề.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Ở đầu bài Tin Cậy có đề cập đến việc so sánh quy trình chuẩn bị ao có nét tương đồng với nuôi tôm. Vậy phải chuẩn bị như thế nào cho bài bản?

Đầu tiên, phải tháo cạn nước và nạo vét hết lớp bùn đáy ao. Sau khi đất đáy ao đã khô bớt nhưng đừng phơi đến khô nứt chân chim, phải còn lại nền ẩm ẩm, khi đó bà con rải vôi nóng CaO thì vôi mới bám vào đất được, liều lượng 70 – 100 kg/1.000m2.

  • Mục đích thứ nhất của việc rải vôi là để khử trùng, giảm chua, đưa pH về mức phù hợp cho nuôi cá và hạ phèn đáy ao.
  • Mục đích thứ 2 là vôi giúp tăng cường sự phân hủy các chất hữu cơ ở đáy, từ đó các chất dinh dưỡng trong ao sẽ phong phú hơn, giúp tảo có lợi phát triển tốt, duy trì được màu nước đẹp qua năm tháng.

Tiếp theo là phơi đáy ao 2 – 3 ngày rồi lấy nước vào ao qua lưới lọc để các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, ốc, cua không thể vào ao để sinh sản, cạnh tranh thức ăn với cá.

Sau khi nước ổn định thì diệt khuẩn ao bằng thuốc tím liều 2 – 3 kg/1.000m3, lắng tụ cặn bằng PAC liều 2 kg/1.000m3 nước. Khi nước đã trong thì bà con diệt khuẩn bằng BKC một lần nữa cho sạch sẽ, liều 1 lit/2.000m3 nước.

Bước cuối cùng trước khi thả cá là bà con gây màu nước bằng men EM cám gạo liều 30 –  50 lit/1.000m3, tạt vào 2 – 3 ngày liên tục. Công thức ủ EM cám gạo giúp tiết kiệm chi phí như sau:

1 lit EM Aqua + 1 lit mật rỉ đường + 150ml nước nắm đạm cao + 2 kg cám gạo + 46 lit nước sạch, ủ kín từ 5 – 7 ngày thì sử dụng được.

Tăng sinh men EM Aqua
Tăng sinh men EM Aqua

 

Bà con có ao riêng biệt để dưỡng cá nữa thì rất tốt. Khi nhập cá về cần tắm nước muối pha loãng 2 – 3% trong 10 – 15 phút để tiêu diệt kí sinh trùng và sát khuẩn. Sau đó bổ sung vitamin để cá dần hồi phục sức khoẻ. Khi nước đã ổn định rồi thì bà con sang cá qua ao nuôi, sang vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Trong quá trình nuôi, bà con cần theo dõi ao hằng ngày vào buổi sáng trong lúc cho cá ăn và đánh giá chất lượng nước. Nếu thấy cá ăn yếu, màu nước xấu, đặc biệt là khi đã nuôi được 3 – 4 tháng thì bà con nên xử lý ngay bằng cách mỗi ngày thay 30% nước ao, thay 2 – 3 ngày liên tục, sau đó kiểm tra pH, phèn, oxy, khí độc.

Video Hướng dẫn đo các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản:

Nếu vấn đề xuất hiện ở đâu thì xử lý ở đó. Nếu bà con không tự kiểm tra nước được thì đem mẫu nước đến các phòng thí nghiệm ở địa phương để xét nghiệm khuẩn, tảo toàn diện luôn nhé.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Nuôi càng dài tháng thì nước càng ô nhiễm do thức ăn thừa, phân cá,… Nếu có điều kiện thì bà con nên hút bớt bùn đáy ao, thay bớt nước, hoặc không thì dùng men vi sinh EM xử lý định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần để phân huỷ các chất cặn bã này. Men vi sinh EM Aqua do Tin Cậy cung cấp được bà con nuôi cá chạch lấu rất tin dùng, phản hồi hiệu quả tốt, tiết kiệm chi phí, nước sạch, cá lớn nhanh. Bà con tham khảo sản phẩm tại đây.

Nuôi trong bể xi măng

Bể xi măng có đặc điểm là diện tích nhỏ, có thể nuôi theo kiểu thay nước sạch nên nuôi được mật độ dày. Tuy nhiên bà con cũng chỉ nên nuôi mật độ 5 – 10 con/m2 thôi, vì thả dày quá sẽ khiến chúng cạnh trạnh thức ăn, cạnh tranh không gian sống và có thể gây ra thương tích.

Cần thiết kế các đường ống cấp và thoát nước dưới đáy bể sao cho dễ dàng thay nước, tháo nước. Phía nên cũng nên lắp mái che hoặc căng lưới lan để che nắng cho cá. Thả thêm bèo làm nơi trú ẩn cho cá nếu khu nuôi của bà con bị ánh nắng chiếu rọi thời gian dài trong ngày.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Nuôi cá trong bể xi măng thì sẽ không mất công xử lý vôi, phèn như nuôi ao đất. Bà con vệ sinh bể cho sạch, lấy nước vào, sát khuẩn bằng BKC hoặc Novadine liều lượng 1 lit/2.000m3. Tới công đoạn gây màu thì cũng dùng EM cám gạo như đã hướng dẫn ở trên. Khi nước chuyển sang màu tảo lục (màu xanh đọt chuối) thì đạt yêu cầu, lúc này bà con đã thả cá được rồi.

Nuôi trong bể lót bạt

Cách làm khung inox và trải bạt cũng không quá khó, bà con tham khảo các video trên internet để học hỏi thêm nhé. Bạt cần chọn loại có bề mặt trơn, mềm và không làm trầy xước cá. Các công đoạn sau thì tương tự như nuôi trong bể xi măng.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Nuôi trong lồng bè trên sông hồ

Nuôi trong lồng bè có ưu điểm là nước được luân chuyển liên tục, do đó sẽ không bị ứ đọng và nhanh ô nhiễm như nuôi trong ao đất. Tuy nhiên đây cũng có nhược điểm là khi cá bị bệnh thì rất khó xử lý diệt khuẩn vì hoá chất sẽ bị trôi đi hết.

Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet
Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau. Nguồn ảnh: Internet

Lưới để giăng nuôi thường là lưới mắt nhỏ nên chất thải sẽ đọng lại ở đáy, do đó bà con cần có lưới dự trữ, lý tưởng nhất là cứ 1 tháng thay đổi được một lần thì đảm bảo hơn. Vì nuôi trong lòng bè không thể dùng vi sinh EM để xử lý được nên chỉ còn cách thay thế, chà rửa lưới, cách này tốn công nhưng tiết kiệm tiền vi sinh.

Cá chạch lấu là loài dễ nuôi, ít bệnh nhưng bà con phải xử lý nước kỹ như Tin Cậy trình bày ở trên để đảm bảo môi trường thuận lợi cho cá phát triển khỏe mạnh, ít hao hụt. Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là đảm bảo môi trường nuôi sạch, bổ sung Vitamin C, kết hợp thay nước định kỳ. Tin Cậy hy vọng đã đem đến nhiều thông tin bổ ích cho quý bà con quan tâm. Chúc bà con vụ mùa thuận lợi.

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Kỹ thuật nuôi cá chạch lấu ở các mô hình khác nhau”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo