Tôm Lột Xác Dính Đuôi, Rớt Đáy – Nguyên Nhân Và Khắc Phục

Như chúng ta đã biết lột xác là hoạt động sinh lý bình thường của các loài giáp xác, để giúp chúng tăng trưởng lên một kích thước mới trọng lượng mới, phải vứt bỏ vỏ cũ, hình thành vỏ mới.

Lột xác là quá trình tích lũy đầy đủ các dưỡng chất: protein, khoáng chất, vitamin, các chất cần thiết khác,…sau đó các khoáng chất trong lớp vỏ cũ sẽ được tái sử dụng lại để hình hành lớp vỏ mới dưới biểu bì, khi lớp vỏ cũ đủ giòn, tôm sẽ bắt đầu bơm đầy nước vào cơ thể làm cơ thể to lên và làm vỡ lớp vỏ cũ ở phần đỉnh của phần thân tôm.

Tôm sẽ cong cơ thể và búng mạnh để làm bung lớp vỏ cũ ra. Quá trình này giúp kích thước và trọng lượng của tôm sẽ tăng lên, không có quá trình lột xác tôm sẽ không tăng trưởng và thất bại trong quá trình lột xác đồng nghĩa với cái chết.

Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục

Trong quá trình lột xác nếu tôm không tích lũy đầy đủ các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết dẫn đến hiện tượng tôm lột xác không hoàn toàn, lột dính chân,  dính đuôi, thậm chí tôm có thể chết rớt đáy, tỷ lệ hao hụt cao, năng xuất giảm gây nhiều thiệt hại cho bà con.

Hiểu được nổi lo của bà con về vấn đề này, Tin Cậy xin chia sẻ đến quý bà con về nguyên nhân và cách khắc phục để giúp bà con có thể hạn chế những thiệt hại và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.

Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Nguyên nhân tôm lột xác dính chân, dính đuôi, rớt đáy

  • Tôm bị nấm khi lột sẽ dính chân, dính đuôi và chết
  • Tôm thiếu dinh dưỡng, khoáng chất, sức khỏe yếu khi lột gặp điều kiện môi trường bất lợi khí độc tăng cao: H2S, NH3, NO2 làm giảm khả năng thẩm thấu, hấp thụ khoáng nên tôm không làm vỏ mới được và bị chết.
  • Do khí độc NO2, khi vừa mới lột xong tôm rất yếu, NO2 ngay lập tức bám vào mang tôm khiến tôm không hô hấp được dẫn đến chết khi chưa làm vỏ kịp.
  • Do nuôi mật độ dày, khi tôm vừa lột cơ thịt còn mềm và sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì con này đâm con kia dẫn đến chết.
  • Do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi.
  • Do thiếu oxy, trong quá trình lột tôm rất cần oxy để hô hấp, nếu lột rộ mà không đảm bảo oxy đầy đủ thì tôm rất dễ chết.
  • Tỷ lệ khoáng không hợp lý, pH và độ kiềm thấp. Thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất nhiễm phèn tiềm tàng. Sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm, thậm chí ngay cả khi đáy ao đã được xử lý cải tạo tốt từ ban đầu.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Cách khắc phục tôm lột xác dính chân, dính đuôi, rớt đáy

Tôm muốn lột xác được thì bắt buộc phải hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết,…Tôm thường lột xác vào buổi tối khoảng 22h-2h, đối với tôm thẻ thì ngày nào cũng lột vì tôm ăn đủ sức là tôm lột.

Trong gian đoạn trước, trong và sau khi lột bà con cần phải bổ sung khoáng đầy đủ, việc cung cấp khoáng đúng lúc giúp tôm lột xác được thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ cứng vỏ sau lột và giúp tôm tránh xa các mối hiểm nguy.

Để cung cấp chất khoáng cần thiết cho quá trình lột xác, phòng ngừa một số bệnh của tôm do thiếu khoáng (đục cơ, cong thân, lột dính,…), giúp tôm có thể tái tạo vỏ nhanh, cứng vỏ sau quá trình lột xác bà con có thể sử dụng khoáng Azomite, Canxi Clorua (CaCl2), Magie Clorua (MgCl2),….

Trong thành phần của khoáng Azomite là tổng hợp của 67 các nguyên tố khoáng vi lượng, đa lượng giúp tôm nhanh cứng vỏ và tăng sức đề kháng trong quá trình lột xác.

Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Liều dùng từ 1 tháng tuổi trở lên tiến hàng tạt định kỳ 7-10 ngày/lần từ 1-1.5kg Azomite/1000m3.
  • Bổ sung khoáng Azomite vào thức ăn: 5g/kg thức ăn, ngày ăn 2 lần, cho ăn liên tục 5 ngày ngưng 5 – 7 ngày. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết vụ.
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục

Cần kiểm tra tôm mỗi ngày để theo dõi quá trình lột xác và xác định thời gian cung cấp khoáng thích hợp

Bên cạnh đó bà con có thể sử dụng Anova Nova Calphos cung cấp đầy đủ các khoáng chất và các loại vitamin cần thiết cho tôm và vỏ tôm phát triển, nhờ đó giúp tôm mau lớn, mau lột xác, tôm cứng vỏ nhanh trong vòng 1 ngày sau lột xác.

Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục

Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, kiềm, hàm lượng oxy, khí độc,… nếu pH và độ kiềm thấp cần bón vôi nông nghiệp CaCO3 20 – 30 kg/10003, liên tục trong 2 – 3 ngày. Trước những cơn mưa lớn cần rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh hiện tượng pH giảm thấp đột ngột.

Trong quá trình lột xác nhu cầu oxy của tôm tăng gấp đôi nên cần tăng cường sục khí trong ao bằng quạt nước. Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 4 – 6mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm

Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục

Trong quá trình lột xác tôm rất yếu chỉ tìm chỗ kín để ẩn nấp, nên môi trường đáy ao cần phải được xử lý tốt. Vì khi lột xác tôm hay xuống đáy nếu đáy ao có nhiều khí độc tôm dễ chết và hao hụt trong giai đoạn này.

Định kỳ 3-5 ngày bà con tạt men vi sinh EM Aqua 5-10 lít thứ cấp/1000m3 giúp xử lý mùn bã hữu cơ, bùn đáy ao, tiêu hủy thức ăn thừa còn tồn đọng, ngăn chặn sự hình thành H2S cũng như các khí độc khác: NH3, NO2,…trong ao nuôi.

Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy - Nguyên nhân và cách khắc phục
Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tin Cậy có dịp được Anh Tuấn nuôi tôm ở Sóc Trăng có chia sẻ biện pháp xử lý hiệu quả khi tôm lột bị dính đuôi:

CaO 10kg + Mix 200 (khoáng nóng) + MgCl2 20kg + phân Kali 5kg + Alkaline sử dụng cho ao 1000m3, đánh 2-3 ngày vào buổi chiều mát.

Sau khi Anh đánh hỗn hợp trên tôm của Anh lột xác không còn bị dính đuôi, tôm lột xác được thuận lợi hơn và nhanh cứng vỏ sau khi lột.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho quý bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo