Mô hình VAC, viết tắt của vườn ao chuồng là một mô hình trang trại quen thuộc của các hộ nông dân .Trong đó Vườn mang ý nghĩa hoạt động trồng trọt trong vườn nhà. Ao duy trì các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong ao hồ. Chuồng là hình thức của hoạt động chăn nuôi các gia súc gia cầm như lợn, bò, gà, vịt, dê, cừu… trong các trang trại. Nên mô hình VAC rất tiện ích, đa dạng sản phẩm nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân.
Hiện nay, nền kinh tế với các sản phẩm được sản xuất thông qua hình thức trang trại được xem là xu hướng phát triển tất yếu để thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và bền vững của nông nghiệp nông thôn
Gặp gỡ khách hàng
Tin Cậy chúng tôi có dịp trò chuyện và giải đáp thắc mắc của anh Minh về vấn đề nuôi cá trong mô hình Vường – Ao – Chuồng (VAC) của anh. Anh Minh cho hay anh đang phát triển mô hình VAC tại nhà, với trồng vườn cây ăn quả và kết hợp nuôi gà cùng đào ao nuôi cá. Tuy nhiên anh đang gặp phải một số vấn đề nan giải chưa giải quyết được.
Anh có nuôi gà với số lượng lớn và thả trong vườn. Sau khi cho ăn, lượng phân gà lớn từ đàn gà thải ra gặp phải mưa trôi xuống ao. Từ đó gây chết cá rất nhiều. Anh kể lại với chúng tôi và nhờ xem chúng tôi có hướng giải quyết nào tốt cho mô hình của Anh hay không?
Qua vấn đề gặp phải của Anh Minh, hôm nay Tin Cậy cùng bà con tìm hiểu các nguyên nhân và biện pháp chăn nuôi cá tốt kết hợp trong mô hình vườn ao chuồng nói chung.
Nguyên nhân cá trong ao của anh Minh chết sau mưa
Anh Minh có kết hợp nuôi gà trong mô hình VAC của mình. Mỗi khi trời mưa lượng phân trên bờ bị rửa trôi xuống ao gây khí độc làm cá sốc và chết rải rác. Những vấn đề gặp phải khi triển khai nuôi cá trong mô hình VAC rất nhiều. Trời mưa làm rửa trôi phân xuống ao là một trong nhưng vấn đề thường gặp. Để giải đáp thắc mắc của Anh Minh cũng như quý bà con, thì các nguyên nhân dẫn đến cá chết trong mô hình VAC thường là :
- Khi trời mưa làm rửa trôi phân gà xuống ao. Trong hệ thống VAC thường cho phân động vật để bón cây hoặc cho xuống hồ làm thức ăn cho cá. Nhưng khi trời mưa lượng phân gà của anh trôi xuống ao quá nhiều.Từ đó dẫn đến một thời gian sau gây tồn dư và sinh khí độc ( cụ thể : NH3, CO2, NO2, H2S …)
- Lựa chọn loài cá nuôi không phù hợp với mô hình. Hoặc nuôi ghép nhiều loài cá không thích hợp với nhau. Phân gà rửa trôi cùng với trời mưa gây giảm pH đột ngột làm cá sốc chết
- Nước ao trong mô hình VAC thường không thay và ít cải tảo. Do đó lượng phân gà tồn đọng làm ô nhiễm nguồn nước ao nuôi cá.
- Mật độ thả nuôi cao với điều kiện nước không tốt, làm cá stress dẫn đến chết rải rác
Hướng xử lý vấn đề của anh Minh
- Xử lý phân gà để giảm bớt lượng phân trôi xuống ao bằng cách ủ lớp nền sinh học . Quý khách có thể tham khảo bài viết ủ lớp nền sinh học bằng EM ANI của Tin Cậy tại: Chế phẩm EM-Ani trong chăn nuôi gà
- Thay nước nếu có thể để giảm bớt lượng khí độc trong ao nuôi và tái tạo môi trường tốt cho cá
- Sử dụng chế phẩm sinh học EM1 để ổn định môi trường nước. Hạn chế khí độc trong ao nuôi, xử lý thức ăn dư thừa … tạo môi trường tốt cho cá.
- Xử lý lượng khí độc gây ra bởi phân gà bị rửa trôi quá nhiều xuống ao bằng các sản phẩm Tin Cậy cung cấp như : BIO TC8 – Chuyên xử lý NO2, NOVA-AQUABAC chuyên xử lý NH3, H2S hoặc BIO-TC7 DB chuyên xử lý H2S, …
- Xử dụng Zeolite để giảm lượng khí độc NH3 từ phân gà tồn đọng nhiều trong ao sinh ra


Lựa chọn con giống và cải tạo ao
Ngoài ra việc lựa chọn con giống cũng như cải tạo ao và xử lý môi trường nước trước khi nuôi cũng hết sức quan trọng trong mô hình Vườn Ao Chuồng.
- Chọn đối tượng cá nuôi: Cần chọn các loài cá nuôi thích hợp để tận dụng được nhiều chất thải của vườn, chăn nuôi. Trong hệ VAC có phân gia súc, gia cầm. Các loại cá dễ nuôi thường là cá mè trắng, cá rô phi; có rau, bèo, cỏ, lá để nuôi cá trắm cỏ. Có nhiều bùn bã hữu cơ để nuôi cá trôi ta, trôi Ấn Độ, cá mè vinh. Có chất đáy tốt để phát triển động vật đáy làm thức ăn cho cá chép.
- Thả mật độ vừa phải hoặc chọn đối tượng nuôi ghép thích hợp để cá phát triển đồng đều
- Các công tác cải tạo ao trước khi thả giống: Phát quang bờ, tát cạn và phơi ao, tẩy ao bằng vôi. Diệt tạp bằng BKC 800 và bón lót phân chuồng và phân xanh cho đáy ao.
- Lấy nước vào ngâm ao, mức nước 0,5-0,7 m. Thời gian ngâm ao 3-5 ngày (nước lấy vào ao nuôi cá đều phải lọc qua lưới ni lông hay đăng chắn). Dùng EM1 sử dụng ổn định nguồn nước ao nuôi trước khi thả cá.
Kết luận
Tuân thủ tốt các biện pháp xử lý cũng như phòng tránh bệnh cho cá trong mô hình VAC để có một mùa vụ tốt mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tin Cậy mang đến cho quý bà con một chút thông tin cũng như sản phẩm hữu ích cho thủy sản. Mong quý bà con có một mùa vụ thắng lợi, đạt năng suất cao.
Mọi thắc mắc về sản phẩm xử lý khí độc và các sản phẩm vi sinh xử lý nước trong thủy sản quý khách hàng vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: 0902 650 369 – (028) 2253 3535 – 0903 908 671
Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com
Bài viết liên quan
Công Tác Phục Hồi Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Tại Chư Sê, Gia Lai
Công Tác Phục Hồi Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Tại Chư Sê, Gia Lai Giữa [...]
Th9
Sầu Riêng Nghịch Vụ Bông Ra Lát Đát
Sầu Riêng Nghịch Vụ Bông Ra Lát Đát Vào thời điểm tháng 8 âm lịch [...]
Th9
10 Điều Cần Biết Về Vôi Trong Nông Nghiệp
10 Điều Cần Biết Về Vôi Trong Nông Nghiệp 1. Vôi là gì? Vôi là [...]
Th9
Đặc Thù Vùng Sầu Riêng Tây Nam Bộ
Đặc Thù Vùng Sầu Riêng Tây Nam Bộ Miền Tây Nam Bộ vốn là “cái [...]
Th9
Tại Sao Bón Phân Qua Lá Lại Hiệu Quả Cao?
Tại Sao Bón Phân Qua Lá Lại Hiệu Quả Cao? Cây trồng hút nước và [...]
Th9
10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Phân Kali
10 Câu Hỏi Thường Gặp Về Phân Kali 1. Phân kali là gì? Phân Kali [...]
Th9