Giải Pháp Quản Lý Ao Nuôi Cá Trong Giai Đoạn Giao Mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng kéo dài, bất chợt những cơn mưa lớn làm thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường (pH, nhiệt độ, oxy, khí độc,…). Đây là điều kiện lý tưởng cho các mầm bệnh phát sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường nước và sức khoẻ của cá, cá bị sốc dễ bị nhiễm bệnh gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Thuỷ sản Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này và đưa ra giải pháp quản lý ao nuôi như thế nào để mang lại hiệu quả và năng suất cho bà con.

giai phap quan ly ao nuoi ca trong giai doan giao mua 01

Thời điểm giao mùa ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe cá như thế nào?

  • Phân tầng nhiệt độ do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cá bị stress, giảm ăn hoặc bỏ ăn, sức đề kháng yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây hại
  • Chất lượng nước kém, môi trường nước trở nên ô nhiễm, các chỉ tiêu môi trường nước: pH, nhiệt độ, oxy,…cũng biến động do nắng mưa thất thường.
  • Gây ra hiện tượng sụp tảo trong ao, xác tảo chết phân hủy gây thiếu oxy tầng đáy, khí độc H2S, NH3, NO2,… tăng cao… làm cá nổi đầu, nếu không được xử lý kịp thời dẫn đến cá chết hàng loạt.

vali 9 chi tieu sera 26 09 2022 01 1

  • Những cơn mưa lớn bất chợt sẽ kéo theo những chất bẩn, vi khuẩn có hại,…xuống ao.
  • Mưa lớn bất chợt làm bùng phát phèn và tăng độ đục trong ao do mưa làm rửa trôi phèn từ trên bờ xuống ao hoặc bùng phát phèn từ đáy ao.
  • Cá dễ mắc các bệnh xuất huyết do Aeromonas sp., ký sinh sán lá và trùng bánh xe trên mang và da cá, bệnh thối mang mòn vây,…

giai phap quan ly ao nuoi ca trong giai doan giao mua 02

Giải pháp quản lý ao nuôi cá trong giai đoạn giao mùa

  • Thường xuyên quan sát màu nước, hoạt động của cá hàng ngày và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước: pH, nhiệt độ, O2, Fe, NH3, NO2, H2S,…để phát hiện những biểu hiện bất thường từ đó có biện phát xử lý kịp thời.
  • Khi thời tiết thay đổi điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế dư thừa gây ô nhiễm cho ao nuôi.
  • Giữ độ sâu mực nước ao nuôi 1,5-2 m để ổn định nhiệt độ môi trường nước

giai phap xu ly nhot bat trong ao nuoi tom 07

  • Tăng sức đề kháng cho cá: Trộn EM tỏi 30-50ml/kg thức ăn, để khoảng 30 phút rồi cho cá ăn. Định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung EM tỏi vào cử sáng và chiều liên tục 2 – 3 ngày ngưng, sau 7 – 10 ngày lặp lại. Nếu xác tỏi nhỏ thì có thể trộn cho cá ăn luôn, nếu xác tỏi to thì bỏ, chỉ vắt phần nước. Trị bệnh cho ăn liều gấp 2 – 3 lần thường ngày, ăn liên tục 5 – 7 ngày.

Công thức ủ EM tỏi:

1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít rượu + 1kg tỏi xay nhuyễn + 16 lít nước sạch (khuấy đều, ủ kín 10-15) à 20 lít EM tỏi

  •                                                                                                                                                                                                          Tăng cường chất dinh dưỡng: Cho cá ăn thức ăn chất lượng và đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, chất khoáng, men tiêu hóa, thuốc bổ gan giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cá tiêu hóa tốt, khỏe mạnh
  • Sau những cơn mưa lớn bất chợt tiến hành tạt 40kg zeolite bột/1000m3 giúp lắng tụ các vật chất lơ lững hỗ trợ làm sạch nước. Tạt NOVA YUCCA PLUS 500ml/5000m3 làm tơi nước, sạch nước.

giai phap quan ly ao nuoi ca trong giai doan giao mua 03

  • Nếu cá có hiện tượng nổi đầu cần xác định rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và nhanh chóng
    • Tăng cường cung cấp oxy cho ao bằng hệ thống quạt nước, hệ thống cung cấp oxy hoặc NOVA OXYGEN 1 – 1.5kg/1000m3 tăng hàm lượng oxy khi cần thiết.
    • Thay nước 30% lúc chiều mát, thay liên tục trong 3 ngày (nếu có điều kiện) hỗ trợ làm sạch nước, cung cấp oxy.
    • Đánh NOVA YUCCA PLUS 500 ml/ 3.000 – 3.500 m3nước để hấp thu nhanh khí độc, giúp cấp cứu kịp thời cá nổi đầu do khí độc NH3, NO2, H2S…

giai phap quan ly ao nuoi ca trong giai doan giao mua 04

  • Trường hợp ao nuôi bị bùng phát phèn làm ảnh hưởng đến hô hấp và gan của cá bà con cần tạt thêm vi sinh xử lý phèn BIO-TCxh 1 – 2 lít/1000m3, đánh duy trì để kiểm lượng phèn trong ao ở mức an toàn không gây hại cho cá
  • Cần theo dõi dự báo thời tiết, thường xuyên quan sát kiểm tra ao cá và cá nuôi để kịp thời phát hiện có biện pháp xử lý khi sự cố xảy ra

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi cá. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Thủy Sản Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về bài viết “Giải pháp quản lý ao nuôi cá trong giai đoạn giao mùa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo