Giải Pháp Phòng Tôm Bị Xanh Gan, Trống Ruột
Trước tình hình thời tiết thất thường, những ngày mưa nắng đột ngột như hiện nay đã tác động rất lớn đến môi trường nuôi tôm. Làm xáo trộn các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trường và phát triển của tôm.
Hiện nay nhiều hộ nuôi đang gặp tình trạng tôm xanh gan, trống ruột thường xảy ra vào những tháng đầu sau khi thả tôm, gây nhiều thiệt hại cho bà con. Như vậy, giải pháp phòng bệnh xanh gan, trống ruột như thế nào để giúp vụ nuôi thành công, về đích an toàn, cùng Thuỷ Sản Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Nguyên nhân tôm bị xanh gan, trống ruột
- Thời tiết thay đổi, mua lớn kéo dài, chệnh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, trời oi bức làm ảnh hưởng đến tôm: tôm bị stress, tôm ăn yếu, bỏ ăn, đường ruột trống
- Do vi khuẩn Vibrio xâm nhập và bám vào thành ruột tôm, làm tôm bị viêm thành ruột, tôm không ăn được thức ăn, nghiêm trọng hơn là bỏ ăn và rớt đáy
- Sai lầm của nhiều bà con khi cho rằng tháng nuôi đầu tiên tôm còn nhỏ, môi trường nước ao vẫn sạch, không ô nhiễm nhiều nên việc quản lý đáy ao, việc xi – phông đáy ao rất ít. Chất lượng nước kém, cách yếu tố môi trường bất lợi do những cơn mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến gan tôm
- Tôm ăn phải tảo độc, tảo độc tiết độc tố làm tổn thương gan ruột hoặc hàm lượng khí độc trong ao cao,…
- Cho tôm ăn quá tải, gan tôm đào thải không kịp làm tổn thương gan
Biểu hiện tôm bị xanh gan, trống ruột
Giải pháp phòng tôm bị xanh gan, trống ruột trên tôm
1. Chọn con giống
- Chọn mua con giống có ở những cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng. Tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tôm giống đã được xét nghiệm không nhiễm các mầm bệnh phổ biến như: Đốm trắng, EMS, EHP,…
- Trước khi bắt giống 3 ngày, cần thông báo với cơ sở sản xuất giống các chỉ số môi trường nước trong ao ương (pH, độ mặn) để cơ sở sản xuất thuần hóa giống phù hợp với điều kiện môi trường nuôi.
- Thả tôm post 10 – 12 ngày tuổi (hay gọi là PL10 – 12)
- Vỏ tôm sạch bóng, không bị bám bẩn, không bị dị tật như cụt râu, cong thân
- Tôm trong túi giống khi về tỷ lệ sống phải đạt gần 100%, bơi lội linh hoạt, ruột đầy, màu sắc đẹp, đôi râu khép lại, tôm bơi khỏe ngược dòng nước,…
2. Chuẩn bị nước trước khi thả giống
- Nước đầu vào xử lý 1.5 – 2kg Đồng Sunfate/1000m3 . Ngâm trong vòng 2 ngày để tiêu diệt hết giáp xác trong ao.
- Dùng CHLORINE 30kg/1000m3 đánh vào lúc 9h sáng để diệt vi khuẩn, virus có hại trong ao. Sau đó chạy quạt liên tục 1 ngày 1 đêm.
- Buổi sáng đánh vô CaCO3 100kg/1000m3 vừa giúp lắng các chất lơ lửng xuống đáy ao làm nước trong vừa giúp cung cấp một lượng khoáng Ca cho ao. Tiếp tục chạy quạt liên tục 1 ngày 1 đêm để bay hết clo, sau đó tắt quạt.
- Ngày 5 – 6 cấp nước vào ao ương. Sau đó đánh ZEOLITE khử độc tố còn tồn lại trong nước, làm mềm nước, cung cấp SiO2 tạo điều kiện cho tảo khuê phát triển..
Đồng thời đánh vi sinh EM AQUA ủ với cám gạo 40 lít/1000m3, tạt buổi sáng 9 – 10h trong 2 ngày và chạy quạt liên tục cho đến khi ao lên màu trà đẹp.
- Ngày 7 – 8 đánh YUCCA làm tơi nước đẩy bong bóng, bọt dơ lên trên. Sau đó xi – phông làm sạch đáy ao. Ao ương 100m2 cần 8 cánh quạt 70 vòng/phút để xi – phông thật sạch đáy ao
- Ngày 9 trước khi thả giống 1 -2 tiếng đánh 3 – 4kg VITAMIN C/1000m3
Để hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nước trước khi thả giống và cách thuần tôm bà con có thể tham khảo bài viết qua đường link sau: https://thuysantincay.com/quy-trinh-xu-ly-nuoc-truoc-khi-tha-tom-giong/
3. Ao ương
- Ao ương có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn 20 ngày đầu vụ nuôi. Ao ương có diện tích nhỏ dễ quản lý, chi phí đầu tư thuốc men, hoá chất thấp, hạn chế được các rủi ro do dịch bệnh, thuận lợi kiểm tra, quản lý lúc tôm còn nhỏ.
- Nên có ao ương 100 – 200m2, ương mật độ rất cao 2000 – 3000 con/m3 nhằm mục đích giúp tôm nhanh lớn, khỏe mạnh, đồng đều hơn trước khi thả ra ao nuôi
- Ao ương có diện tích nhỏ thời gian xi – phông nhanh, dễ quản lý, giúp môi trường nước ao luôn sạch, tôm ăn khoẻ, sinh trưởng phát triển tốt
4. Lưu ý trong quá trình ương tôm
- Ngày đầu thả tôm vào ao ương vẫn phải xi – phông ít nhất 2 lần/ngày, thay nước 20 – 30%. Đảm bảo môi trường nuôi luôn sạch.
- Trong ao ương mực nước khoảng 70 – 80cm nên che lưới lan để không chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm, giúp môi trường ao ương được ổn định.
- 3 ngày đầu thả giống vào ao ương ưu tiên cho tôm ăn thức ăn chất lượng cao giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, đường ruột khoẻ
- Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng nguồn gốc rõ ràng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn gây hại.
- Xi – phông ít nhất 2 lần/ngày. Định kỳ 3 – 5 ngày tạt men vi sinh EM2 (EM ủ tăng sinh từ EM Aqua) ổn định màu nước, tăng cường vi sinh có lợi, giữ môi trường nước luôn sạch
- Duy trì hàm lượng oxy cần thiết trong ao ương
- Khi trời mưa đánh vôi CaO + vôi CaCO3 + ZEOLITE + YUCCA để trung hòa nước mưa, lắng tụ các vật chất lơ lững hỗ trợ làm tơi nước, sạch nước.
Để hiểu chi tiết về giải pháp xử lý hiệu quả ao tôm khi trời mưa bà con có thể tham khảo bài viết qua đường link sau: https://tincay.com/giai-phap-xu-ly-hieu-qua-ao-tom-khi-troi-mua/
- Buổi sáng trộn men tiêu hóa vào thức ăn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột tôm. Buổi chiều bổ sung HEPATOL hoặc thảo dược bổ gan cung cấp dinh dưỡng, vitamin, giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, phòng chống teo gan tụy, giúp gan tôm khỏe mạnh vượt qua ngưỡng gây bệnh + khoáng NOVA-CALPHOS giúp tôm nhanh cứng vỏ
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con, giúp bà con có vụ mùa suôn sẻ về đích thành công. Hẹn gặp lại Quý bà con ở các bài chia sẻ tiếp theo!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về bài viết “Giải pháp phòng tôm bị xanh gan, trống ruột”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6