Giải Pháp Phòng Ngừa Bệnh Vi Bao Tử Trùng Trên Tôm
Bệnh vi bào tử trùng trên tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)gây ra. Khi tôm của bà con nhiễm bệnh vi bào tử trùng, bệnh này không gây chết tôm hàng loạt nhưng lại gây chậm lớn cho tôm do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Khó có cách nào để loại bỏ được EHB ra khỏi tôm nuôi nên biện pháp phòng ngừa chủ yếu là ngay từ đầu vụ bà con phải chặt chẽ trong khâu chuẩn bị ao và lựa chọn con giống. Cùng Tin Cậy tìm hiểu về EHB và cách phòng ngừa phòng tránh nhé.
Bệnh vi bào tử trùng
Nguyên nhân do: ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Dấu hiệu bệnh ở ao nuôi: thường thì không có dấu hiệu của bệnh, chúng ta chỉ nghi ngờ với sự chậm lớn của tôm bất thường trong ao dù vẫn cho ăn bình thường với khối lượng thức ăn mỗi ngày;
Bệnh phải được xác nhận bằng kính hiển vi hoặc phương pháp phân tử như PCR thì mới thấy rõ và xác định được EHB. Kính hiển vi có thể sử dụng để soi mẫu nhưng khó phát hiện hơn vì bào tử có kích thước rất nhỏ bé.
Biện pháp phòng ngừa vi bào tử trùng
Vì bệnh khó có thể xác định và đánh giá bằng mắt thường nên bà con cần phòng ngừa bệnh ngay từ khâu chọn giống đến lúc chuẩn bị ao nuôi và quá trình quản lý và duy trì ao nuôi tốt xuyên suốt vụ nuôi, để hạn chết triệt để mầm bệnh phát triển và bùng phát khiến tôm chậm lớn gây tốn chi phí và thiệt hại rất lớn cho bà con hộ nuôi.
Chọn con giống theo quy chuẩn sạch bệnh, có các chứng nhận sạch các bệnh gây thiệt hại trên tôm,……
Đối với ao đất:
- Loại hết bùn đáy sau vụ nuôi: bùn đáy là phần chứa tất cả các chất thải của tôm, thức ăn dư thừa phân hủy,…là lớp chứa nhiều mầm bệnh nguy cơ nhất, nên quý bà con trước khi vào vụ nuôi cần loại bỏ sạch lớp bùn đáy ao, tránh tình trạng mầm bệnh còn tồn đọng và bùng phát trong lúc nuôi.
- Sau khi loại bỏ bùn đáy ao thì phơi khô ao từ 15-20 ngày để diệt các địch hại và mầm bệnh.
- Bón CaO (Vôi) liều 600kg/1000m2 để tăng pH đáy ao lên 12 nhằm diệt hết các loại vi khuẩn, mầm bệnh trong ao.
- Phun xịt NaOH với liều 2,5kg cho 100lit nước lên đáy ao, bờ ao và các dụng cụ sử dụng trong ao nhằm diệt khuẩn hoàn toàn.
- Bà con nên có ao lắng để sử dụng, tích trữ nước và xử lý nước ao lắng đạt chuẩn rồi cấp qua ao nuôi. Tránh tình trạng lấy nước trực tiếp từ bên ngoài vào mang nhiều mầm bệnh nguy cơ
Đối với ao lót bạt:
- Bạt đã qua sử dụng cần vệ sinh chà rửa sạch sẽ trước khi sang vụ mới
- Nếu bạt đã qua sử dụng từ vụ trước, bà con cần ngầm bạt với CaO liều 600kg/1000m2 tương tư với ao đất để diệt hoàn toàn vi khuẩn trong ao.
- Tiến hành phụt xịt NaOH với liều pha 2,5kg cho 100 lít nước lên bạt ao và các dụng cụ sử dụng trong ao. Sau đó, tiến hành phun Clorine với liều tương tự để diệt hoàn toàn vi khuẩn và mầm bệnh trong ao nuôi.
- Xử lý nước trong ao lắng và ao sẵn sàng, sạch mầm bệnh và trong trước khi cho vào ao nuôi để bắt đầu vụ nuôi.
Kiểm soát mầm bệnh trong vụ nuôi
Việc kiểm tra và theo dõi tôm cũng như môi trường nước trong suốt vụ nuôi cũng không được lơ là.
Thường xuyên nhá tôm lên để theo dõi tình trạng phát triển của tôm theo ngày, xem tôm có phát triển bình thường hay không và có điều gì bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước hằng ngày, bổ sung vi sinh vào ao nuôi để xử lý các vấn đề về thức ăn dư thừa, cặn bã hữu cơ là các nguyên nhân cơ bản để mầm bệnh phát triển.
Tin Cậy khuyên dùng EM-AQUA cho ao tôm của chúng ta, với công dụng hữu ích và tiết kiệm chi phí khi bà con ủ từ men gốc sang dạng thứ cấp. Với ao từ 2000-3000m2 mỗi vụ bà con chỉ cần sử dụng từ 3-4 can EM-AQUA 20 lít.
Chú ý:
Hiện tại EHP đã phát tán hầu hết các vùng nuôi và gây bệnh cho những ao tôm có mật độ EHP cao và sức đề kháng tôm yếu. Việc điều trị EHP rất khó và nan giải vì vậy mong bà con cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa ngay từ giai đoạn khởi đầu vụ nuôi và theo sát cho tới khi thu hoạch tôm. Cảm ơn bà con đã quan tâm
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về “Giải pháp phòng ngừa bệnh vi bao tử trùng trên tôm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Bệnh Đỏ Chân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Tôm thẻ chân trắng là một loài [...]
Th1
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Viêm Loét Do Vi Khuẩn Trên Ba Ba Thịt [...]
Th1
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ
Bệnh Xuất Huyết Mùa Xuân Trên Cá Chép, Cá Trắm Cỏ Bệnh thường xuất hiện [...]
Th12
Giải Pháp Xử Lý Khí Độc NO2 Đối Với Ao Nuôi Tôm
Giải Pháp Xử Lý Khí Độc NO2 Đối Với Ao Nuôi Tôm Vấn đề xử [...]
Th12
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11