Dân gian ông cha ta từng có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, câu nói này rất hay và chính xác vì nếu bệnh đã xảy ra rồi thì hầu như sẽ rất khó điều trị, điều trị sẽ rất khó hết, tốn nhiều thời gian và công sức, tiền bạc. Còn đối với nghề nuôi thủy sản, câu nói này hoàn toàn đúng vì đối với con tôm, khi đã bệnh rồi thì sẽ rất khó xử lý, đặc biệt là những mầm bệnh do virus gây ra, ngoài  ra còn lây lan rất mạnh, còn nếu chữa trị hết đi nữa thì năng suất và chất lượng cũng sẽ giảm thấp, không còn đạt giá trị thương phẩm và giá bán sẽ thấp.

t1

Do đó, làm sao để bà con mình áp dụng tốt các giải pháp phòng bệnh tổng hợp tốt nhất để hạn chế tốt đa bệnh có thể xảy ra là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Hiểu được vấn đề này, hôm nay Tin Cậy xin chia sẻ đến quý bà con mình những giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trong nghề nuôi tôm.

Việc phòng bệnh là một loạt các công việc hỗ trợ và thực hiện xuyên suốt từ trước khi bắt đầu cải tạo ao đến khi thả giống và kéo dài đến khi thu hoạch. Đó là một quá trình bắt buộc bà con mình tuân thủ và thực hiện đúng thì mới có thể hạn chế được những bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trên tôm.

Cơ bản thì quá trình này bao gồm những công việc chính như sau:

1. Sau khi thu hoạch xong, bà con nên tuân thủ và thực hiện công việc cải tạo ao thật tốt để diệt hết mầm bệnh (nếu có của vụ trước, làm sạch đáy ao hạn chế khí độc và hạn chế các loài cá tạp, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ còn sót lại trong ao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước và môi trường sống của tôm.

t2

t3

2. Nếu có điều kiện, tốt nhất bà con nên xây dựng những ao lắng riêng biệt để xử lý tốt tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước hoàn chỉnh xong rồi mới cấp vào ao nuôi chính để đảm bảo được môi trường sống tối ưu nhất cho tôm.

  • Cải tạo đáy ao thật kỹ, diệt khuẩn trong ao và nước, diệt vật chủ trung gian, giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp cơ học và sinh học.
  • Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải lắng, lọc và được khử trùng ngăn chặn không cho cua, còng, giáp xác, chim, tiếp cận ao nuôi.
  • Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước như: pH, độ kiềm, độ mặn, nồng độ Oxy hòa tan, các chỉ tiêu khí độc như: NH3, NO2 trong ao lắng phải đạt chuẩn thì mới cấp vào ao nuôi chính.

GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

t5

3. Con giống quyết định đến 90% sự thành công của nghề nuôi tôm, do đó nên chọn con giống chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc và kiểm nghiệm là hoàn toàn sạch bệnh không mang bất cứ mầm bệnh có hại nào.

t6

4. Mật độ nuôi cũng quan trọng không kém trong việc kiểm soát dịch bệnh, mật độ phải vừa phải, không thả nuôi quá dày, để tạo được môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển và cũng hạn chế những mầm bệnh có thể lây từ cá thể này sang cá thể khác.

t7

5. Kiểm tra hằng ngày các chỉ tiêu chất lượng nước như: pH, kH, oxygen hòa tan, độ trong, độ mặn, các chỉ tiêu khí độc như NH3, H2S, NO2…để ghi nhận mỗi ngày và có các biện pháp xử lý nhanh chóng, thich hợp nếu có các biến động xảy ra.

t8

6. Trong suốt vụ nuôi định kỳ nên bổ sung chế phẩm sinh học để ổn định chất lượng môi trường nước trong ao nuôi thật tốt, đồng thời bổ sung vi sinh vật có lợi xuyên suốt để hỗ trợ xử lý các vi khuẩn mang mầm bệnh có hại trong ao, hỗ trợ xử lý khí độc và kiểm soát tảo. Chế phẩm sinh học đã được ứng dụng từ lâu và mang đến những hiệu quả tốt nhất chính là Chế phẩm vi sinh EM-Aqua.

GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

Chi tiết về sản phẩm, cách sử dụng và những hiệu quả mà sản phẩm vi sinh này mang lại, bà con có thể xem thêm tham khảo video clip sau nhé: https://www.youtube.com/watch?v=sv7rHmm-1wQ&t=460s

t10

  • pH trong ao phải giữ ổn định: không để pH biến động giữa sáng và trưa > 0,5 đơn vị, lúc này tôm dễ sốc và chết, do đó nên sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định pH.
  • Không để mật độ tảo quá dày, tảo tàn đột ngột => định kỳ diệt bớt tảo bằng chế phẩm sinh học EM-Aqua.

7. Khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nước và thời tiết: bổ sung dinh dưỡng cho tôm bằng các chất tạo kháng thể, giảm stress cho tôm bằng: Vitamin C, thức ăn bổ sung, men tiêu hóa, lợi khuẩn đường ruột…

GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

t12

8. Việc lựa chọn đúng loại thức ăn và thực hiện đúng phương thức cho ăn và quản lý thức ăn cũng là một biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh và để giúp cho hệ gan tụy của tôm và được hoàn thiện tốt, hấp thu tốt, chống chịu tốt hơn.

t13

t14

9. Oxy hòa tan là một yếu tốt rất quan trọng để tôm sinh sống và phat triển tốt, nó cũng là một yếu tố để hạn chế được những mầm bệnh và các khí độc trong ao nuôi, đây là một giải pháp phòng bệnh đơn giản nhưng có hiệu cho tôm.

GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH

10. Ngoài ra còn một số phương pháp như sau:

t18

t19

t20

Tin Cậy đã mang đến tất cả những hiểu biết của mình đến với bà con về tất cả các giải pháp phòng bệnh đồng bộ, hiệu quả trong nghề nuôi tôm. Hy vọng quý bà con sẽ thực hiện đúng và mang đến những hiệu quả tốt nhất cho bà con. Cuối vụ thu về năng suất và đạt chất lượng thật cao nhé. Thành công của bà con cũng chính là niềm vui và động lực để Tin Cậy chia sẻ thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

TIN CẬY KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON MÌNH CÓ NHỮNG VỤ NUÔI THẬT THÀNH CÔNG NHÉ!

Mọi vấn đề thắc mắc cũng như những chia sẻ góp ý, xin quý bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp. HCM

Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 2490909 307 123 – 0903 908 671

Website: https://tincay.com –  https://thuysantincay.com

Facebook: https://www.facebook.com/Tincaycorp/  – https://www.facebook.com/tincay/fb.me/webthuysan

Youtube: youtube.com/c/CtyTinCậy  – youtube.com/c/Nôngnhàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo