Ngưỡng Độ Mặn Phù Hợp Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

“Nuôi tôm là nuôi nước” việc quản lý các yếu tố môi trường nước rất quan trọng quyết định đến sư thành bại của vụ nuôi. Trong đó độ mặn cũng là một yếu tố môi trường quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và khả năng đề kháng của tôm. Nếu nồng độ muối trong nước vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm cho tôm khó sinh trưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển dẫn đến các dịch bệnh như: các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và EMS… đặc biệt là ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm nuôi. Nhiều khu vực do không kiểm soát tốt độ mặn của ao nuôi làm cho tôm nuôi chết hàng loạt, gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ. Như vậy ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu để tôm có thể tăng trưởng và phát triển tốt Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Ngường độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Ngường độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Độ mặn phù hợp nuôi tôm thẻ chân trắng

Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Độ mặn phù hợp nuôi tôm thẻ chân trắng dao động ở mức 5 – 25‰ tôm sẽ tăng trưởng nhanh, phát triển tốt hơn so với độ mặn cao.
  • Độ mặn ở ngưỡng 5 – 25‰ sẽ khiến sự trao đổi protein trong cơ thể tôm tốt hơn và khi độ mặn ở ngưỡng 5 – 25‰  thì tôm bắt buộc phải sử dụng tổng acid amin tự do để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào vì thế mà thời gian nuôi tôm ngắn và có thể nuôi được ở mật độ cao.
  • Khi độ mặn thấp hơn 5‰ thường có độ kiềm thấp 20 – 60 mgCaCO3/l, ảnh hưởng đến giá trị độ pH gây các vấn về thiếu khoáng trong ao nuôi. Trong trường hợp này cần xử lý bổ sung khoáng và nâng độ kiềm trong ao ở mức phù hợp giúp chu kỳ lột xác của tôm được tốt hơn, tôm nhanh phát triển.
  • Khi độ mặn tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển dẫn đến các dịch bệnh như: các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và EMS… đặc biệt là ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi.
  • Tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng thích nghi ở nhiều điều kiện mặn khác nhau. Do đó chúng có thể được nuôi ở cả 3 vùng nước: mặn, lợ và ngọt. Tuy nhiên, độ mặn chỉ là một trong những yếu tố môi trường cần phải kiểm soát. Để có được nguồn nước ban đầu tốt thuận lợi cho tôm phát triển ao nuôi cần được kiểm tra gồm các yếu tố: độ mặn, độ pH, độ kiềm, độ trong và hàm lượng chất hữu cơ.
  • Các yếu tố môi trường thuận lợi cho tôm phát triển:
  • Nhiệt độ nước 28 – 30 độ C
  • Độ mặn tốt nhất 10 – 15‰,
  • Độ pH từ 7.5 – 8.5
  • Độ trong 30 – 40cm
  • Màu nước: nước có màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín.
Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Cách để duy trì độ mặn ở mức ổn định

  • Nên có hệ thống ao lắng để chủ động trữ nước, đảm bảo đủ cung cấp lượng nước cho ao nuôi
  • Nước từ ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý diệt khuẩn, kiểm soát các chỉ tiêu nước.
Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Nếu độ mặn quá cao, có thể pha thêm nước ngọt vào ao để hạ độ mặn. Tuy nhiên lưu ý rằng không nên hạ quá 5‰

Cách kiểm tra độ mặn ao nuôi tôm

Dùng tỷ trọng kế: thang đo 0-55‰

Tỷ trọng kế đo độ mặn - Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Tỷ trọng kế đo độ mặn – Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tỷ trọng kế là một trong những dụng cụ đo độ mặn nhỏ gọn, đơn giản, nhẹ, tiện lợi, nhanh chóng

→Tham khảo chi tiết sản phẩm: Tỷ trọng kế đo độ mặn

Dùng bút đo độ mặn EC170: thang đo 0-70ppt

Lấy nước cho vào một cốc nhỏ, sau đó nhúng đầu đo vào trong cốc. Nhấn nút đo và chờ đọc kết quả

Bút đo độ mặn EC170 - Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Bút đo độ mặn EC170 – Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng

→Tham khảo chi tiết: Bút đo độ mặn EC170

Dùng khúc xạ kế đo độ mặn Trans RSA0100: thang đo từ 0 – 100ppt

Nhỏ 1 – 2 giọt mẫu nước cần đo lên lăng kính àĐậy tấm chắn sáng (sao cho dung dịch đầy trên lăng kính) àĐưa lên mắt ngắm à Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.

Khúc xạ kế đo độ mặn RSA0100 - Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Khúc xạ kế đo độ mặn RSA0100 – Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Khúc xạ kế đo độ mặn RSA0100

Dùng máy đo độ mặn Horiba Salt 11: thang đo 0-100ppt

Bút đo độ mặn Horiba Salt 11 - Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Bút đo độ mặn Horiba Salt 11 – Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Bút đo độ mặn Horiba Salt 11

Lấy mẫu nước cho vào cảm biến, nhấn nút đo và chờ đọc kết quả

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm cải tạo ao, xử lý nước đầu vụ nuôi trên đây sẽ giúp ích cho quý bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “Ngưỡng độ mặn phù hợp trong nuôi tôm thẻ chân trắng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo