Cung Cấp Vitamin, Khoáng Đúng Và Đủ Cho Cá Cảnh

Quý Anh Chị sành nuôi cá cảnh, kể cả nuôi chơi giải trí hay kinh doanh thì biết rất rõ tầm quan trọng của các yếu tố sau: thứ nhất: nguồn nước, thứ 2: con giống, thứ 3: thức ăn, thứ 4: thực phẩm bổ sung như chất xơ, vitamin, khoáng. Đây là các yếu tố cơ bản người chơi cần nghiên cứu để bắt đầu nuôi thành công.

Hệ sinh thái cá cảnh biển ở Thủy cung S.E.A Aquarium (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Hệ sinh thái cá cảnh biển ở Thủy cung S.E.A Aquarium (Nguồn: công ty Tin Cậy)

Thức ăn phải chứa đầy đủ các thành phần protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, khoáng đa vi lượng, vitamin mới đảm bảo đủ chất. Trong đó protein, lipid, carbohydrate hay còn gọi là đạm, béo, đường chiếm tỷ trọng lớn, còn lại vitamin và khoáng thì chỉ cần một lượng nhỏ, nhỏ nhưng không thể thiếu. Nếu Anh Chị cho cá cảnh ăn thức ăn tự nhiên đa dạng như tôm/tép, dế/gián, sâu/giun, trùn quế/trùn chỉ, cá mồi, trái cây, rau,… mỗi ngày thì sẽ đảm bảo đủ các thành phần nêu trên. Còn nếu cho ăn thức ăn công nghiệp thì sẽ thiếu thành phần vitamin, khoáng, cần phải bổ sung thêm để đảm bảo đủ chất cho cá. Thức ăn Hikari chất lượng cao có chứa Vitamin C và một số khoáng nhưng hàm lượng không đủ vì nó còn tùy thuộc vào thể tích hồ lớn nhỏ của gia đình. Vì vậy cần phải bổ sung thêm Antishock, Premix for fish, NOVA C, Calphos… mà Tin Cậy sẽ hướng dẫn dưới đây cho Anh Chị nắm rõ.

Thiếu vitamin, khoáng cũng gây bệnh cho cá

Nếu quan sát bằng mắt thường thấy cá phát triển tốt, bơi lội linh hoạt, háu ăn, thân thể lành lặn thì Anh Chị thấy yên tâm về sức khỏe của chúng. Đến khi cá có biểu hiện bệnh thì chúng ta mới bắt đầu lo lắng phải không ạ? Lúc đó chúng ta bắt đầu kiểm tra lại thức ăn, test nguồn nước, bắt cá lên kiểm tra, đem cá đi test, hỏi thăm người này người kia trong tình trạng lo lắng và bất an. Mỗi người lại chỉ 1 cách, chúng ta lại lấy chính đàn cá của mình ra làm thí nghiệm, 1 ăn 2 thua, thử nghiệm hết cách này đến cách khác, rồi dần dần tích lũy kinh nghiệm cho những đợt nuôi sau. Cơ bản là ai cũng sẽ trải qua những điều này, nhưng đối với những giống cá đắt tiền thì thử nghiệm như vầy cũng “xót” lắm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cá có dấu hiệu bệnh lý (khi sức đề kháng của cá không át được mầm bệnh, không lướt được bệnh): có thể cá đã bệnh sẵn trước khi mua về, nguồn nước ô nhiễm, oxy không đủ, bộ lọc nước yếu, thức ăn chất lượng kém, và thiếu hụt vitamin, khoáng cũng là 1 nguyên nhân Anh Chị cần nghĩ đến. 

Một hồ nuôi cá cảnh ngoài trời điển hình, nước rất sạch (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Một hồ nuôi cá cảnh ngoài trời điển hình, nước rất sạch (Nguồn: công ty Tin Cậy)

Cách bổ sung vitamin, khoáng vào thức ăn

Khoáng chia làm 2 loại: đa lượng và vi lượng. Vitamin cũng chia làm 2 loại: tan trong chất béo (A, D, E, K) và tan trong nước (B, C, H, M). Vì vậy, cách sử dụng hiệu quả gói khoáng, vitamin tổng hợp là trộn vào thức ăn, nếu tạt thẳng vào nước thì sẽ hao hụt nhiều vì nhóm tan trong nước sẽ tan mất. Nếu trộn với thức ăn viên thì tốt nhất là Anh Chị hòa với 1 ít nước (nhóm tan trong nước được bao bởi 1 lớp vi bọc nên vào nước không mất ngay), rưới hoặc phun đều lên thức ăn, để ngấm 20 phút sau đó cho cá ăn. Cùng với các loại vitamin tổng hợp thì Anh Chị có thể bổ sung thêm một chút các thức ăn tự nhiên đa dạng như mình đã đề cập ở trên cho khẩu vị mới mẻ hơn, cá cũng thích thú. Cách làm tham khảo là để nguyên nếu cá chịu ăn đồ lạ hoặc xay vài con dế, gián, sâu, giun đất, cá nhỏ,… thành dạng nhão, rồi trộn chung với thức ăn viên. Trùn quế có thể cho ăn nguyên con hoặc dùng dung dịch trùn quế thủy phân, đạm cao, mùi vị rất kích thích cá bắt mồi, chỉ cần hòa tan 1 lượng nhỏ 5ml/1kg thức ăn là đủ. Rau, trái cây thì cắt nhỏ hoặc để nguyên cho xuống hồ một lượng vừa đủ, 1 tuần 1,2 lần để tránh làm dơ nước.

Cá Koi ăn trái cây giải nhiệt (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Cá Koi ăn trái cây giải nhiệt (Nguồn: công ty Tin Cậy)

Vai trò của vitamin tan trong chất béo và nước

  • Vitamin A cần thiết để mắt cá sáng trong, cần cho sự phát triển của xương và vẩy, chống stress. Thiếu vitamin A cá dễ bị cong xương, gãy xương, mắt mờ, xuất huyết ở mắt và thân.
  • Vitamin D giúp cá hấp thụ các khoáng chất, giúp xương và vẩy phát triển bình thường. Thiếu vitamin D cá sẽ bị còi xương, xốp xương.
  • Vitamin E giúp chống lại quá trình oxy hóa, cần cho sự sinh sản bình thường của cá. Thiếu vitamin E cá sẽ thoái hóa cơ thịt, sinh sản giảm.
  • Vitamin K giữ vai trò thiết yếu giúp đông máu khi cá bị xuất huyết. Thiếu vitamin K máu sẽ không đông được, xuất huyết đến chết.
  • Vitamin nhóm B bao gồm: B1 (Thiamine), B2 (Riboflavin), B3 (Niacin), B5 (Pantothenic Acid), B6 (Pyridoxine), B12 (Cyanocobalamin). Có công dụng: phát triển hệ thống thần kinh, thị giác, duy trì hô hấp, trao đổi chất, tiêu hóa, tạo máu, đảm bảo các hoạt động sống của cá được diễn ra trơn tru. Thiếu vitamin B cá sẽ biếng ăn, chậm lớn, mắt mờ, sình bụng, bơi yếu, suy hô hấp, màu sắc mờ nhạt.
  • Vitamin C (Ascorbic acid) có công dụng làm mau lành vết thương, chống stress do môi trường, vận chuyển, phục hồi nhanh sau khi cá bệnh, cần thiết cho sự phát triển của mô tế bào và tiêu hóa thức ăn. Thiếu vitamin C cá sẽ dễ xuất huyết nội tạng, cá bị vẹo cột sống, táo bón, vết thương lâu lành, sức đề kháng yếu.
  • Vitamin H (Biotin) cần thiết để tạo thành các enzyme, chuyển hóa thức ăn, tạo sự vững chắc cho mô tế bào. Thiếu vitamin H cá sẽ lười ăn, lở loét trên da, tổn thương đại tràng.
  • Vitamin M (Folic Acid) cần thiết để tạo máu, chuyển hóa dinh dưỡng, phóng thích năng lượng, tái tạo tế bào mới. Thiếu vitamin M cá sẽ thiếu máu, vây giòn và dễ gãy, mang và vây nhợt nhạt, vận động kém, cá phát triển rất chậm.
  • Ngoài ra còn có Choline, Inositol và Taurine có vai trò quan trọng để tế bào hoạt động bình thường. Thiếu 2 vitamin này sẽ làm cá bị lở loét, xuất huyết nội tạng, phát triển chậm.

Vai trò của khoáng đa lượng, vi lượng

  • Khoáng đa lượng bao gồm: Calcium (Ca), Magnesium (Mg), Potassium (K), Phosphorus (P), Chloride (Cl), Sodium (Na), Sulfur (S).Trong đó, Ca và P rất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và vẩy cá… Mg cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, kiểm soát lượng đường và huyết áp. K giúp duy trì nhịp tim, cần thiết cho hệ thần kinh. Cl và Na giúp cân bằng thẩm thấu, ổn định độ kiềm của máu. S giúp sản xuất kháng khuẩn. Khoáng đa lượng có sẵn trong nước, tuy nhiên nước ngọt hàm lượng khoáng này không cao.
  • Khoáng vi lượng gồm nhiều loại: Manganese (Mn), Copper (Cu), Zinc (Zn), Iodine (I), Iron (Fe), Selenium (Se). Vi lượng tức là hàm lượng nhỏ, nhưng rất quan trọng, không có khoáng các phản ứng hóa học không diễn ra.

Lý thuyết dài dòng quá, chúng ta vào phần quan trọng nhé mọi người.

Các khoáng, vitamin này có trong những sản phẩm nào? Hàm lượng ra sao? Cho ăn bao nhiêu?

1. Nova-Anti Shock Fish

Nova-Anti Shock Fish gói 1kg cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Nova-Anti Shock Fish gói 1kg cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)

 

Nova-Anti Shock FishAD3EK3B1B2B3B5B6B12CBiotin (H)Folic Acid (M)InositolTaurine
Hàm lượng (g/kg)0.090.0052.713272 -> 31.70.007150.0091.264
  • Ta thấy Nova-Anti Shock Fish chứa đầy đủ các vitamin cần thiết cho cá.

Liều lượng sử dụng:

  • Giúp cá khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi: Cá hương, cá giống cho 5g/1 kg thức ăn, ngày 1 lần. Cá thịt, cá bố mẹ cho 3g/1 kg thức ăn, ngày 1 lần.
  • Bổ sung dinh dưỡng giúp cá mau hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh: Cá hương, cá giống cho 8g/1 kg thức ăn, ngày 2 lần. Cá thịt, cá bố mẹ cho 5g/1 kg thức ăn, ngày 2 lần.
  • Trong quá trình vận chuyển cá: 2,5g/100 lít nước. Hòa tan sản phẩm vào nước dùng để vận chuyển cá.

2. Nova-Premix For Fish

Nova-Premix For Fish gói 1kg cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Nova-Premix For Fish gói 1kg cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Nova-Premix For FishAD3EK3B1B2B5B6HMCholineInositolTaurine
Hàm lượng (g/kg)0.090.0042.70.250.50.41.50.40.010.1552.52
Dicalcium PhosphateFe

(FeSO4)

Cu

(CuSO4)

Zn

(ZnO)

Mn

(MnSO4)

Co

(CoSO4)

Se

(Na2SeO3)

135 -> 16518 -> 229 -> 119.9 -> 12.11.8 -> 2.20.108 -> 0.1320.09 -> 0.11
  • Ta thấy Nova-Premix For Fish chứa khá đầy đủ các vitamin và khoáng vi lượng cần thiết cho cá, tuy nhiên thành phần vitamin ít hơn Antishock Fish, không có vitamin C, B3 và B12.

Liều lượng sử dụng:

  • 10g Nova-Premix For Fish vào 1 kg thức ăn. Cho ăn liên tục đến khi thu hoạch.

3. Nova C

Nova C hộp 1kg cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Nova C hộp 1kg cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
 Nova CVitamin C
Hàm lượng (g/kg)100
  • Nova C chỉ chứa duy nhất vitamin C.

Liều lượng sử dụng:

  • Tăng sức đề kháng, chống stress: 3g/1 kg thức ăn, ngày cho ăn 1 lần. Cho ăn liên tục từ khi nuôi đến khi thu hoạch.
  • Giúp cá mau hồi phục khi mắc bệnh: 5g/1 kg thức ăn, ngày dùng 2-3 lần. Dùng liên tục 5-6 ngày

4. Nova-Calphos

Nova-Calphos chai 1 lít cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Nova-Calphos chai 1 lít cho cá cảnh (Nguồn: công ty Tin Cậy)
Nova-CalphosFe (FeSO4)Cu (CuSO4)Zn

(ZnO)

Mn (MnSO4)Co

(CoSO4)

CaMgP
Hàm lượng (g/kg)3 -> 3.20.6 – 0.72.5 -> 2.72.3 -> 2.50.15- 0.2517 -> 1811 -> 11.5100 -> 105
  • Nova-Calphos chứa đầy đủ khoáng đa lượng, vi lượng cho cá.

Liều lượng sử dụng:

  • Trộn vào thức ăn: 4-5 ml/1 kg thức ăn, mỗi tuần cho ăn 2-3 lần.
  • Tạt vào nước: 1 lít/2.000 – 3.000m3, 7-10 ngày 1 lần.

Cung cấp đủ vitamin, khoáng để đàn cá của Anh Chị khỏe mạnh, bơi lội tung tăng đa sắc màu nhé.

Tin Cậy kính chúc quý khách có một hồ cá cảnh như ý!!!

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Cung cấp Vitamin, khoáng đủ và đúng cho cá cảnh”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo