Chi Tiết Các Bộ Phận Cấu Thành Nên Tôm Thẻ Chân Trắng

Tôm thẻ, tôm sú, tôm càng đều có các bộ phận chung: Đầu, đuôi, râu, chân, dạ dày, gan tụy, tim, ruột,…Mỗi bộ phận đều có những chức năng riêng. Biết được chi tiết các bộ phận cấu thành nên tôm thẻ chân trắng, chức năng từng cơ quan sẽ rất hữu ích cho bà con, giúp bà con dễ dàng quan sát và chăm sóc tôm trong suốt vụ nuôi.

Như vậy hình dạng bên ngoài, chi tiết các bộ phận và chức năng của từng bộ phân trên tôm thẻ chân trắng như thế nào? Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Toàn bộ cơ thể của tôm được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng
Toàn bộ cơ thể của tôm được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin cứng

Hình thái bên ngoài của tôm thẻ được chia thành 2 phần: Phần đầu ngực và phần bụng.

Các bộ phận phần đầu ngực:

  • Một đôi mắt kép (mắt có dạng tổ ong)
  • Trên mắt là chuỷ tôm có nhiều gai sắc nhọn và cứng dùng để tấn công hoặc phòng thủ, giúp giữ thăng bằng khi bơi ngược
  • 2 đôi râu hay còn gọi là tuyến Anten (Anten 1, Anten 2): Có chức năng khứu giác, vị giác, xúc giác và giữ thăng bằng cho tôm
    • Một đôi râu rất dài, có thể dài gấp đôi chiều dài của thân tôm: Giúp tôm định hướng trong môi trường,
    • Một đôi râu ngắn còn lại: Giúp đánh giá mức độ phù hợp của thức ăn hoặc con mồi
  • 3 đôi chân hàm: Giữ thức ăn, đưa thức ăn vào trong miệng và bơm nước qua mang.
  • Hàm dưới có răng, nằm sâu bên trong dùng để nghiền thức ăn
  • 5 đôi chân ngực: Có chức năng giúp tôm bò trên mặt phẳng
  • Mang gần các chân hàm: Nước thường xuyên được chảy qua các mang để cung cấp oxy
  • Dạ dày: Dùng để chứa và nghiền thức ăn
  • Gan tụy: Có màu nâu vàng. Gan tụy tôm có chức năng hấp thụ và dự trữ các chất dinh dưỡng
  • Tim nằm ở phía sau gan và gần tiếp giáp với phần bụng, bơm máu, dẫn dinh dưỡng từ gan và dạ dày, dẫn oxy từ hệ hô hấp đến các bộ phận khác qua các mạch máu.

Phần bụng:

  • Có 7 đốt
    • 5 đốt đầu, mỗi đốt mang 1 cặp chân bụng
    • Đốt thứ 6 không có chân bụng
    • Đốt thứ 7 biến thành đốt đuôi (telson) kết hợp với đuôi quạt. Khi tôm bơi xuôi đuôi có chức năng là máy chèo giúp tôm di chuyển và cho phép tôm bơi ngược.
  • Đường ruột: Nằm dưới gan tụy kéo dài xuống đuôi tôm
  • Hậu môn: Nằm cuối đường ruột
Chi tiết các bộ phận cấu thành nên tôm thẻ chân trắng
Chi tiết các bộ phận cấu thành nên tôm thẻ chân trắng

Trên đây là một số thông tin giúp bà con hiểu rõ hơn về chi tiết các bộ phận, chức năng của các bộ phận trên tôm thẻ chân trắng. Từ đó bà con dễ dàng quan sát tôm, biết rõ từng bộ phận phát hiện kịp thời khi tôm gặp các vấn đề về gan tuỵ, đường ruột, mang,…có biện phát xử lý kịp thời, giúp chăm sóc tôm trong suốt vụ nuôi được dễ dàng, hạn chế thiệt hại, nâng cao tỷ lệ thành công trên từng vụ nuôi. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!


Mọi thắc mắc về “Chi tiết các bộ phận cấu thành nên tôm thẻ chân trắng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo