Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Cá Koi
Chẩn đoán và điều trị bệnh cá Koi yêu cầu người nuôi phải trang bị kiến thức khá vững về loài cá này. Cá Koi thường là giống cá rất khỏe mạnh, chúng thường không bị bệnh khi thích nghi được với môi trường trong ao, hồ. Đôi khi, cá Koi trong ao xảy ra bệnh khi rơi vào tình trạng bị ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc nấm tấn công.
Tìm hiểu về bệnh trên cá Koi
Nguyên nhân gây bệnh cho cá rất đa dạng, có thể là: nhiệt độ nước giảm đột ngột, môi trường nước bẩn, các động vật ăn thịt tấn công hoặc do lai tạo loài mới.Bất kể nguyên nhân gây bệnh là gì, một điều vẫn không thay đổi là chúng ta càng sớm phát hiện và bắt đầu điều trị bệnh thì càng có nhiều khả năng điều trị bệnh thành công.
Vậy làm thế nào để chúng ta phát hiện cá bệnh sớm nhất ? Đôi khi, các dấu hiệu để phát hiện một con cá bị bệnh rất khó nhận biết, chẳng hạn như một chúng tách biệt với đàn, hoặc có thể không ăn nhiều, bỏ ăn.
Khi chúng ta không phát hiện sớm và để quá lâu thì bệnh trở nên tồi tệ hơn, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn và có thể lan sang các con cá còn lại trong ao, hồ của chúng ta.
Nguyên nhân gây bệnh
Cá Koi là loài cá rất khỏe mạnh, sức sống cao. Trong hầu hết các nguyên nhân,thì Stress là nguyên nhân của đa số các bệnh ở cá. Căng thẳng? Đúng vậy, nhưng sự căng thẳng khiến cá bị bệnh thường là do chất lượng nước kém, nuôi mật độ quá cao hoặc do yếu tố môi trường khác.
Nếu cá Koi được nuôi trong điều kiện lý tưởng, chúng rất khó bị bệnh vì căn bản có thể chống lại các cuộc tấn công từ ký sinh trùng hoặc vi khuẩn
Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh cho cá Koi
- Stress
- Chất lượng nước kém
- Cá bệnh lây nhiễm vào ao
- Sinh sản, thoái hóa giống, cận huyết …
- Nuôi mật độ cao
- Lượng thức ăn dư thưa, chất thải của cá … tồn đọng gây ô nhiễm sinh khí độc ( NH3, NO2, CO2, H2S…)
- Ô nhiễm (thuốc trừ sâu, phân bón,… vv)
Dấu hiệu xảy ra bệnh
Một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết sớm cho thấy cá có thể bị tấn công từ ký sinh trùng, nấm hoặc vi khuẩn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường bắt đầu với một con cá tách biệt với đàn, thường nổi lơ lửng gần mặt nước. Khi con cá này bỏ ăn thì đó là một dấu hiệu chắc chắn có vấn đề xảy ra với chúng.
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh để kiểm soát bệnh và có hướng điều trị càng sớm càng tốt.Tùy thuộc vào tình hình, mà bệnh có thể lây sang nhiều hoặc tất cả cá trong ao tương đối nhanh. Vậy khi lúc chúng ta cho ăn hãy quan sát thật kỹ đàn cá Koi vì lúc đó là lúc chúng ta có thể thấy chúng rõ nhất.
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh
- Bỏ ăn
- Cá bệnh tách biệt với đàn
- Vây kẹp sát cơ thể
- Cá bơi lờ đờ
- Lờ đờ dưới đáy ao
- Nổi gần mặt nước hoặc gần thác nước
- Những vệt đỏ trong vây
- Loét (vết loét đỏ)
- Đốm trắng
- Rách vây
- Nấm trắng nổi như bông trên da cá
Một số cách nhận biết bệnh
Cách duy nhất để xác định có ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn trên cá là lấy một mẫu nhớt cá hoặc vết xước trên thân, vây cá và quan sát dưới kính hiển vi. Hầu hết mọi người nuôi không có kính hiển vi, do đó tốt nhất là quan sát kỹ cá và cố gắng để so sánh các triệu chứng của chúng với sơ đồ dưới đây:
Nếu một trong những con cá Koi của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê ở trên, thì hãy kiểm tra bảng dưới đây để tìm ra loại thuốc được khuyên dùng và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.
Bảng đầu tiên đề cập đến các triệu chứng và phương pháp điều trị ký sinh trùng, bảng thứ hai liên quan đến vi khuẩn và nấm.Đừng đợi đàn cá bệnh rồi mới tìm giải pháp mà hãy phòng ngừa ngay khi những dấu hiệu bệnh đầu tiên xuất hiện
Cách cách điều trị và thuốc điều trị khuyến cáo
Cách phòng bệnh cho cá Koi
Dĩ nhiên, nên luôn luôn cố gắng giữ cá khỏe mạnh để chống chọi lại với mầm bệnh.Vậy làm thế nào để chúng ta ngăn ngừa bệnh cho cá Koi? Quan trọng nhất là giữ môi trường nước ao của bạn tốt nhất (chất lượng nước kém làm cá căng thẳng và làm giảm hiệu quả hệ thống miễn dịch của chúng).
Duy trì chất lượng nước tốt thì cá sẽ khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch của chúng sẽ tốt và có khả năng chống lại mọi mối đe dọa bệnh tiềm ẩn.
- Chọn con giống thể trạng tốt, khỏe mạnh
- Duy trì chất lượng nước trong ao ổn định để cá luôn khỏe mạnh. Chất lượng nước kém sẽ gây ra nhiều vấn đề khiến cá bị bệnh.
- Nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh trường hợp cá quá đông gây Stress cho cá.
- Kiểm tra dịch bệnh tất cả những con cá mới cho vào hồ. Cá mới, cho dù đã được cách ly tốt như thế nào tại đâyvẫn có thể mang ký sinh trùng vào ao của bạn.
- Cho ăn vừa đủ tránh trường hợp dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước
- Thực hiện bảo trì bộ lọc, thay nước và kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, sử dụng men vi sinh cải thiện nguồn nước
Mọi thắc mắc “Chẩn đoán và điều trị bệnh cá Koi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10