Cấu Tạo Một Con Tôm Sú – Mổ Xẻ Và Phân Tích Thành Phần
Diện tích nuôi tôm tôm sú của Việt Nam năm 2022 là 622.000 ha, gấp 5 lần so với tôm thẻ chân trắng nhưng sản lượng chỉ bằng ½ do tôm thẻ được nuôi siêu thâm canh nhiều, thời gian nuôi ngắn nên thả được nhiều vụ hơn. Nhìn chung sản lượng xuất khẩu qua các năm ngày càng tăng, đây là tin vui cho bà con nuôi tôm.

Từ hình ảnh này ta có thể thấy rằng bà con mình vẫn rất ưa chuộng nuôi tôm sú. Tôm sú ra chợ và vào các nhà hàng cũng phổ biến hơn tôm thẻ. Để làm rõ hơn các bộ phận cấu tạo nên 1 con tôm sú, Tin Cậy mời bà con theo dõi bài viết sau.
Việt Nam gọi là tôm sú nhưng tên khoa học của nó là Penaeus monodon, và được nuôi trên khắp thế giới.

Ấu trùng tôm sú trước khi trở thành tôm trưởng thành thì đã trải qua 5 chu trình:
- Nauplli: 36-51 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
- Zoea:105-120 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.
- Mysis: 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
- Postlarvae:giai đoạn gần trưởng thành.
- Juvenile:giai đoạn trưởng thành.
Tôm sú trưởng thành được bao bọc bởi lớp vỏ kitin bên ngoài, tạo thành bộ xương cứng chắc bảo vệ mô cơ thịt bên trong. Các vân đen vàng liền nhau trên mặt lưng của tôm tạo nên đặc điểm nhận diện của tôm sú.
1. Hình thái bên ngoài:
a. Phần đầu – ngực:
- Chủy: cứng, có răng cưa nằm ở phần đầu tôm giống như một lưỡi kiếm, đây là vũ khí để chống lại kẻ thù. Phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng.

- Mắt và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm. Ngoài ra râu còn có nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu và ion.

- Chân hàm: 3 cặp ở gần miệng tôm, có nhiệm vụ lấy thức ăn và bơi lội.

- Chân ngực: 5 cặp trong đó có 2 cặp có kìm, làm nhiệm vụ lấy thức ăn và bò.

b. Phần bụng:
- Chân bụng: 5 cặp chân, dùng để bơi.

- Đuôi: bao gồm đốt đuôi và đuôi quạt để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp, đuôi quạt giống mái chèo đẩy tôm di chuyển.

- Bộ phận sinh dục: có thể dễ dàng quan sát từ bên ngoài. Con cái (bên trái), con đực (bên phải).
2. Cấu tạo bên trong:
- Mang tôm: là cơ quan hô hấp. Nếu nước ao nuôi bị khí độc nhiều, nhiễm khuẩn thì mang tôm sẽ bị đen. Còn nước bị nhiễm phèn sắt thì mang sẽ vàng.

- Cơ thịt tôm: giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất.

- Khối dạ dày, gan tụy: gan tốt sẽ là 1 khối màu đen, có chức năng tiêu hóa thức ăn.
- Đường ruột: nếu có đầy thức ăn thì đường ruột tôm sẽ có màu đen, kéo dài từ dạ dày xuống tới hậu môn.

Tôm sú đẹp là tôm đến khi thu hoạch vẫn giữ được nguyên vẹn các bộ phận kể trên. Tôm khỏe có lớp vỏ bóng đẹp, màu sắc sắc nét, bơi khỏe, khối gan tụy to, đen, đường ruột thẳng, đen, đầy thức ăn.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi
- Men vi sinh xử lý phèn
- Chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Tin Cậy hy vọng đã cung cấp đến bà con những thông tin thiết thực. Cảm ơn quý bà con đã và sẽ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Tin Cậy trên chặng đường hỗ trợ người nông dân nuôi trồng thủy sản nuôi trúng mùa, thu nhập cao.
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về “Cấu tạo một con tôm sú – Mổ xẻ và phân tích thành phần”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Giải Pháp Phòng Bệnh Phân Trắng Trên Tôm
Giải Pháp Phòng Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Bệnh phân trắng là loại bệnh phổ [...]
Th5
Giải Pháp Xử Lý Nước Và Điều Trị Bệnh Lở Loét Trên Cá Trê
Giải Pháp Xử Lý Nước Và Điều Trị Bệnh Lở Loét Trên Cá Trê Thời [...]
Th5
Kiểm Soát Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi – Tăng Chất Lượng Xuất Khẩu
Kiểm Soát Nước Ao Nuôi Cá Rô Phi – Tăng Chất Lượng Xuất Khẩu Mỹ [...]
Th5
Bệnh Thối Đuôi Ở Tôm Và Cách Phòng Trị
Bệnh Thối Đuôi Ở Tôm Và Cách Phòng Trị Bệnh thối đuôi ở tôm hay [...]
Th4
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức
6 Cách Chăm Sóc Cá Koi Vào Mùa Hè Oi Bức Cá Koi là loài [...]
Th3
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh
5 Lưu Ý Khi Chăm Cá Koi Mùa Lạnh Cá Koi là loài cá cảnh [...]
Th2