3 Câu Chuyện Nuôi Tôm Thành Công Ứng Dụng Chế Phẩm Vi Sinh
Nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi thủy sản trọng điểm của cả nước hiện nay. Nuôi tôm mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho bà con, có những thời điểm các chủ ao tôm được ví như tỷ phú.
Tuy nhiên trong quá trình nuôi tôm cũng gặp không ít khó khăn do thời tiết, tình hình dịch bệnh, các yếu tố môi trường,…mà gây ra những thiệt hại, bấp bênh, rủi ro và dẫn đến nhiều thất bại.
Bên cạnh những thất bại có những người đã vượt qua những khó khăn, đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình nuôi mà mang đến sự thành công như hiện nay. Sau đây là những câu chuyện nuôi tôm thành công Tin Cậy sẽ chia sẻ đến bà con.
1. Câu chuyện nuôi kết hợp giữa tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh của Anh Điền ở Gò Quao, Tỉnh Kiên Giang
Anh Điền có 7 ao nuôi có diện tích 10.000m2 – 20.000m2
Tận dụng sự tương đồng về các chỉ tiêu chất lượng nước, Anh Điền đã nuôi kết hợp giữa tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh.
Trong cùng 1 ao, Anh nuôi được 2 vụ tôm thẻ chân trắng và một vụ tôm càng xanh. Do thời gian nuôi của 1 vụ tôm thẻ chân trắng trung bình khoảng 3 tháng. Còn thời gian nuôi tôm càng xanh trung bình khoảng 6 tháng.
Mô hình nuôi kế hợp này giúp giảm thiểu đáng kể chi phí nuôi mà ngoài lợi nhuận của 2 vụ nuôi tôm thẻ, Anh gần như lời hoàn toàn từ vụ tôm càng.
Để nuôi kết hợp hai đối này, Anh thiết kế những rảnh nước sâu khoảng 50 – 70cm, ngang 2 – 3 m dưới đáy ao để tôm càng xanh có thể trú ẩn. Đồng thời để tiện cho việc thu hoạch tôm thẻ chân trắng khi có mặt của tôm càng xanh trong ao và cũng thuận lợi cho việc thu hoạch tôm càng xanh vào cuối vụ.
Trong quá trình nuôi tôm dù gặp những khó khăn, trắc trở. Nhưng bằng những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết trong quá trình nuôi đã mang đến những thành công trong mỗi vụ tôm của Anh.
Và một trong những yếu tố để mang đến sự thành công qua mô hình nuôi kết hợp này. Đó chính là việc sử dụng chế phẩm vi sinh EM1, dùng để xử lý nước đồng thời ủ tăng sinh thành EM tỏi để trộn vào thức ăn cho tôm ăn hỗ trợ tiêu hóa tốt thức ăn, tôm lớn nhanh và tăng cường sức đề kháng, phòng các bệnh đường ruột.
Bằng chứng là năng suất và chất lượng con tôm của Anh vượt trội so với những hộ nuôi khác. Rút ngắn thời gian nuôi, tôm khỏe mạnh, lớn nhanh không mắc bệnh. Sau cả một vụ nuôi Anh đều áp dụng công thức và cách sử dụng như sau.
Cách ủ tăng sinh EM1 thành EM2 để xử lý nước theo công thức:
1 lít EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 28 lít nước sạch (khuấy đều, ủ kín 5 – 7 ngày lên men) à 20 lít EM2 (EM thứ cấp).
Định kỳ 3 – 5 ngày Anh tạt 1 lần với liều lượng 5 – 10 lít EM2 (EM thứ cấp)/1000m3 hòa với nước tạt đều khắp mặt ao vào buổi sáng 9 – 10h sáng. Anh sử dụng đều đặn từ đầu vụ đến cuối vụ. Chế phẩm vi sinh EM1 giúp ổn định màu nước, xử lý tốt các chất hữu cơ, thức ăn thừa, kiểm soát hạn chế việc phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S, tăng cường vi sinh có lợi cho ao giúp Anh tiết kiệm nhiều chi phí trong xử lý chất lượng nước.
Cách ủ EM1 thành EM tỏi để trộn vào thức ăn:
Anh tiến hành ủ tăng sinh EM1 thành dạng EM5 theo công thức sau
1 lít EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít rượu + 6 lít nước sạch (khuấy đều, ủ kín 3 – 5 ngày lên men) à 10 lít EM5
Anh tiếp tục dung EM5 ủ thành EM tỏi theo công thức sau:
1 lít EM5 + 1 kg tỏi xay nhuyễn + 8 lít nước sạch (ủ kín 24h) à 10 lít EM tỏi
2. Câu chuyện nuôi tôm thẻ chân trắng của Anh Phết ở Gành Hào – Bạc Liêu
Với vốn đầu tư vỏn vẹn chỉ gần 1 tỷ đồng cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng của Anh. Với diện tích ao khoảng 1.500m3, ao sâu khoảng 1,4m, ao của Anh lót bạt bờ và bạt đáy toàn bộ ao nuôi.
Ao được xây dựng đúng tiêu chuẩn, bao gồm ao lắng cũng được lót bạt đáy và bạt bờ, ao lắng được xử lý sao cho các chỉ tiêu chất lượng nước đạt tốt nhất, sau đó mới cấp vào ao nuôi chính.
Anh đầu tư hệ thống quạt nước và hệ thống oxy đáy rất nhiều để đảm bảo đầy đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Hệ thống siphong đáy hút các chất thải, thức ăn thừa được đưa ra ngoài kịp thời. Tránh hàm lượng khí độc và các mầm bệnh gây hại cho tôm.
Anh chia sẻ, Anh tạt men hàng ngày với liều lượng loãng hơn để cho môi trường nước luôn ở mức tốt nhất. Anh không đợi đến lúc sử dụng máy hoặc dùng test đo kiểm tra khi nào phát hiện quá ngưỡng rồi mới tiến hành xử lý. Khi đó gần như đã xuất hiện mầm bệnh cũng như khí độc trong môi trường nuôi. Đó là một trong những yếu tốt giúp Anh thành công trong nhiều năm qua.
Anh chia sẻ cách ủ EM thứ cấp từ EM1:
1 lít EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 10g muối + 2kg cám gạo + 46 lít nước sạch (khuấy đều, ủ kín 5 – 7 ngày) à 50 lít EM thứ cấp
Tạt xử lý nước trong suốt quá trình nuôi. Ngày nào Anh cũng tạt với liều lượng nhiều hay ít tùy vào điều kiện ao nuôi và thời điểm sinh trưởng của tôm.
Ngoài ra khi mật độ tảo trong ao phát triển dày đặc Anh dùng men vi sinh EM1 để cắt tảo, kiểm soát tảo đánh liên tục 3 – 4 đêm vào lúc 7 – 8h tối với liều lượng gấp 2-3 lần thường ngày, màu nước sẽ trở về màu trà đẹp, ổn định màu trở lại.
3. Câu chuyện mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp với cá trắm của Anh Doanh ở Giao Thủy – Nam Định.
Ao nuôi của Anh có diện tích 5.000m3. Anh thả 10 vạn tôm post/vụ, khoảng 10 ngày sau thả thêm 1000 con cá giống trắm cỏ và trắm đen, cá giống có trọng lượng khoảng 500g nuôi khoảng 1 năm là thu hoạch cá đạt kích cỡ 5-6kg/con, đạt sản lượng gần 6 tấn cá. Cá trắm cỏ có giá 53.000đ/kg, cá trắm đen 64.000đ/kg.
Một năm Anh nuôi kết hợp với cả trắm thả xen canh 3 vụ tôm thẻ. Tôm nuôi khoảng 50 – 60 ngày về size 100 con/kg Anh tiến hành thu tỉa từ từ đến hết tôm. Mỗi vụ tôm Anh thu hoạch đạt sản lượng gần khoảng 1 tấn tôm. Anh cho biết những thời điểm tôm được giá cao, size 100 con/kg lái thu mua với giá 100.000đ – 110.000đ/kg. Với mô hình nuôi kết hợp này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình Anh.
Mô hình nuôi kết hợp với cá trắm khoảng 1 năm mới thu hoạch cá, nên sau mỗi vụ thu hoạch tôm Anh không tiến hành cải tạo lại ao nuôi như các mô hình nuôi tôm khác mà giữ lại nước tiến hành nuôi vụ tiếp theo. Vụ 2 Anh thay bớt lượng nước trong ao và cấp thêm một phần nước mới vào dùng vi sinh xử lý đáy, xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa trong ao.
Sau đó Anh tiến hành thả giống tôm nuôi cho vụ 2. Anh cho biết vụ 2, vụ 3 phải đánh vi sinh liều cao hơn để xử lý tốt phần chất hữu cơ, thức ăn thừa, xử lý tốt đáy ao do tồn dư của vụ nuôi trước đó.
Để đạt được thành công qua mô hình trên, Anh Doanh chia sẻ một trong những yếu tố đó chính là sử dụng các dòng men chế phẩm vi sinh EM Aqua, men vi sinh xử lý khí độc NH3 BIO-PRO, men vi sinh xử lý khí độc NO2 BIO-TCxh, men vi sinh xử lý đáy ao POND-PROnew, men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản,.v.v…..
Cách sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua để gây màu nước, giữ màu nước sạch đẹp, ổn định chất lượng nước, giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa
- Gây màu nước (màu trà – tảo khuê), tạo nguồn thức ăn tự nhiên:
- 1 lít EM Aqua gốc + 1 lít mật rỉ + 10g muối (hoặc 100ml nước mắm) + 2kg cám gạo+ thêm nước đủ 50 lít (ủ 5-7 ngày) à 50 lít EM thứ cấp.
- Tạt 10 – 20 lít thứ cấp/1.000m3, chạy quạt, tạt buổi sáng liên tục 2-3 ngày đến khi màu đẹp.
- Xử lý nước:
- 1 lít EM Aqua gốc + 1 lít mật rỉ đường + 150ml nước mắm + thêm nước đủ 30 lít —> ủ kín trong 5-7 ngày.
- Tạt 5 – 10 lít thứ cấp (EM2)/1.000m3, định kỳ 5 ngày/lần vào lúc 9 – 10 sáng. Vào giai đoạn 2 trở về sau, tôm nuôi sau 30 ngày: Tăng liều lượng sử dụng và định kỳ 2 – 3 ngày/lần.
Định kỳ 7 ngày Anh Doanh đánh men vi sinh xử lý khí độc + xử lý đáy một lần. Nếu tuần này Anh đánh men vi sinh xử lý khí độc NH3 và men xử lý đáy thì tuần sau Anh đánh men vi sinh xử lý khí độc NO2 và men xử lý đáy. Đánh men các loại men xử lý khí độc xen kẻ với nhau.
Anh Doanh chia sẻ: Nhờ sử dụng các sản phẩm chế phẩm vi sinh mà ao nuôi của Anh màu nước luôn sạch đẹp, khí độc trong ao nuôi luôn được kiểm soát, tôm cá ít bệnh, phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh.
Trên đây những câu chuyện có thật về sự thành công trong quá trình nuôi tôm mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế. Một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công đó là ứng dụng chế phẩm vi sinh trong suốt quá trình nuôi.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “3 Câu chuyện nuôi tôm thành công ứng dụng chế phẩm vi sinh”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10