Cách Phát Hiện Khí Độc H2S Trong Ao Nuôi Và Biện Pháp Khắc Phục
Ở Việt Nam, ngành nuôi trồng thủy sản đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tình hình nuôi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do như: tình hình thời tiết, dịch bệnh, trình độ quản lý của người nuôi,…
Trong tất cả những khó khăn đó, vấn đề khí độc trong ao nuôi cần được quan tâm. Các khí độc như: NH3, NO2,..thì H2S là khí độc đặc biệt nguy hiểm đối với động vật thủy sản. Vậy làm sao để phát hiện khí độc H2S trong ao nuôi và biện pháp khắc phục hiệu quả?
Giới thiệu:
Khí H2S tích tụ dưới nền đáy các thủy vực chủ yếu là do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hay quá trình phản Sulfate hóa với sự tham gia của các vi khuẩn yếm khí.
- Trường hợp thứ nhất thường hay gặp ở hầu hết các thủy vực.
- Trường hợp thứ hai thường gặp ở thủy vực nước lợ, mặn như biển và đại dương, nơi có nhiều ion SO42- trong nước. H2S được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao và trong thủy vực có nhiều hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh.
Hydrogen Sulfide sinh ra ở lớp đất trầm tích chủ yếu là do các vi sinh vật khử Sulfate, có thể khuếch tán vào lớp nước mặt bên trên và trong cột nước.
Lưu huỳnh là một nguyên tố thiết yếu cho thực vật, động vật và vi khuẩn, có ở các vùng nước tự nhiên và nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, chủ yếu ở dạng ion Sunfate.
Ở các khu vực ẩm ướt, nồng độ Sunfate trong nước thường là 5-50 mg/L, nhưng trong vùng khô hạn, nồng độ thường vượt quá 100 mg/L. Nước biển chứa trung bình 2.700 mg/L Sulfate. Dù hiếm khi sử dụng Sulfate cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản đặc biệt để tăng nồng độ môi trường xung quanh, nhưng nó có trong thức ăn và một số cách cải thiện chất lượng nước.
pH có liên quan đến sự tồn tại của các dạng Sulfide (H2S, HS–, S2-), dạng tự do (H2S) thì rất độc đối với cá nhưng phân ly thành các ion (HS–, S2-) thì chúng không độc, do đó tỷ lệ giữa dạng ion và dạng tự do được chú ý trong nuôi trồng thủy sản.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
1. H2S là gì?
Khí H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối, được hình thành từ quá trình phân hủy chất thải lắng tụ, mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí. Sau đó, khí độc này sẽ kết hợp với Hemoglobin và ngăn cản vận chuyển oxy trong máu, khiến tôm không có đủ lượng Oxy cần thiết và chết.
Quá trình phân hủy xảy ra 2 trường hợp:
- Một là, phân giải trong điều kiện kỵ khí nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra H2S, nằm ở phí dưới lớp bùn đáy và có màu đen.
- Hai là, phân giải trong điều kiện hiếu khí xảy ra các phản ứng oxy hóa ở bề mặt lớp bùn đáy nên lớp bùn này có màu sáng, hạn chế khí độc thoát ra ngoài môi trường nước.
H2S chỉ ở nồng độ 0,02ppm là độc với tôm và nhiều động vật thủy sinh khác. Đấy cũng là nồng độ thấp nhất mà người nuôi đã ngửi thấy mùi H2. Trong khí đó NH3, NO2 chỉ gây độc khi ở nồng độ cao hơn 100 và 1000 lần. H2S hiện diện khi có vật chất hữu cơ và nước ao thiếu Oxy. H2S gây thiệt hại cho người nuôi cá, nuôi tôm nhiều hơn các tác nhân khác gây ra.
H2S gây độc khi nhiệt độ thấp, pH thấp và Oxy thấp. Do vậy, ban đêm H2S tăng cao gây độc cho động vật thủy sản. Khi có các điều kiện bất lợi khác như mưa nhiều, gió mạnh, thiếu sục khí, khi lột xác và sinh vật phù du tàn thì sáng hôm sau người nuôi sẽ thấy tỷ lệ động vật thủy sản chết cao.
2. Nguyên nhân khí độc H2S trong ao nuôi:
Ở những ao nuôi cũ, ao ở vùng ngập mặn có nhiều xác cây sú vẹt, ao lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao hòa vào nước làm tiêu tốn Oxy và xuất hiện nhiều khí độc trong ao nuôi.
Mưa cũng làm cho khí độc có điều kiện tiếp xúc với động vật thủy sản chẳng hạn:
- Tiếng động của mưa làm cho động vật thủy sản tập trung xuống đáy ao, nơi mà chất thải và khí độc tiếp xúc trực tiếp với động vật thủy sản.
- Nhiệt độ thấp do trời mưa làm động vật thủy sản di chuyển đến khu vực chất thải vì nước ở khu vực có chất thải sẽ ấm hơn và động vật thủy sản bị ảnh hưởng bởi khí độc H2S.
- Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không có ánh sáng để quang hợp, quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho Oxy hòa tan trong ao giảm xuống thấp, khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm cho động vật yếu dễ mắc bệnh.
- Mưa cũng làm tăng axit trong nước, từ đó giảm pH tăng tính độc của H2S sẽ nguy hiểm hơn cho động vật thủy sản. Khi pH = 5 thì H2S sẽ cực độc và khi pH = 10 thì H2S không độc.
- Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng, tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới, điều này làm cản trở Oxy hòa tan xuống tầng nước phía dưới, làm động vật thủy sản stress và tăng tính độc của H2S.
- Mưa kèm theo gió làm xuất hiện sóng trên mặt nước, điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí H2S sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.
3. Tác hại của khí độc H2S:
H2S tồn tại trong nước sẽ gây ngạt, dễ làm thủy sản bị stress. Nên dễ phát sinh mầm bệnh và lây lan nhanh. Dẫn đến thủy sản chậm phát triển hay chết hàng loạt. Nồng độ Hydrogen Sulfide thích hợp chi cá nước ngọt là từ 2 µg/L trở xuống. Ngưỡng H2S cho nước nuôi tôm là 0,05 mg/l.
4. Cách phát hiện khí độc H2S:
- Kiểm tra H2S bằng cách cấy mẫu bùn đáy tại hố bùn: mẫu bùn đáy lấy ở độ sâu 2 – 5cm và cấy trên đĩa TCBS. Vibrio thông thường cho khuẩn lạc màu xanh lá hoặc vàng trong khi vi khuẩn khử Sulfate cho khuẩn lạc có màu đen. Nếu nhìn thấy khuẩn lạc đen trên đĩa cấy có nghĩa là H2S đang được tạo ra.
- Có thể dựa vào đo hàm lượng Sulfite (bằng test KIT hoặc trong phòng thí nghiệm) trong nước và tính ra lượng H2. Sau khi đo Sulfite, dựa vào các giá trị pH và nhiệt độ khác nhau được cung cấp trong bảng phía dưới để ước tính nồng độ H2S trong nước:
Ví dụ, giả sử pH = 7,5 và ở 260C trong nước ngọt có nồng độ sulfide là 0,5 mg/L. Số nhân ở điều kiện này là 0,268. Nhân số nhân này với nồng độ sulfide 0,5 mg/L sẽ biết được nồng độ H2S = 0,119 mg/L. Trong nước biển có cùng nhiệt độ và pH, nồng độ sẽ thấp hơn 0,9.
5. Biện pháp khắc phục:
Biện pháp tránh tích lũy nhiều khí độc H2S:
Để tránh sự hình thành nhiều khí H2S gây độc cho các ao nuôi cần hạn chế sự tích lũy hữu cơ ở đáy ao và tình trạng yếm khí:
- Cải tạo ao tốt đầu vụ nuôi
- Quản lý tốt thức ăn và hạn chế thức ăn thừa.
- Khi sử dụng phân bón, nhất là phân hữu cơ nên hóa thành dung dịch tưới khắp mặt ao. Lá dầm (phân xanh) trong ao phải được giữ ở tầng mặt và thường xuyên đảo trộn để chúng phân hủy nhanh.
- Ao phải thoáng để làm tăng oxy hòa tan của nước nhằm tránh hiện tượng yếm khí.
Các ao nuôi thâm canh nên có sục khí để làm H2S thoát ra không khí nhanh hơn:
- Chú ý khí H2S có thoát ra do mò thăm tôm hoặc thu tỉa, tác động vào nền đáy ao,…Do đó, khi có bất kỳ tác động nào đến nền đáy nên tăng cường sử dụng quạt để đảm bảo thông thoáng nhằm giúp khí H2S thoát ra ngoài nhanh hơn.
- Duy trì Oxy hòa tan ở đáy ao cao hơn 3ppm có thể giúp ngăn cản việc sinh ra H2
- Không nên nuôi ở vùng đất xốp, đáy cát và khu vực xì phèn nặng.
- Khu vực miền Tây cần lưu ý đáy ao phần lớn nằm trong vùng xì phèn, người nuôi cần xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2.
- Giữ pH trong khoảng 7,8 – 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4.
- Người nuôi nên cẩn thận và phải có hành động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và các biến động về thời tiết.
Xử lý ao khi phát hiện khí độc H2S:
- Ngay lập tức cắt giảm 30 – 40% thức ăn, ít nhất trong 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường.
- Tăng cường ôxy hòa tan bằng cách tăng quạt nước, tuy nhiên phải chú ý tránh sục bùn đáy ao lên khi lắp thêm quạt mới.
- Thay nước, bổ sung vi sinh xử lý các chất hữu cơ.
- Tạt vôi và tạt khoáng để nâng kiềm (> 100) và pH (7,8 – 8,3).
- Sử dụng vi sinh có chứa dòng vi khuẩn Paracoccus pantotrophus tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm sinh học EM1 (Em gốc) dùng cho thủy sản
- Chế phẩm xử ký khí độc H2S Rhodo Power
- Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Có hành động kịp thời khi mưa lớn:
- Trước khi mưa nên nhanh chóng rải vôi trên bờ ao, lượng vôi phải phủ kín mặt bờ. Có thể rải thêm Oxy viên vào hố bùn.
- Khi mưa lớn, các chỉ tiêu nước như: pH, nhiệt độ, oxy hòa tan giảm, làm gia tăng nguy cơ xuất hiện H2S trong ao. Thêm nữa, khoáng và độ kiềm giảm cũng làm giảm khả năng chống chịu của tôm đối với H2S. Mưa lớn cũng gây ra tiếng động, làm tôm căng thẳng và tôm có xu hướng tập trung dưới nền đáy ao hoặc gần hố bùn làm tăng cả năng ngộ độc H2S. Khi này, cần nhanh chóng xử lý như sau:
- Dừng cho ăn ngay lập tức và có thể tiếp tục dừng cho ăn vài ngày sau khi hết mưa.
- Kiểm tra pH 30 – 45 phút/lần và đánh vôi để ổn định pH ở mức thích hợp.
- Chạy quạt nước liên tục.
- Nếu có cống thoát nước mặt thì nên thoát bớt nước mưa.
- Xử lý khi tảo tàn
Cách thức xử lý tảo tàn:
Khi tảo tàn, pH sẽ giảm đột ngột và chất hữu cơ lơ lững trong nước tăng nhanh kết quả là làm giảm oxy trong nước, tăng mật độ hại khuẩn và tăng hàm lượng các loại khí độc. Khi này, người nuôi cần lập tức xử lý:
- Giảm 50 – 60% thức ăn
- Xử lý vôi để ổn định pH và lắng tụ bớt xác tảo chết. Xử lý oxy viên xuống đáy ao. Cũng có thể xử lý CaCl2 liên tục trong vài ngày nhằm tăng sức chống chịu trên mang tôm.
- Chạy quạt liên tục nhằm gom tụ xác tảo vào giữa ao. Nếu có thể thì nhanh chóng si-phông đáy.
- Xử lý vi sinh.
Hy vọng là thông qua những thông tin trên đây, sẽ giúp quý khách có được những biện pháp tốt nhất để xử lý khí độc H2S cho ao nuôi của mình.
Mọi thắc mắc về “Cách phát hiện khí độc H2S trong ao nuôi và biện pháp khắc phục”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10