Cách Giảm Khí Độc H2S Trong Ao Nuôi

H2S (Hydro sulfide) là khí độc nguy hiểm nhất trong ao, có thể gây chết tôm ở bất cứ thời điểm nào. Do vậy, việc khống chế loại khí độc này phải được thực hiện tốt trong cả vụ nuôi.

Khí độc H2S phát sinh ao nuôi
Khí độc H2S phát sinh ao nuôi
  • Khí H2S được hình thành từ quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có ôxy).
  • H2S sẽ kết hợp với Hemoglobin ngăn cản việc vận chuyển ôxy trong máu, khiến tôm không có đủ lượng ôxy cần thiết.

Tác hại của H2S

Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy ôxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.

  • Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.
  • Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt.
Đối tượngMức an toàn (ppm)Nguồn
Tôm sú0,0330Chen, 1985
Tôm thẻ post0,0087Quy định Liên bang/Số 75, 2010
Tôm thẻ nhỏ0,0185Quy định Liên bang/Số 75, 2010

Khí độc H2S thường là nguyên nhân chính gây tôm chết khi môi trường nuôi biến động bất thường như sau trận mưa lớn, tảo tàn, nhất là khi thu tỉa, hút bùn (si-phông) làm khuếch tán khí độc H2S đáy ao

Các triệu chứng tôm bị ảnh hưởng bởi độc tính H2S

Triệu chứngGây ra bởi H2S
Hội chứng mềm vỏ, màu sắc bất thường ở mang và thân tôm Tiếp xúc với lượng nhỏ khí độc H2S trong thời gian dài dẫn đến stress và giảm ăn
Đen miệng, đen mang Tiếp xúc với H2S khi tôm tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao
Chết sau khi lột vỏ Khi tôm lột vỏ, chúng cần nhiều ôxy và tập trung gần khu vực bùn đáy. Nếu H2S cao thì khi lột vỏ tôm sẽ chết
Tôm giảm ăn vào cử sáng Vào buổi sáng, pH nước và ôxy hòa tan thấp nhất, hàm lượng H2S cao ảnh hưởng đến việc bắt mồi
Hội chứng phân trắng H2S là một trong những nguyên nhân gây hội chứng phân trắng.

 H2S phá hủy mô mềm trong ruột, khiến tôm phải giải phóng chất béo và chất nhầy để làm dịu đi các tổn thương

 Sập tảo đột ngột H2tạo điều kiện giải phóng phosphate tự do trong nước, kết quả tảo sập trong vòng 2 – 3 ngày
 Ammonia (NH3) và Nitrit(NO2) cao
 H2S giết chết vi khuẩn có lợi nitrit hóa (Nitrosomonas và Nitrobacteria)
 Tôm nhảy dựng Nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp làm cho H2S bùng phát mạnh khiến tôm nổi đầu và búng lên mặt nước. Tỉ lệ hao 5 -15% có ao lên đến 50%

→ Vì vậy, việc xác định nồng độ H2S trong nước là rất quan trọng cho sự phát triển của thủy sản, chúng ta phải có biện pháp kiểm tra, ngăn ngừa, xử lí H2S trong ao nuôi.

Công ty Tin Cậy có cung cấp và phân phối Kit thử nhanh Sunphua Hydro H2S. Sử dụng Test Kit H2S để thử nhanh Sunphua hydro là một trong những phương pháp đơn giản, dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng.

Kit thử nhanh Sunphua Hydro (H2S)
Kit thử nhanh Sunphua Hydro (H2S)

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Lưu ý:

Bà con nên thường xuyên đo kiểm tra ao nuôi, khi thấy mức khí độc (H2S, NH4/ NH3, NO2,…)  ở ngưỡng cao, bà con giảm cho ăn một phần. Đồng thời kiểm soát lượng oxy hòa tan ở ngưỡng tối ưu để giúp vi sinh vật có đủ oxy để sinh trưởng và chuyển hóa chất hữu cơ và khí độc

  1. Trong trường hợp sử dụng liều dự phòng: sử dụng EM Aqua thứ cấp 2-3 ngày 1 lần + với Men xử lý đáy (dạng bột) 100g/1000m3 nước là đủ
  2. Trong trường hợp H2S cao: sử dụng EM thứ cấp với + (100g Men xử lý khí độc NH4/NH3 (bột – Quang dưỡng- vi sinh quang hợp)/ 100m3 nước+ với Men xử lý đáy dạng bột 100g/1000m3 = tăng sinh chung 3h rồi tạt). Khi nào giảm H2S thì chuyển sang dùng theo bước số 1.
Mô hình nuôi tôm hiện đại, sử dụng EM-AQUA và các chế phẩm sinh học xử lý khí độc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi tôm hiện đại, sử dụng EM-AQUA và các chế phẩm sinh học xử lý khí độc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mọi thắc mắc về “Cách giảm khí độc H2S trong ao nuôi”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo