Cách Diệt Rêu, Tảo Cho Hồ Cá Koi Ngoài Trời

Lên ý tưởng thiết kế cho 1 hồ cá nhỏ hay hòn non bộ ở góc sân, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đón cá về, tự tay cho cá ăn, ngắm cá bơi lội để thư giản có lẽ giờ đây đã trở thành 1 thú vui tao nhã và phổ biến hơn trước của nhiều người thành thị. Điều này rất hợp lý khi con người hiện đại ngày nay luôn mong muốn được tận hưởng 1 chút sự hoà mình vào thiên nhiên.

Có nhiều loại cá có thể nuôi nhưng so sánh về màu sắc đẹp và đa dạng thì không loài nào bì được cá Koi. Chỉ cần nhìn thấy 1 hồ cá Koi mini bé bé thôi là sự thích thú đã trào lên trong mắt.

Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời
Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời

Tuy nhiên chăm sóc Koi hồ ngoài trời không hề đơn giản, nhất là nơi có ánh nắng thường xuyên rọi xuống thì rong rêu rất dễ hình thành và làm xấu đi mỹ quan. Xử lý nước như thế nào để hạn chế rêu mọc, nước sạch trong, mời quý độc giả theo chân Tin Cậy tìm hiểu nhé.

Rêu, tảo là gì?

Các bể xi măng khi mới xây xong, chưa thả cá, thì hầu như nước rất sạch. Nhưng khi đã thả cá vào rồi, cho cá ăn, cộng với mặt trời chiếu rọi một thời gian thì bạn sẽ nhận thấy rêu hình thành, nhất là nơi có thác nước, hốc đá, các tượng trang trí thường xuyên ngập trong nước.

Các mảng rêu có mày xanh lá phát triển dần dần, mảng bám của nó ngày càng rộng ra, lúc này bạn sẽ thấy nó trôi trôi theo dòng nước, có cảm giác chúng rất nhờn và trơn, làm cho nước hồ có 1 màu xanh dơ bẩn, nhếch nhác.

 

Tảo là vi khuẩn lam, chúng phân tán trong nước, và khi phát triển quá mức sẽ làm nước có màu xanh đậm. Khi rêu, tảo xanh dày lên thì sẽ bị già đi, chết đi, nó sinh ra khí độc và tạo nên những bong bóng khí.

 

Nếu không được xử lý nhanh chóng thì dòng chảy của nước sẽ chậm lại, nước có mùi hôi tanh, cá sẽ khó sống do nước dơ, khí độc, oxy hoà tan thấp, mất cân bằng pH, nước xanh lè không thấy cá, rong rêu bám đầy mình cá không cho cá bơi lội tự do và cá sẽ bị hại khuẩn tấn công.

Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời
Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời

Nguyên nhân hình thành rêu, tảo

1. Hệ thống lọc chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

Khác những loài cá nuôi khác, nước hồ cá Koi phải thật trong sạch thì mới thấy được màu sắc đẹp đẽ cũng như những dáng bơi đẹp của cá. Do vậy, hệ thống lọc phải được đầu tư tốt (theo kinh tế của mình), nhất là với bể ngoài trời. Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống lọc gồm 3 ngăn hoặc 4 ngăn có cấu trúc cơ bản như sau:

Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời
Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời. Nguồn ảnh: Internet
  • Ngăn 1: ống hút mặt và hút đáy sẽ tập kết nước từ bể nuôi vào đây để lắng. Trong ngăn lắng này thì sẽ gắn chổi (có nơi còn kỹ hơn thì gắn thêm xốp và lưới lan) để các chất thải kích thước lớn, nặng sẽ bám vào chổi và lắng xuống dưới. Cặn nhỏ hay các chất hóa học sẽ tiếp tục đi đến ngăn 2.
  • Ngăn 2. Gắn Jmat để học cặn li ti và cặn vụn từ ngăn 1 đi qua. Jmat được ép thành từ các sợi nhựa tổng hợp kết dính lại với nhau tạo thành bề mặt tiếp xúc lớn để vi sinh có lợi bám vào.
  • Ngăn 3. Vi sinh bám vào bề mặt kaldnes để loại bỏ tối đa khí độc NH3 và NO2 trong nước. Khi hạt kaldnes trôi trong bể lọc, nó sẽ tự làm rơi các xác vi sinh đã chết, giúp vi sinh mới có chỗ để bám vào.
  • Ngăn 4. Chứa sứ thanh, đèn UV hoặc thay thế bằng baki lọc chứa sứ lọc, than hoạt tính, nham thạch, san hô, vỏ hàu, cây lá dứa,… Đây là bước lọc cuối cùng trước khi tuần hoàn nước vào lại bể nuôi. Lúc này nước đã sạch hoàn toàn.

Khi nước không được lọc một cách bài bản như ở trên thì chất thải sẽ không được xử lý hoàn toàn, từ đó làm nước bể nuôi bị ô nhiễm, ngày càng tích tụ nhiều thì rong rêu và tảo xanh đương nhiên sẽ xuất hiện. Chẳng mấy chốc mà hồ trở nên đục và xanh.

Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời
Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời

2. Dư thừa Nitrate và Phosphate

Thức ăn dinh dưỡng cao chứa hàm lượng protein, lipid rất cao để kích thích cá Koi tăng body và màu sắc. Nếu bạn cho cá ăn quá nhiều thường xuyên thì sẽ dẫn đến dư thừa thức ăn, cá ăn nhiều sẽ thải ra phân nhiều, dẫn đến tình trạng dư thừa Nitrate và Phosphate. Nước chứa dinh dưỡng nhiều thì rêu, tảo sẽ bùng phát. Hệ thống lọc lúc này làm việc với công suất tối đa nhưng không đáp ứng được yêu cầu quá tải này.

3. Ánh sáng

Hầu hết các hồ cá Koi đề xây ở ngoài trời để tăng tính thẩm mỹ, diện tích rộng thả được nhiều cá hơn. Tuy nhiên, khi hệ thống lọc của hồ cá đang gặp vấn đề, nguồn nước đang bị ô nhiễm, kết hợp thêm ánh nắng mặt trời nữa thì các loại tảo, rong rêu tha hồ mà phát triển.

Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời
Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời

Cách diệt rêu, tảo hiệu quả

Biết được nguyên nhân hình thành rêu, tảo rồi thì việc còn lại chỉ là việc giải quyết các lỗ hỏng thôi. Bạn cần bắt tay vào xử lý vấn đề trước mắt và vấn đề lâu dài.

Việc trước mắt cần làm là:

  • Thay nước mới.
  • Tăng cường sục oxy cho bể.
  • Dùng lưới lan che bớt ánh nắng mặt trời.
  • Chà thủ công lớp rêu bám chỗ thác nước hoặc dùng vợt vớt bớt tảo (nếu được).
  • Dùng hoá chất Seaweed (CuSO4.5H2O nồng độ 5%) để tiêu diệt tảo độc, rong rêu. Liều lượng là 100 – 200ml/100m3 nước. Chú ý pha loãng thuốc theo tỷ lệ 1:5 rồi tạt vào nước, mở thổi luồng hoặc bơm oxy để thuốc phân tán đều trong nước.
  • Bạn cũng có thể dùng oxy già nhưng không an toàn cho những hồ Koi đắt tiền.
  • Châm trực tiếp vi sinh EM Aqua liều 500ml/100m3 vào lúc 10h đêm (chú ý tắt đèn UV đi), 3 đêm liên tục.
  • Sáng hôm sau tiếp dụng châm vi sinh EM AquaRhodo liều 100ml/100m3 để phân huỷ xác rong tảo và khí độc.
Các sản phẩm chyên dùng cho hồ cá Koi
Các sản phẩm chyên dùng cho hồ cá Koi

Việc lâu dài cần làm là:

  • Thường xuyên vệ sinh chổi lọc, Jmat, thành bể, ống nước để các thiết bị này được hoạt động hiệu quả.
  • Sau một thời gian sử dụng thì thay toàn bộ bằng nước mới.
  • Nuôi cá ăn rêu, tảo.
  • Cải tạo lại hệ thống lọc cho đạt tiêu chuẩn.
  • Cân nhắc việc san bớt cá ra khỏi hồ khi mật độ cá đã dày lên, không đủ không gian sinh sống.
  • Cho cá ăn lượng vừa phải.
  • Bổ sung vi sinh EM Aqua hằng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày 1 lần vào ngăn chứa kaldnes hoặc vừa châm vào ngăn kaldnes, vừa châm vào bể nuôi thì sẽ tăng hiệu quả hơn.

Rêu, tảo xanh là vị khách “không mời mà đến”, do đó bạn cần thẳng tay xử lý cho thật triệt để vì chúng dễ quay lại. Việc quan trọng nhất là kiểm tra lại hệ thống lọc của mình, kết hợp với sử dụng vi sinh nữa thì không cần phải lo lắng quá nhiều, việc chơi cá Koi cũng trở nên nhẹ nhàng, đơn giản. Tin Cậy xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi.

 

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về “Cách diệt rêu, tảo cho hồ cá Koi ngoài trời”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo