Cách Đánh Vôi Hiệu Quả Khi Trời Mưa

Nuôi tôm trong mùa mưa tìm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho tôm, nhất là đối với các hộ nuôi vừa và nhỏ không có mái che đảm bảo an toàn sinh học. Bụi bẩn từ không khí, vi sinh vật từ môi trường xung quanh làm cho vi sinh vật gây hại trong ao tăng cao.

Với sự biến đổi khí hậu như ngày nay, nước mưa mang nhiều độc tố từ các tầng khí quyển xuống ao làm cho môi trường nước khó kiểm soát hơn. Vôi là một sản phẩm luôn được chuẩn bị sẵn trong kho của những hộ nuôi tôm trong mùa mưa này. Trong bài viết này, Thuyền muốn chia sẻ đến bà con cách sử dụng vôi hiệu quả hơn trong mùa mưa, và hiểu hơn về công dụng của vôi.

Thu tôm tại Thạnh Phú, Bến Tre
Thu tôm tại Thạnh Phú, Bến Tre

Các loại vôi, zeo thường được bà con sử dụng trong vụ nuôi

Vôi CaO (vôi đá) phản ứng tỏa nhiệt mạnh khi cho vào nước nên còn được gọi là vôi nóng. Vôi CaO thường được xử dụng để diệt khuẩn phơi ao, tăng pH, cắt tảo, kích lột cho tôm. Nhiều người dân còn sử dụng nước vôi trong trộn cho tôm ăn để diệt khuẩn bằng cách tăng pH đường ruột. Tuy nhiên không nên sử dụng vôi theo cách này tôm sẽ kém hấp thu các chất dinh dưỡng và khó phục hồi.

Vôi CaCO3 (vôi canxi) là loại được sử dụng nhiều nhất trong nuôi tôm. Vôi CaCO3 giúp tăng nhẹ pH, ổn định môi trường nước, gây màu nước đầu vụ. Công dụng chủ yếu của vôi CaCO3 thường được bà con sử dụng là tăng kiềm, ổn định kiềm trong ao và trợ lắng.

Vôi Dolomite hay còn gọi là vôi khoáng, cung cấp một lượng khoáng Canxi, Magie cho ao nuôi. Người nông dân thường dùng vôi Dolomite để thay thế các loại khoáng nguyên liệu cho tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, vôi Dolomite còn có tác dụng gây độ đục cho nước nhanh chóng khi ao tôm cá quá trong gây ảnh hưởng đến phản xạ bắt mồi của tôm cá.

Zeo bột là hóa chất trợ lắng kết hợp với vôi CaCO3 dùng để lắng các hợp chất lơ lững trong ao nuôi tôm.

Zeolite Nhật hóa chất trợ lắng giúp hấp thụ các kim loại nặng và các hợp chất lơ lững trong ao nuôi. Bên cạnh đó, Zeolite Nhật còn cung cấp các khoáng chất cần thiết, rất thích hợp cho việc tảo màu nước, gây tảo silic đầu vụ nuôi.

Zeolite Nhật siêu lắng và hấp thụ kim loại nặng
Zeolite Nhật siêu lắng và hấp thụ kim loại nặng

Zeofish (zeo hạt) được dùng để hấp thụ khí độc trong ao. Thành phần chính lá silicon dioxit, là Nhôm (III) oxit, kết hợp với Bacilus sutilis giúp hấp thụ khí độc trong ao. Zeofish được nén dạng viên để chìm xuống đáy sau đó tan ra từ từ giúp hấp thụ khí độc dễ hơn.

Liều lượng sử dụng hiệu quả

Nghề nuôi tôm đã khó, mỗi mùa mưa đến lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là mau mưa ở các tỉnh miền Trung và mùa rét ở các tỉnh phía Bắc. Đó là lý do vì sao giá tôm có sự chênh lệch lớn ở Bắc – Nam. Vôi gần như là không thể thiếu để xử lý ao nuôi tôm ngày mưa. Đánh vôi như thế nào cho hợp lý? Liều lượng mỗi lần đánh bao nhiêu để ít ảnh hưởng đến tôm nhất.

Dưới đây Thuyền sẽ hướng dẫn xử lý ao tôm trên thể tích 2000m3, bà con tính lượng nước trong ao của mình và điều chỉnh cho phù hợp.

  • Đánh vôi khi trời mưa

Đánh 2 bao vôi CaO + 1 bao vôi CaCO3. Sau 1h đánh tiếp 100L vi sinh EM thứ cấp. Sáng hôm sau đánh thêm 1 bao vôi CaCO3 + 1 bao Zeo bột. Sau 30p đánh thêm 50L vi sinh ủ thứ cấp.

Nếu mưa nhỏ có thể đánh vôi ngay sau khi mưa tạnh. Đối với mưa to hoặc kéo dài, nhanh chóng đánh vôi càng sớm càng tốt trong khi trời mưa.

Vôi nóng đánh trực tiếp khi trời mưa, không ngâm
Vôi nóng đánh trực tiếp khi trời mưa, không ngâm

 

Men vi sinh và công thức ủ ở đường dẫn dưới đây.

https://thuysantincay.com/che-pham-sinh-hoc-em-aqua-cho-thuy-san/

  • Đánh vôi ngày bình thường

Nước có độ trong lớn hơn 30cm thì đánh 1 bao vôi Dolomite.

Nước bị đục thì đánh 1 bao CaCO3 + 1 bao Zeo bột vào khoảng 8h sáng sau khi đã kết thúc cử ăn đầu tiên. Điều này giúp hạn chế tôm ăn vôi đi phân 2 màu.

  • Đánh vôi kích lột vào ban đêm

Đánh 2 bao vôi đá CaO + 1 bao khoáng (BicarZ, Soda Mix, Dolomite). Sau 1h đánh 50 – 100L men vi sinh EM ủ thứ cấp. Sáng hôm sau đánh 1 chai thảo dược gan và tăng liều khoáng ăn hữu cơ trộn vào thức ăn cho tôm.

 

Sản phẩm bổ gan và khoáng ăn hữu cơ

  • Đánh vôi giúp tăng hoặc ổn định pH

Đánh một bao vôi CaO có thể tăng pH lên 0,1 – 0,2, một bao CaCO3 có thể tăng pH lên 0,05 – 0,1. Muốn giảm pH thì đánh vi sinh EM thứ cấp, 100 – 200 lít/2000m3. Sau đó duy trì đánh men vi sinh mỗi ngày vào sáng sớm trước cử ăn đầu tiên 50 lít/ 2000m3. Giảm pH bằng mật ri đường tìm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho tôm như nhớt nước, tăng vi sinh vật gây hại, xấu màu nước.

Sử dụng vôi kết hợp men vi sinh để ổn định môi trường nước

Tại sao phải sử dụng vôi kết hợp với men vi sinh? Có rất nhiều lý do cần phải sử dụng men vi sinh sau khi đánh vôi.

Men vi sinh EM gốc sau khi ủ tăng sinh thành EM2

  • Vôi đá (CaO) sau khi đánh trực tiếp sẽ làm chết khi một số lượng vi sinh nhất định, cả vi sinh có lợi và vi sinh có hại. Vì vậy, cần cung cấp một lượng vi sinh phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển, tránh vi sinh vật có hại tăng nhanh làm ảnh hưởng đến tôm.
  • Vôi, đặc biệt là vô đá sẽ làm cho pH của nước tăng nhanh. Sau khi đánh vôi được 1 – 2h cần đánh tiếp vi sinh giúp ổn định pH.
  • Vi sinh giúp phân hủy các chất dư thừa, và phân tôm, phòng ngừa khí độc trong ao tăng cao.
  • Nước mưa là một trong những nguyên nhân làm tảo bùng phát mạnh, đánh vi sinh còn giúp kiểm soát sự bùng phát của tảo sau khi mưa.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Qua những chia sẽ thực tế từ Thuyền và kinh nghiệm đánh vôi, vi sinh từ bà con nuôi tôm, mong rằng người nuôi tôm hiểu hơn về công dụng và cách sử dụng các loại vôi hợp lý. Theo dõi Tin Cậy nhiều hơn để nhận được những chia sẽ hữu ít và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời.

Tác giả: Hải Thuyền

Mọi thắc mắc về “Cách đánh vôi hiệu quả khi trời mưa”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo