Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, nghề nuôi tôm hiện đang phải đương đầu với nhiều loại bệnh xuất hiện trong quá trình nuôi, nhất là bệnh do virus gây ra như: bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, bệnh hoại tử cơ – đục thân,…gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Khi dịch bệnh bùng phát, người dân thường sử dụng thuốc Doxicyline, Oxy Tetracycline để điều trị nhưng cách làm này không hữu hiệu vì bệnh có thể tái phát mạnh sau 2 tuần đến 1 tháng.

Hiện tại, chưa có thuốc đặc hiệu để trị bệnh nên công tác phòng ngừa tổng hợp bao gồm tẩy trùng ao nuôi, ngăn cản sự xâm nhập của các sinh vật mang mầm bệnh vào ao nuôi và sử dụng tôm giống sạch bệnh được khuyến cáo như một biện pháp an toàn sinh học giảm thiểu các bệnh phổ biến trên tôm nuôi. Bên cạnh đó, cần có phương pháp phát hiện sớm sự hiện diện virus gây bệnh trên đàn tôm giống trước khi thả và trên ao nuôi tôm nhằm hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

sục khí ao nuôi tôm

Theo Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Nam Bộ (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II), một số bệnh thể hiện dấu hiệu chuyên biệt riêng nhưng cũng có một số bệnh không có dấu hiệu chuyên biệt. Ví vậy, cách tốt nhất là vừa kết hợp chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Hiện tại, phương pháp hay dùng nhất là phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction). PCR được biết đến như là một kỹ thuật có độ nhạy và độ chính xác cao được ứng dụng cho việc chẩn đoán tác nhân virus và vi khuẩn gây bệnh trên tôm.

Một số biểu hiện bệnh cơ bản trên tôm

Đối với bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, thông thường có biểu hiện bên ngoài khá rõ. Cụ thể, tôm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính có khối gan tụy teo, màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Tôm bệnh đốm trắng có nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 – 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ, nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lan toàn thân. Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có thêm dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100%).

bệnh đốm trắng ở tôm - virus WSSV

Tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng

Phương pháp sinh học xử lý bệnh hiệu quả trên tôm

Với bệnh bệnh hoại tử cơ – đục thân (IMNV), nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II đã thực hiện đề tài “Nghiện cứu xây dụng quy trình chẩn đoán và chế tạo bộ kit phát hiện virus IMNV gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) và virus LSNV gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon)”. Bệnh hoại tử cơ đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử từ những điểm nhỏ rồi lan rộng thành những mảng lớn ở phần mô cơ trơn, ban đầu là ngoại biên đốt bụng và ở phần đuôi, thường thì phần cơ đuôi xuất hiện màu trắng và đục. Tỷ lệ tôm nuôi chết khi bị nhiễm virus IMNV từ 35% đến 70% khi tôm có trọng lượng 12g/cá thể.

Đồng thời, còn thấy sự gia tăng của hệ số chuyển hóa thức ăn FCR ở những ao tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh do IMNV từ mức bình thường (∼1.52) đến 4.4 hoặc cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai quy trình của đề tài có khả năng phát hiện được 100 bản sao virus trong một phản ứng và có độ đặc hiệu cao với tác nhân gây bệnh. Quy trình được áp dụng để kiểm tra IMNV, LSNV ở tất cả các giai đoạn tôm thẻ giống, tôm thương phẩm, tôm bố mẹ và tôm đông lạnh.

*Sử dụng test kiếm tra bệnh đốm trắng trên tôm để phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp ngăn chặn tối đa thiệt hại
Test phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm
Test phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm

Ngoài ra, thường xuyên dùng chế phẩm sinh học EM1 để cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm giúp giảm thiểu các loại bệnh phát sinh giúp tôm nuôi khỏe mạnh. Hiện nay, bà con nuôi tôm ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Nha Trang, Ninh Thuận,…đã và đang dùng chế phẩm sinh học EM1 để tạt ao và sử dụng thường xuyên trong suốt mùa vụ cho hiệu quả kinh tế rất cao, lượng tôm thu được trên mỗi ao là từ 4-6 tấn/vụ và KHÔNG dùng đến kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn. Đồng thời, việc cải tạo ao sao mỗi vụ thu hoạch là rất nhẹ nhàng và không tốn kém là mấy (vì môi trường ao nuôi đã tốt, vi sinh vật cân bằng, sạch, đặt biệt là không có hóa chất tồn dư).

EM1 can 20L và EM gốc can 5L
EM1 can 20L và EM gốc can 5L

Mọi thắc mắc cần tư vấn về các bệnh phổ biến trên tôm nuôi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535  – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo