Với việc nuôi tôm thẻ mật độ cao của bà con như hiện nay, trong thời gian gần đây đã xuất hiện hiện tượng tôm bị còi cọc, chậm lớn, nhiều trường hợp tôm bị kết hợp với bệnh phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính gây thiệt hại lớn về kinh tế của người nuôi tôm. Nguyên nhân đa phần bắt nguồn từ cách quản lý nguồn nước cũng như cách chăm sóc tôm của bà con còn sơ sài, lỏng lẻo khiến cho mầm bệnh phát triển và bùng phát trao ao tôm của bà con. Cùng Tin Cậy tìm hiểu những biện pháp phòng chống bệnh trên tôm thẻ nhé.

tom1

Những nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh:

tom2

 Thường xuyên kiểm tra tình trạng của tôm để có biện pháp phòng bệnh sớm nhất

tom3 

Những biện pháp phòng tránh bệnh trên tôm:

tom4Thường xuyên nhá tôm để kiểm tra tình trạng tôm

– Xử lý ao sau mỗi vụ nuôi: Toàn bộ bùn đáy ao, chất thải trong quá trình nuôi vụ trước bà con thu gom, đưa ra ngoài khu vực nuôi để phơi khô. Đáy ao đất sau mỗi vụ nuôi phải được phơi khô và rải vôi trước khi thực hiện cải tạo đáy ao cho vụ nuôi tiếp theo. Đối với ao phủ bạt, rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô và khử trùng bằng nước vôi hoặc hóa chất có tính sát trùng.

– Con giống: Lựa chọn con giống khỏe mạnh, có đầy đủ nguồn gốc, giấy chứng nhận không nhiễm các mầm bệnh hiện có trên tôm. Và lựa chọn thời điểm thả tôm vào buổi tối lúc thời tiết mát mẻ để con tôm có thể làm quen được với môi trường mới tráng tình trạng sock môi trường làm con tôm stress và chậm lớn trong quá trình nuôi.

Xử lý nước ao nuôi: Lấy nước qua hệ thống túi lọc để loại bỏ một số loài trung gian truyền bệnh cũng như ngăn chặn các loài thủy sản khác xâm nhập vào ao nuôi của bà con. Nước trong ao xử lý hoặc ao chứa lắng phải được khử trùng bằng Chlorine nồng độ từ 15-30 ppm hoặc bằng các hóa chất khác tương đương.

phòng chống bệnh trên tôm thẻ

Chlorine thường được sử dụng trong quá trình cải tạo ao

– Thức ăn cho tôm nuôi: Trong quá trình nuôi, không sử dụng thức ăn tươi sống không có nguồn gốc rõ ràng gây nhiễm bệnh cho tôm nuôi. Cho ăn vừa đủ tránh hiện tượng dư thừa thức ăn gây ra khí độc bùng phát trao ao nuôi như: NH3, H2S, NO2,..cao gây ảnh hưởng tới tôm cũng nhưng chết tôm.

Quản lý nguồn nước trong ao nuôi: Sau khi thả nuôi thì bà con cần quản lý nguồn nước luôn ổn định từ các chỉ tiêu Oxy hòa tan, pH, độ kiềm độ cứng,…đến các chỉ tiêu khí độc

– Tin Cậy khuyên bà con định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh EM-AQUA 3-4 ngày một lần để ổn định nguồn nước và xử lý các chất cặn bã hữu cơ giảm khí độc trong ao nuôi.

phòng chống bệnh trên tôm thẻ với EM-Aqua

Sử dụng vi sinh trong hệ thống nuôi tôm thẻ giúp bà con sản xuất được con tôm sạch

Với nhiều công dụng hiệu quả của vi sinh EM-AQUA như:

– EM-AQUA tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa
– Ngăn ngừa tảo bùng phát, cắt tảo hiệu quả.

– Giảm lượng bùn tích tụ, tạo môi trường nước ao nuôi sạch, cân bằng hệ sinh thái
– Chế phẩm EM-AQUA giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất nuôi trồng.

Quản lý chặt chẽ quy trình nuôi của bà con từ những khâu nhỏ nhất để có biện pháp phòng tránh những mầm bệnh tiềm ẩn và hạn chế sử dụng các chất hóa học hoặc kháng sinh trong quá trình nuôi để tránh hiện tượng tồn dư dư lượng kháng sinh khiến cho đầu ra con tôm xuất khẩu khó.Qua bài viết này Tin Cậy cung cấp thêm thông tin và biện pháp để phòng bệnh cho tôm nuôi của bà con.

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

Mọi thắc mắc cần tư vấn về các biện pháp phòng chống bệnh trên tôm thẻ với vi sinh, Bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: 0902 650 369 –  (028) 2253 3535  – 0903 908 671

Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo