Biện Pháp Phòng Bệnh Sủi Bọt Cua Trên Cá Tai Tượng

Cá tai tượng hay còn gọi là cá tài phát là một loài cá có giá trị kênh tế cao, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Do nhu cầu tăng cao, những năm gần đây nhiều hộ dân mở rộng diện tích nuôi cá tai tượng.

Tuy nhiên bệnh “sủi bọt cua” trên cá tai tượng gây rất nhiều khó khăn, đe dọa nhiều đến hiệu quả kinh tế của bà con, do bệnh chưa có thuốc đặc trị. Để hạn chế bệnh “sủi bọt cua” trên cá tai tượng bà con cần có những biện pháp phòng bệnh, chăm sóc đúng kỹ thuật như thế nào để hạn chế thiệt hại, cùng Tin Cậy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Biện pháp phòng bệnh sủi bọt cua trên cá tai tượng
Biện pháp phòng bệnh sủi bọt cua trên cá tai tượng

Tác nhân gây bệnh

Thích bào tử trùng ký sinh trên mang cá ở dạng bào nang, các bào nang này ký sinh dày đặc ở giữa 2 phiến mang gây tắc nghẽn mạch máu, giảm bề mặt hô hấp của mang cá, làm mang phồng lên, gây tổn thương mang khiến cá khó hô hấp phải lên mặt nước đớp không khí lấy oxy và khi đó có bọt khí nổi lên nên được gọi là bệnh “sủi bọt cua”.

Thích bào từ trùng ký sinh trên mang cá. Nguồn ảnh: Internet
Thích bào từ trùng ký sinh trên mang cá. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên nhân gây bệnh

  • Lấy nước từ nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Ao cũ, cải tạo ao không kỹ
  • Cá giống mang tác nhân gây bệnh, không được kiểm dịch
  • Lây nhiễm từ ao này sang ao khác
Biện pháp phòng bệnh sủi bọt cua trên cá tai tượng
Biện pháp phòng bệnh sủi bọt cua trên cá tai tượng

Dấu hiệu nhận biết

  • Sủi nhiều bọt trên mặt nước
  • Màu sắc cá nhợt nhạt hoặc sậm hơn bình thường (đen mình), cá tiết ra nhiều nhớt
  • Mang cá nhợt nhạt
  • Bơi lội bất thường, không nhanh nhẹn, hay nổi lên mặt nước
  • Trong vòng 5 ngày tỉ lệ chết có thể từ 90 – 100%
Cá bị đen mình. Nguồn ảnh: Internet
Cá bị đen mình. Nguồn ảnh: Internet

Biện pháp phòng bệnh

Đối với những ao nuôi cũ bà con cần cải tạo ao kỹ lưỡng, nạo vét kỹ nền đáy ao, sau đó bón vôi 100 -150kg/1000m2, phơi đáy, lấy nước vào ao, cần sát trùng nước bằng một số loại hóa chất như clorine chờ 3 – 5 ngày. Khi hóa chất xử lý tồn dư trong nước ao bị phân hủy hoàn toàn mới tiến hành đánh vi sinh xử lý phèn (nếu kiểm tra nguồn nước bị nhiễm phèn) với liều lượng: 1 -1.5 lít/1000m3 giúp xử lý phân hủy lượng phèn trong ao. Sau đó tiến hành gây màu nước và thả cá giống.

Công thức gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh EM Aqua:

1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 2kg cám gạo + 10g muối + 48 lít nước sạch (sục khí liên tục 18 – 24h hoặc ủ kín 5-7 ngày lên men là dùng được) → 50 lít EM thứ cấp

Tạt 15 – 20 lít EM thứ cấp/1000m3 vào buổi sáng 9-10h sáng liên tục 2 – 3 ngày cho đến khi ao lên màu đẹp thì tiến hành thả cá giống.

  • Chọn con giống ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng, con giống được qua kiểm dịch.
  • Trước khi thả, tắm cá giống qua nước muối pha loãng (200-300g muối/10 lít nước) trong 5 – 10 phút
  • Mật độ nuôi thích hợp.
  • Định kỳ dùng Chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn thừa, cung cấp vi sinh có lợi, hạn chế phát sinh khí độc, ổn định môi trường nước ao nuôi. Liều lượng: 5 – 10 lít EM2/1000m3 tạt lúc 9 – 10h sáng, định kỳ 5 – 7 ngày/lần.
  • Định kỳ bổ sung Vitamin C + Aqua-Beta Garlic vào thức ăn tăng cường miễn dịch cho cá: 3g/kg thức ăn

Trong quá trình nuôi nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm bị bệnh “sủi bọt cua”  thì tiến hành thu hoạch ngay.

Nếu cá còn nhỏ bị bệnh, phải vớt hết những con cá bị bệnh nổi trên mặt nước để tránh lây sang những con cá khác. Cá bị bệnh phải đem xử lý chôn sâu hoặc đốt để tránh lây lan, tuyệt đối không được xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Xử lý cải thiện chất lượng môi trường nước: Tiến hành thay nước (nếu có điều kiện) → Diệt khuẩn nguồn nước bằng Novadine:  0.5 lít/1000m3 → 2 ngày sau bổ sung vi sinh EM Aqua 1- 2 lít gốc/1000m3 + Men vi sinh xử lý đáy ao (BIO-TC7) 200g -500g/1000m3 + Zeofish 5kg/1000m3. Tạt vitamin C vào nước và  trộn vào thức ăn tăng cường sức đề kháng giúp cá vượt qua dịch bệnh.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Hiện nay bệnh “sủi bọt cua” chưa có thuốc chữa trị, trong quá trình nuôi bà con cần quản lý tốt chất lượng nước,  phòng bệnh là chủ yếu.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con để có thể có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế nhưng thiệt hại khi nuôi tôm. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “Biện pháp phòng bệnh sủi bọt cua trên cá tai tượng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo