Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Thẻ Và Cách Phòng Ngừa
Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là những yếu tố làm cho bệnh phân trắng trên tôm lây lan nhanh làm giảm năng suất, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm.
Nguyên nhân tôm bị bệnh phân trắng
Phân trắng thường xảy ra ở giai đoạn tôm 40 ngày trở đi, ở giai đoạn này lượng thức ăn dư thừa và cặn bã hữu cơ, phân tôm làm bẩn ao tạo điều kiện cho các vi khuẩn, tảo có cơ hội bùng phát. Bệnh phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn Vibrio (nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae).
- Ký sinh trùng: Trùng hai tế bào (Vermifrom và Gregarine) gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhó vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột.
- Tảo độc và thức ăn chứa nấm mốc, độc tố sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây nên các vết viêm nặng tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio tấn công làm chết tôm.
- Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp,…trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm.
- Mật độ nuôi cao, quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi kém cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm thẻ.
Phân trắng trên tôm – Nguồn: nammientrung.com
- Thêm một nguyên nhân hết sức cần chú ý là ở những vùng nuôi tôm, các ao của bà con hàng xóm bị phân trắng thường không biết cách xử lý mà xả ra ngoài khiến cho bệnh lây lan sang các ao khỏe mạnh và cứ thế làm cho cả vùng nuôi tôm bị nhiễm khuẩn phân trắng, diễn biến ngày càng phức tạp.
Triệu chứng
- Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh.
- Nếu bệnh nặng sẽ xuất hiệu rất nhiều đoạn phân trắng trôi nổi lở lửng trong ao nuôi và cuối hướng gió, tôm lúc này chết rải rác.
- Tôm giảm ăn và có thể bỏ ăn nếu bệnh nặng.
- Tôm bị ốp, vỏ mềm mỏng.
- Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột, ở giai đoạn này tôm có thể giảm ăn và nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn chỉ trong vòng vài ngày và bắt đầu xuất hiên tôm chết ở trong ao.
- Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.
- Bệnh thường gặp ở những ao nuôi mật độ dày ít hoặc không thay nước.
- Những vùng nuôi đã có xuất hiện bệnh thì cũng dễ bị mắc bệnh vào vụ sau hơn ở những vùng không bị mắc bệnh. Những ao có thời gian cảo tạo ngắn, cải tạo không kỹ cũng dễ bị mắc bệnh hơn những ao cải tạo đúng kỹ thuật.
Đường ruột tôm bị đứt khúc cũng có thể là biểu hiện của bệnh phân trắng
Cách phòng ngừa
Khi tôm bị bệnh:
- Ngừng cho ăn hoàn toàn trong 1-3 ngày
- Chạy quạt liên tục cung cấp Oxy cho ao nhiều nhất có thể, đẩy nhanh quá trình phân hủy chất bẩn trong ao
- Thay nước từ 30-50%, thay chậm để tránh làm sốc tôm
- Sử dụng vi sinh với liều cao hơn 2-3 lần ngày bình thường, để đẩy nhanh quá trình phân hủy cặn bẩn hữu cơ làm giảm vi khuẩn có hại. Có thể dung men vi sinh EM-AQUA đã sử dụng từ đầu vụ tạt khi tôm bị bệnh phân trắng từ 10-15 lit cho 1000m3 (liều gấp 2-3 lần).
Chế phẩm sinh học EM AQUA giúp ổn định nguồn nước ao nuôi
→Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA
- Tôm bị phân trắng quá nặng chết rải rác nếu đã lớn thì nên tiến hành thu tỉa để giảm mật độ ao nuôi.
- Tôm đã bị bệnh phân trắng nặng nếu tôm lớn thì có thể thu, tôm bé thì bà con đừng nên vội xả bỏ . Cần diệt khuẩn sạch mầm bệnh và vi khuẩn gây hại trước rồi mới xả ra ngoài kênh. Vì tránh gây mầm bệnh lây lan sang ao khác và cũng như diệt sạch mầm bệnh cho vụ sau.
Phòng bệnh cho tôm:
Ao nuôi cần phải được chuẩn bị và xử lý trước khi thả giống:
- Đối với ao đất, toàn bộ chất cặn bã, bùn phải được loại bỏ hoàn toàn. Nước cấp vào ao nuôi cần phải được xử lý hóa chất để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Đối với ao bạt trước khi vào vụ mới phải chà rửa thật sạch bạt đáy, sử dụng chất diệt khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có hại ở vụ trước còn tiềm ẩn trong ao.
Quản lý vi khuẩn có hại trong ao bằng cách kiểm soát cặn bẩn hữu cơ, thức ăn dư thừa,…bằng việc si phong, thay nước và dùng vi sinh định kỳ.
Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin C (NOVA C), men vi sinh và khoáng chất thiết yếu.
Thường suyên si – phông đáy ao, ao đất thì thường xuyên sử dụng men vi sinh sử lý đáy để giúp nền đáy sạch và ổn định tránh khí độc và mầm bệnh bùng phát.
Ngoài ra, giai đoạn tôm từ 30 ngày nuôi trở đi bà con có thể bổ sung thêm men vi sinh xử lý đáy để làm giảm chất lắng tụ dưới đáy ao giúp tôm khỏe mạnh. Tin Cậy khuyên dùng cho bà con dòng men xử lý đáy BIO-TC7 để bổ sung vi sinh cho nền đáy, giúp giải quyết vấn đề khí độc ở đáy ao.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
- Cung cấp vi sinh vật có lợi cho môi trường nuôi. Phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải tôm.
- Giảm khí độc NH3, H2S làm sạch đáy và nước ao nuôi, cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi.
Rất thích hợp để bổ sung cho nền đáy ao trong vụ nuôi ở giai đoạn 30-40 ngày trở đi.
Bệnh phân trắng rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm vậy nên chúng ta cần hết sức quan tâm đến chất lượng nước, quản lý nguồn nước trong ao nuôi . Thường xuyên kiểm tra chỉ tiêu nước cũng như định kỳ sử dụng vi sinh để xử lý cặn bẩn hữu cơ để giúp bà con từng bước tiền tới thành công trong vụ nuôi.
Tin Cậy chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Lâm Hiệp
Mọi thắc mắc “Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và cách phòng ngừa”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6