Bệnh Phân Trắng Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

Trong quá trình nuôi tôm xuất hiện rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, thậm chí còn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ao nuôi. Bệnh phân trắng cũng là một loại bệnh khá phổ biến trên tôm, nếu để bệnh lây lan nhanh trong ao nuôi sẽ gây thiệt hại nặng về năng suất, chất lượng. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn 45 ngày tuổi trởvề sau. Như vậy, khi tôm bị bệnh phân trắng dấu hiệu nhận biết là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng và trị bệnh như thế nào? Hôm nay, Tin Cậy sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh phân trắng này để có thể phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời tránh thiệt hại cho bà con.

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Dấu hiệu nhận biết bệnh:

  • Tôm giảm ăn thất thường hoặc có thể bỏ ăn. Tôm bị bệnh nặng màu sắc chuyển sang màu sậm hơn bình thường.
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
  • Khi chài tôm kiểm tra, quan sát kiểm tra đường ruột của tôm dưới ánh nắng mặt trời. Nếu đường ruột tôm trống không có thức ăn hoặc thức ăn bị đứt khúc đó là biểu hiện ban đầu của bệnh.
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
  • Kiểm tra nhá, tôm khỏe mạnh phân tôm bình thường có màu đen tối, nếu ta quan sát thấy phân tôm có màu hơi nâu ngả sang vàng biểu hiện đầu của bệnh. Trường hợp tôm đã bị bệnh nặng phân có màu trắng.
  • Ao ở cuối gió xuất hiện những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng
  • Gan tụy yếu, bị tổn thường, chuyển sang màu lợt.
  • Vỏ tôm mềm, tôm bị ốp vỏ, thịt tôm không chứa đầy vỏ tôm.

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ:

  • Môi trường nước ao dơ, tảo tản môi trường bất lợi dẫn đến phát sinh các khí độc NH3, NO2,…vi khuẩn, mầm bệnh làm tôm suy yếu khả năng kháng thể dễ bị mầm bệnh tấn công.
  • Ao thiếu oxy trong thời gian dài.
  • Ao có lượng thức ăn thừa, phân tôm cao làm ao trở nên phú dưỡng, hàm lượng các chất hữu cơ nhiều dẫn đến mật độ vi khuẩn gây hại nhóm Vibrio cao gây hại cho tôm.
  • Ký sinh trùng Gregarine chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.
  • Tảo độc: tảo lam, tảo giáp, khi nuôi tôm ở giai đoạn mùa mưa tảo lam rất dễ phát triển gây bệnh đường ruột trên tôm. Tôm ăn phải tảo độc làm đường ruột tôm không hấp thu được thức ăn, do tảo độc tiết ra emzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột làm đường ruột bị tắt nghẽn, gây bệnh phân trắng.
  • Nguồn gốc thức ăn, tôm ăn phải thức ăn không chất lượng, bị nấm mốc, nhiễm độc.

Trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ:

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

Khi chúng ta phát hiện bệnh sớm:

Đường ruột tôm lỏng hoặc phân tôm ngả màu. Ở giai đoạn này bà con dùng men tiêu hóa bổ sung các vi sinh vật có lợi tấn công các vi sinh vật có hại, đảm bảo đường ruột hấp thu tốt thức ăn, phân tôm sẽ chắc, đường ruột tốt.

Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản
Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản

Khi tôm đã bị bệnh nặng:

  • Ngưng cho tôm ăn 1-2 ngày để tôm đi hết phân.
  • Chạy quạt hết công suất để tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong ao.
  • Thay nước 30 – 50% (nước đã được xử lý ở ao lắng, thay nước từ từ để tôm không bị sốc)
  • Sử dụng Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3) và Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
  • Đánh diệt khuẩn: các loại diệt khuẩn an toàn với tôm, sau 48 giờ đánh Chế phẩm sinh học Em Aqua để cải thiện môi trường nước và phân hủy chất hữu cơ đáy ao.
Chế phẩm sinh học Em Aqua chuyên dùng cho xử lý nước nuôi thủy sản
Chế phẩm sinh học Em Aqua chuyên dùng cho xử lý nước nuôi thủy sản
  • Tăng cường bổ sung vitamin C, men tiêu hóa đường ruột, khoáng chất cần thiết cho tôm.
  • Bà con nên tiến hành thu tôm sớm để tránh những thiệt hại năng suất về sau.

Biện pháp phòng bệnh:

  • Hằng ngày quan sát kiểm tra hoạt động bắt mồi, sức khỏe tôm. Định kỳ chài tôm, quan sát những biểu hiện của tôm để có thể phát hiện sớm kịp thời có các biện pháp xử lý tránh thiệt hại cho ao nuôi.
  • Cho ăn hợp lý, lượng vừa đủ, hệ số thức ăn tối ưu, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước.
  • Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, quản lý lượng thức ăn đúng nhu cầu.
  • Duy trì hệ thống quạt nước để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức ổn định.
  • Định kỳ dùng Chế phẩm sinh học Em Aqua nhằm phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải trong ao nuôi, cải thiện hệ vi sinh có lợi và hạn chế sự phát triển của vi sinh, ký sinh trùng có hại.
  • Trong quá trình nuôi nên thường xuyên bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm Men tiêu hóa dạng bột cho thủy sản liều lượng 5g/1kg thức ăn 1 lần/ngày. Sản phẩm có tác dụng đưa vào các loại vi sinh có lợi cho đường ruột nhằm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, đảm bảo đường ruột luôn hấp thụ thức ăn tốt giúp tôm tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con có cách phòng tránh, phát hiện kịp thời, xử lý hiệu quả bệnh phân trắng để tránh gây thiệt hại cho ao nuôi tôm.

Tác giả: Nguyễn Hiền

Tin Cậy kính chúc bà con có những vụ nuôi thành công!!!


Mọi thắc mắc về “Bệnh phấn trắng trên tôm thẻ chân trắng”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 35350902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo