Bệnh Đóng Rong, Đóng Nhớt Trên Tôm Và Biện Pháp Phòng Trị

Bệnh đóng rong, đóng nhớt trên tôm tuy không quá nghiêm trọng như những bệnh do virus, vi khuẩn gây ra nhưng có thể gây chết nhiều nếu không phát hiện và kiểm soát xử lý kịp thời.

tom1 3

Bệnh thường xảy ra ở tất cả các giai đoạn từ khi tôm mới thả đến khi thu hoạch nhưng thường nhất là tôm nuôi về gần cuối vụ. Điều kiện dễ phát sinh bệnh nhất chính là chất lượng môi trường nước trong ao xấu, không đảm bảo.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bà con nên hiểu chi tiết về bệnh này để từ đó có những giải pháp phòng và điều trị kịp thời. Hiểu được vấn đề này, hôm nay Tin Cậy xin mang đến cho quý bà con những chia sẻ về vấn đề này với mong muốn rằng bà con sẽ kiểm soát không để bệnh xảy ra và nếu chẳng may bệnh đã xảy ra thì kịp thời xử lý và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Bệnh thường do điều kiện môi trường nuôi không tốt gây ra, đặc biệt sau một khoảng thời gian nuôi lâu thường về giai đoạn cuối vụ, do đó nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do:

tom2 3

tom3 3

Nguồn: Internet

Bệnh đóng rong, đóng nhớt cũng dễ nhận biết và phát hiện kịp thời bằng cách kiểm tra nhá ăn thường xuyên, khi bị bệnh, tôm sẽ có những dấu hiệu sau:

tom4 3

tom5 2

Mang và phụ bộ màu đen, tổn thương, tôm yếu, bỏ ăn

Nguồn: Internet

tom6 2Tôm phủ một lớp nhớt trên thân khi bắt tôm lên sẽ dễ cảm nhận được

tom7 2

Cấu trúc vỏ bị phá hủy, tôm hô hấp kém và chết

Nguồn: Internet

Như Tin Cậy đã đề cấp bệnh này chủ yếu do môi trường nước, do đó có thể dễ dàng xử lý nếu bệnh xảy ra và để xử lý bệnh này. Quan trọng nhất là sự quan sát và quản lý chất lượng nước của bà con, nếu giải quyết sớm thì sẽ ít để lại những hậu quả nghiêm trọng. Một số phương pháp xử lý bệnh này Tin Cậy xin chia sẻ đến quý bà con như sau:

  1. Khi bệnh xảy ra, tiến hành thay nước khoảng 30% để loại bớt các loại tảo độc, nấm, vi khuẩn và nguyên sinh động vật ra khỏi ao:

tom8 2

Thay nước là biện pháp cần làm để loại bỏ bớt mầm bệnh trong ao

 Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao Anh Phết ở Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

  1. Giảm lượng thức ăn xuống 5-10% so với lượng thức ăn ban đầu để tránh dư thừa thức ăn ra môi trường nước dễ phát sinh khí độc NH3 do lúc này sức khỏe của tôm khá yếu, không ăn nhiều được:

tom9JPG

Lúc này tôm yếu, do đó biện pháp tốt nhất là giảm lượng thức ăn xuống

Nguồn: Hình ảnh tại ao Chú Khải ở Long An

  1. Bà con tiến hành trộn thêm vitamin C, EM chuối vào trong thức ăn để bổ sung dinh dưỡng cho tôm:

tom10 2

Ủ Em chuối từ EM Aqua để trộn vào thức ăn bổ sung vitamin cho tôm

Bà con có thể xem tham khảo thêm phương pháp ủ Em chuối từ EM-Aqua tại:

4. Tiến hành bổ sung các loại khoáng chất vào môi trường nước để tôm mau lột vỏ và kích thích nhanh cứng vỏ:

tom11 2

Khoáng Azomite thường được sử dụng để giúp tôm mau cứng vỏ

Nguồn: Công ty Tin Cậy

5. Ủ men vi sinh EM2 từ EM-Aqua để tạt vào môi trường nước xử lý chất hữu cơ dư thừa, tảo độc, làm giảm vi khuẩn có hại và ổn định chất lượng nước:

tom12 3

Sử dụng EM-Aqua ủ thành EM2 để cải thiện chất lượng nước trong ao

 Nguồn: Công ty Tin Cậy

Để tìm hiểu thêm cách ủ này, kính mời quý bà con mình vui lòng tham khảo thêm tại:

Quan trọng hơn hết chính là công tác phòng bệnh, vì bà con hiểu rằng phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh, Bệnh đóng rong, đóng nhớt trên tôm do rất nhiều nguyên nhân gây ra, do đó để phòng bệnh này, bà con nên áp dụng những phương pháp sau:

  1. Công tác cải tạo ao nuôi nên được thực hiện thật tốt và chú trọng hàng đầu vì sau một vụ, chất hữu cơ dư thừa tồn tại rất nhiều, do đó nên làm sạch mùn bã hữu cơ dưới ao và các mầm bệnh tiềm ẩn.

tom13JPG 1

Công tác cải tạo ao luôn luôn được đặt lên hàng đầu trong khâu phòng bệnh

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Đức An tại Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. Trong vụ nuôi thường xuyên xử lý đáy bằng Chế phẩm sinh học PON-PRONEW (BIO-TC7-DB) để cải tạo đáy ao, làm sạch đáy ao và không tạo môi trường để mầm bệnh phát triển.

tom14 1

Men vi sinh xử lý đáy PON-PRONEW (BIO-TC7-DB)

Nguồn: Công ty Tin Cậy

Bà con có thể truy cập đường dẫn: https://thuysantincay.com/ để tìm hiểu sản phẩm Men vi sinh xử lý đáy PON-PRONEW (BIO-TC7-DB)và các sản phẩm ứng dụng trong nuôi thủy sản nhé.

  1. Định kỳ nên sử dụng Chế phẩm sinh học EM-Aqua để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi trong ao, cải thiện chất lượng nước và tạo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

tom15JPG

Chế phẩm sinh học EM-Aqua sau khi ủ tăng sinh thành công

Nguồn: Công ty Tin Cậy

  1. Thường xuyên kiểm tra nhá ăn để quan sát và phát hiện sớm các dấu hiệu sơ khai của bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

tom16 2

Kiểm tra nhá ăn mỗi ngày để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh

Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Đức An tại Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để hệ tiêu hóa của tôm luôn khỏe mạnh:

tom17

Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất định kỳ vào thức ăn cho tôm

 Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Tình tại Tiền Giang

  1. Tăng cường oxy hòa tan bằng quạt nước hoặc sục khí đáy để tôm có đầy đủ oxy sinh trường và hô hấp, hạn chế sự thiếu oxy sẽ làm mầm bệnh dễ tấn công.

tom18

tom19

Tăng cường oxy hòa tan bằng quạt nước và sục khí đáy dưới ao nuôi

Nguồn: Hình ảnh ao nuôi tôm của Anh Phương tại Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

Bệnh đóng rong, đóng nhớt xảy ra trên tôm cũng không quá nguy hiểm nếu như bà con mình thường xuyên kiểm tra tôm để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh cơ bản, để từ đó có những giải pháp trị bệnh hợp lý và quan trọng hơn hết là vấn đề phòng bệnh từ khi cải tạo ao bắt đầu nuôi. Tin Cậy hôm nay đã chia sẻ tất cả các vấn đề liên quan đến bệnh đóng rong, đóng nhớt và hi vọng sẽ hỗ trợ kịp thời cho bà con mình những biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả nhé.

TIN CẬY KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON MÌNH CÓ NHỮNG VỤ NUÔI THẬT THÀNH CÔNG VÀ SẠCH BỆNH NHÉ!

Mọi vấn đề thắc mắc cũng như những chia sẻ góp ý, xin quý bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp. HCM

Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 2490909 307 123 – 0903 908 671

Website: https://tincay.com –  https://thuysantincay.com

Facebook: https://www.facebook.com/Tincaycorp/  – https://www.facebook.com/tincay/fb.me/webthuysan

Youtube: youtube.com/c/CtyTinCậy  – youtube.com/c/Nôngnhàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo