Bệnh đốm đen trên tôm thường xảy ra ở gian đoạn tôm từ 20-90 ngày tuổi và đặc biệt bệnh tập trung nhiều nhất ở gian đoạn 25 – 45 ngày tuổi. Tôm dễ mắc bệnh ở gian đoạn chuyển mùa thời tiết thất thường kéo dài hoặc độ mặn thấp.

1. Biểu hiện bệnh

Biểu hiện Bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh đốm đen trên tôm

2. Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm

* Nguyên nhân chính là yếu tố môi trường bất lợi:
  • Do nước dơ bẩn hoặc bị ô nhiễm xuất hiện nhiều loại vi khuẩn trong nước. Đầu tiên nhóm nấm, nguyên sinh động vật tấn công làm cho vỏ tôm (kitin) mòn là cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh tấn công vào bên trong cơ thể. Khi vỏ tôm mòn, vi khuẩn tấn công vào tôm sẽ tiết ra sắc tố melanin (sắc tố có màu đen), sắc tố này sẽ hàn gắn các vết thương và chống lại vi khuẩn gây bệnh tạo ra tôm có nhiều đốm đen li ti.

Bệnh đốm đen trên tôm

  • Môi trường nước bị ô nhiễm nặng dẫn đến tích tụ các khí độc trong ao cao như: NH3, NO2,…làm hàm lượng oxy hòa tan thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển
  • Độ kiềm thấp
  • Độ mặn khác nhau.
* Do thời tiết:

Quá trình chuyển mùa: nắng mưa, những biến động môi trường làm tôm dễ bị sốc và dễ bị nhiễm các mầm bệnh

* Do chưa quản lý tốt chất lượng nước.

3. Bệnh pháp phòng bệnh

  • Cải tạo ao, cải tạo đầu vụ diệt khuẩn kỹ lưỡng
  • Chọn giống chất lượng tốt
  • Mật độ thả nuôi phù hợp
  • Thường xuyên quan sát tôm trong vó hoặc chài tôm định kỳ hàng tuần để quan sát kiểm tra sức khỏe tôm, phát hiện sớm từ đó có biện pháp xử lý kịp thời tránh để đàn tôm bị nhiễm bệnh với tỷ lệ cao.

tom4 1

Kiểm tra tôm trong vó hoặc chài tôm

  • Đảm bảo chất lượng nguồn nước, thường xuyên theo dõi trình trạng vệ sinh ao
  • Đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng khoáng trong ao nuôi,…
  • Quản lý thức ăn tôm, hạn chế thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Bổ sung khoáng, vitamin giúp tôm tăng sức đề kháng.
  • Kiểm tra hàm lượng oxy trong ao nuôi thường xuyên

4. Điều trị bệnh

* Đối với môi trường nước:

– Sử dụng các sản phẩm phù hợp để diệt khuẩn trong ao tùy theo giai đoạn tôm

– Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân hủy bùn đáy ao.

tom5

Đồng thời sử dụng sử dụng men vi sinh BIO-PRONEW (BIO-TC3) xử lý khí độc NH4/NH3 và men vi sinh BIO-TCXH (BIO-TC8) xử lý khí độc NO2 bà con có thể tìm hiểu sản phẩm tại đây:

tom7

  • Thường xuyên kiểm tra lượng khí độc: NH3, NO3 tồn động trong ao nuôi bằng test sera để phát hiện sớm có những biện pháp xử lý kịp thời.

tom6

* Đối với tôm:

Giảm cho tôm ăn từ 10 – 30 % lượng cho ăn hằng ngày

Bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm

Không sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh.

Tùy theo tỷ lệ nhiễm bệnh 10 -20% khả năng điều trị tốt hơn hiệu quả hơn so với mức độ nhiễm bệnh cao hơn 40%

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con có cách phòng tránh, phát hiện kịp thời, xử lý bệnh đốm đen trên tôm để tránh gây thiệt hại cho ao nuôi tôm.

Tin Cậy kính chúc bà con có một mùa bội thu!

Mọi vấn đề thắc mắc cũng như những chia sẻ góp ý, xin quý bà con vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp. HCM

Điện Thoại: (028) 2253 3535 –0902 885 547 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email:hiennguyen@tincay.com;kinhdoanh@tincay.com;tincaygroup@gmail.com;  tincay@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo