Bệnh Đỏ Thân Trên Tôm, Cách Phòng Và Trị
Dấu hiệu ban đầu của bệnh đỏ thân sẽ đánh lừa nhiều bà con, là tôm ăn mạnh và ăn rất bình thường. Có một số con tôm chết sẽ nổi lên và tấp mé, đàn còn lại vẫn ăn bình thường. Tình trạng này sẽ kéo dài như vậy đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì đàn tôm bắt đầu bỏ ăn, chết đồng loạt.
Tôm sẽ chết 100% chỉ sau 5-7 ngày nhiễm bệnh. Do đó để phòng và trị bệnh đỏ thân trên tôm hiệu quả thì bà con cần phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Cùng Tin Cậy tìm hiểu cách xử lý tình huống này như thế nào nhé bà con.
Nguyên nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ và tôm sú
Cách phòng và trị bệnh đỏ thân trên tôm
Nguyên nhân từ virus WSSV
Các nhà khoa học chưa nghiên cứu được thuốc đặc trị bệnh do virus WSSV gây ra, do đó nếu ao tôm của bà con bị bệnh do nguyên nhân từ virus thì chỉ có cách thu sớm, nếu tôm còn nhỏ thì đành chấp nhận bỏ vụ này.
Ao bị bệnh đỏ thân bà con đừng vội vàng cải tạo chuẩn bị cho vụ nuôi mới, nên cho ao có thời gian nghỉ, tái tạo lại môi trường nền đáy. Bà con cấp nước vào ao, thả cá rô phi nuôi ít nhất 1 – 2 tháng để tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại, tái tạo lại môi trường ao nuôi, rồi vụ sau mới lại thả tôm, tránh mầm bệnh từ vụ này lây qua vụ sau.
Qua vụ mới cần phải xử lý kỹ hơn, diệt cá tạp bằng thuốc cá bao (có hiệu quả rất lớn nhưng tác dụng phụ là ảnh hưởng đến tôm, làm đất cằn cỗi, bạc màu, 15 ngày mới tan hết thuốc nên thời gian chuẩn bị đầu vụ sẽ kéo dài hơn). Thuốc cá bao diệt được cả cá bống diêm, cá rô, ốc đinh,… là những ký chủ mang mầm bệnh khó diệt.
Sau đó diệt khuẩn toàn bộ ao bằng Chlorine với liều lượng 30 kg/1.000m3, hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa với nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi xả bỏ, lấy nước mới vào ao.
Tin Cậy là đơn vị uy tín cung cấp Chlorine Nhật Bản và Ấn Độ chính hãng, giá tốt trên thị trường. Bà con liên hệ khi có nhu cầu nhé.
Nguyên nhân từ vi khuẩn Vibrio
Vibrio là nhóm vi khuẩn yếm khí không bắt buộc, thuộc gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước nhỏ bé, bơi nhờ một lông ở đầu. Là loài vi khuẩn cơ hội, khi tôm sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng,… làm sức đề kháng của tôm suy giảm, đây là lúc Vibrio bùng phát mạnh mẽ và tấn công gây bệnh cho tôm.
Ngoài bệnh đỏ thân, Vibrio còn là nguyên nhân gây ra bệnh phát sáng, hoại tử gan tụy gây chứng tôm chết sớm, bệnh phân trắng, rụng râu, gãy càng,…
Nếu Aeromonas thống trị môi trường nước ngọt thì Vibrio làm “bá chủ” trong môi trường nước lợ và nước mặn. Những chủng gây bệnh cho động vật thuỷ sản là: V.alginolyticus; V.anguillarum, V.ordalii, V.salmonicida, V.parahaemolyticus, V.harvey, V.vulnificus,….
Bệnh đỏ thân do vi khuẩn Vibrio nếu phát hiện sớm có thể điều trị bằng kháng sinh Doxycycline HCl:
Chú ý: hòa thuốc với một ít nước, rồi trộn đều vào thức ăn, để yên 15-20 phút cho thuốc ngấm trước khi cho ăn.
Ngưng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch 28 ngày!
Nguyên nhân từ môi trường ô nhiễm
Song song với cho ăn kháng sinh thì bà con phải xử lý môi trường theo các bước sau:
- Diệt khuẩn toàn bộ ao bằng hóa chất BKC 800 với liều lượng 1 lit/ 2.000m3 nước. Xử lý lúc trời nắng gắt. Chú ý pha loãng thuốc với nước theo tỷ lệ 1:20 (1 lít thuốc trong 20 lít nước) rồi tạt đều khắp ao, sau đó mở hệ thống quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy để thuốc phân bố đều.
- Xi phông đáy ao và thay nước mới.
- Dùng Yucca để hấp thu khí độc trong ao, cấp cứu cho tôm, phân hủy nhanh chất hữu cơ dư thừa. Liều lượng sử dụng là 500ml/ 2.500m3 nước. Xử lý lúc trời mát. Chú ý hòa 500 ml Nova-Yucca Plus với 50 lít nước ao, tạt đều và mở máy quạt nước.
- Tạt vitamin C để tăng sức để kháng cho tôm trong thời gian tôm bị bệnh.
- Dùng vi sinh liều cao để kiểm soát môi trường, xử lý mùn bã hữu cơ, ức chế vi khuẩn Vibrio. Kết hợp 2 dòng vi sinh hiệu quả là EM1 và Pond Pro như sau:
Tạt trực tiếp:
Hòa 100gr Pond Pro + 2 lit EM1 (hoặc 20 lit EM2) + 36 lit nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000m3 nước ao vào buổi sáng.
Ủ tăng sinh:
Hòa 250gr Pond Pro + 2 lit mật rỉ đường + 1 lit EM1 + 36 lit nước sạch, ủ sục khí liên tục trong 3 tiếng. Sau đó tạt 10 lit men đã ủ cho diện tích 2.000m3 nước ao vào buổi sáng. 3-7 ngày tạt 1 lần.
Tin Cậy có combo vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng hiệu quả xử lý cho bà con, tham khảo ở đây: https://tincay.com/combo-em1-va-men-vi-sinh-xu-ly-day/
Bệnh đỏ thân là bệnh nguy hiểm vì lây lan nhanh và khiến tôm chết đồng loạt dễ làm bà con trở tay không kịp, do đó cần quan sát kỹ ao mỗi ngày và phòng ngừa bệnh ngay từ khi vô vụ mới. Việc xử lý sạch môi trường nước không chỉ giúp phòng bệnh đỏ thân mà còn phòng các bệnh khác như đốm trắng, chết sớm, gan tụy, đường ruột,…
Cảm ơn bà con đã theo dõi đến cuối bài. Tin Cậy mong rằng bài viết này đã đem đến nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp lại bà con ở những bài viết sau!
Tác giả: Trinh Nguyễn
Mọi thắc mắc về bài viết “Bệnh đỏ thân trên tôm, cách phòng và trị”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10