Phát Hiện Và Phòng Trị Sớm Bệnh Đỏ Thân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng Và Tôm Sú
Bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng là một trong những bệnh nguy hiểm. Trong ngành công nghiệp tôm ở cả trên thế giới vẫn chưa có hướng điều trị. Độ nguy hiểm của bệnh là có thể gây chết 100%, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của hộ nuôi. Vậy nên phải có biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm nếu ao nuôi chúng ta có nguy cơ phát bệnh. Để có biện pháp xử lý tốt nhất tránh gây thiệt hại cho người nuôi, hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu và tìm cách phòng trị hiệu quả

Sơ lược về bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú
Dấu hiệu của bệnh
Tất cả các gian đoạn của tôm đều có thể nhiễm bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm trên nhiều loại giáp xác như : cua, hến,chem chép…Nên các dấu hiệu khởi nguồn sẽ bắt đầu từ việc lây nhiễm trong nguồn nước. Đặc biệt trên các loài giáp xác, cá tạp trong ao nuôi trước khi lây nhiễm sang tôm nuôi.
Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất bằng mắt thường :
- Thấy giáp xác như Cua, chem chép có các dấu hiệu đỏ, vết đỏ trên thân
- Tôm ăn yếu, tiêu thụ thức ăn kém, ruột rỗng, không có thức ăn. Tôm bơi tấp bờ, cơ thể tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm

- Xuất hiện đốm trắng ở vỏ tôm, đặc biệt ở phần đầu ngực. Đồng thời thân tôm chuyển sang màu đỏ.
- Tôm có thể chết rải rác sau 5 – 7 ngày bị nhiễm bệnh, thậm chí có thể chết 100% ao nuôi.
Nguyên nhân gây bệnh
- Virus WSSV là tác nhân chính gây bệnh đỏ thân trên tôm sú. Ngoài ra, nhóm vi khuẩn Vibrio (Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus) tuy không là nguyên nhân chính gây bệnh nhưng chúng tác động khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trong diện rộng.
- Đặc biệt vào mùa đông xuân, nhiệt độ xuống thấp dưới 300C. Lúc này, mầm bệnh rất dễ phát sinh và bùng phát
- Giáp xác, cá tạp trong ao thường mang mầm bệnh. Khi gặp điều kiện thời tiết hoặc môi trường nước thích hợp sẽ bùng phát trên diện rộng.
- Nhập nguồn tôm giống không đạt chất lượng kháng bệnh. Qua đó nuôi một thời gian, bệnh bùng phát và khó có hướng giải quyết kịp thời.
Cách phòng trị

Hầu hết tất cả các mầm bệnh trên tôm bùng phát hiện nay có 3 nguyên nhân gây bệnh. Do nhiễm virus, do môi trường và nhiễm khuẩn. Vậy nên chúng ta cần xoay quanh những vấn đề này để có biện pháp phòng trị bệnh ngay từ lúc ban đầu.
- Chọn con giống đạt chuẩn sạch bệnh là vấn đề tất yếu và quan trọng quý bà con cần lưu ý
- Chọn mùa vụ thích hợp, nếu nuôi ở vụ đông xuân thì cần phải điều chỉnh nhiệt độ ao nuôi không nên xuống thấp hơn 300C.
- Xử lý, cải tạo đáy ao bằng cách đánh Chlorine để diệt giáp xác hoang dã, động vật và các cá thể mang mầm bệnh khác. Phơi đáy ao trước khi vào vụ nuôi mới. Sau đó cấy vi sinh EM1 cho ao nuôi.
- Trong quá trình nuôi có thể diệt vi khuẩn bằng NOVA NTC … và cấy lại hệ vi sinh bằng EM1 cũng như bổ sung các loại khoáng chất và Vitamin tăng sức đề kháng cho tôm như NOVA-C, NOVAMIX S,…


Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Lời kết
Tin Cậy khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học. Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi và bổ sung thêm các loại men vi sinh. Qua đó tăng cường sức đề kháng cho tôm trước những mầm bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Mọi thắc mắc về “Phát hiện và phòng trị sớm bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cá Bị Nấm Bệnh Xử Lý Như Thế Nào?
Cá Bị Nấm Bệnh Xử Lý Như Thế Nào? Bệnh nấm trên cá cũng là [...]
Th11
Tình Trạng Hồ Câu Giải Trí Thường Gặp – Giải Pháp Xử Lý
Tình Trạng Hồ Câu Giải Trí Thường Gặp – Giải Pháp Xử Lý Thủy Sản [...]
Th11
Giải Pháp Phòng Tôm Bị Xanh Gan, Trống Ruột
Giải Pháp Phòng Tôm Bị Xanh Gan, Trống Ruột Trước tình hình thời tiết thất [...]
Th11
Tảo Độc Trong Ao Nuôi Tôm Và Giải Pháp Xử Lý
Tảo Độc Trong Ao Nuôi Tôm Và Giải Pháp Xử Lý Tảo có vai trò [...]
Th10
Giải Pháp Phòng Bệnh EHP Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Giải Pháp Phòng Bệnh EHP Trên Tôm Thẻ Chân Trắng EHP là bệnh vi bào [...]
Th10
Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả Ao Tôm Khi Trời Mưa
Giải Pháp Xử Lý Hiệu Quả Ao Tôm Khi Trời Mưa Mùa mưa, đặc biệt [...]
Th10