Ảnh Hưởng Của pH Đến Ao Nuôi Tôm
Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mang lại thu nhập cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng tăng, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tôm.
Một trong những chỉ tiêu mà bà con rất ít quan tâm đến nhưng lại có sự ảnh hưởng xuyên suốt từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi là pH, pH là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydro trong nước (H+) hay thể hiện tính axit hay bazơ của nước. Như vậy, pH ảnh hưởng đến ao tôm như thế nào thì mời bà con cùng tham khảo thông tin qua bài viết này.
Ảnh hưởng của pH đến ao nuôi tôm (hệ sinh thái ao và sức khỏe tôm)
Đối với hệ sinh thái:
- Khi pH quá cao (mang tính bazo) thường sẽ làm trong nước, khó gây màu và thủy sinh vật đáy phát triển và tạo ra biến động pH trong ngày rất lớn. Nguồn nước này không phù hợp cho nuôi tôm, cần hạ pH xuống mức 7,5-8 thì sẽ phù hợp cho tôm nuôi.
- pH quá thấp (mang tính axit) cũng ảnh hưởng đến tảo và vi sinh vật trong nước. Ngoài ra, pH còn thấp do nước bị nhiễm phèn, sụp tảo và trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ trong nước.
- Tảo quang hợp và phát triển mạnh gây ra dao động pH điều này cho thấy môi trường bị phú dưỡng và thành phần loài của tảo thay đổi theo chiều hướng không tốt (ví dụ: ao bị tảo lam thường có pH rất cao).
Đối với sức khỏe tôm:
- Khi pH vượt ngưỡng có ảnh hưởng bất lợi trên tôm như làm tôm chậm lột, suy giảm miễn dịch, stress.
- Mất cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Khi nuôi tôm trong giai đoạn lột vỏ, nếu pH giảm quá thấp rất dễ gây hiện tượng tôm dính chân không lột được ra khỏi vỏ. pH biến đổi ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của tôm khiến tôm còi cọc, không lớn và suy giảm hệ miễn dịch dễ nhiễm các mầm bệnh tồn tại trong ao.
- Suy giảm khả năng trao đổi khí ở mang, làm tôm ngạt và nổi đầu
- Làm chậm hoặc không liên tục quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Làm biến đổi độc tính của những chất khác trong nước, đặc biệt là các loại khí độc NH3, NO2, H2S,…dễ bùng phát và ảnh hưởng cho tôm.
- pH tăng cao sẽ làm nồng độ khí độc NH3 trong nước tăng cao, pH giảm thấp sẽ làm bùng phát khí độc H2S trong ao. Hai loại khí độc này cực kỳ nguy hiểm và ảnh hưởng đến tôm nuôi rất nhiều.
Theo dõi chỉ tiêu nước mỗi ngày để có biện pháp xử lý khi xảy ra biến động
Các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm pH trong nước
- Khí độc NH4+/NH3 tồn tại trong ao gây phản ứng nitrat hóa của vi khuẩn và oxy làm giảm kiềm trong nước, ảnh hưởng đến pH.
- Tảo quang hợp trên nguyên tắc lấy CO2 vào ban ngày và nhả trở lại CO2 vào ban đêm làm pH dao động trong ngày lớn nếu mật độ tảo trong ao càng lớn thì biến động pH trong ngày càng lớn.
- Vùng đất phèn => pH thấp do phèn làm giảm pH nước.
- Sụp tảo, mưa nhiều, rửa trôi phèn vào ao nuôi cũng làm giảm pH.
Phương pháp khắc phục pH thấp và cao trong thực tế
- Nên kiểm tra pH thường xuyên trong ngày vào sáng sớm và lúc chiều để nắm được sự giao động pH mà có giải pháp xử lý thích hợp khi pH biến động. Có thể kiểm tra pH bằng nhiều cách như dùng bút đo điện tử hoặc dùng bộ test nhanh Sera để kiểm tra.
→Tham khảo sản phẩm: Test nhanh pH ao nuôi – Sera
Khi pH thấp:
- Trên thực tế hiện nay người ta thường dùng các loại vôi để cải thiện pH thấp và đôi khi sử dụng phân lân đối với những vùng nuôi bị phèn tiềm tàng. Nhưng cách này làm nước trong ao nóng lên , đôi khi ảnh hưởng đến tôm.
- Ngoài ra, vôi Canxi, Dolomite giúp ổn định pH của nước tốt nhưng độ hòa tan thường kém và bị giới hạn độ tan khi pH > 8,3.
- Vôi nóng và vôi tôi thường làm tăng pH tốt hơn bởi khả năng khử CO2 trong nước tốt hơn. Nhưng cũng không nên ứng dụng liều lượng quá cao làm pH tăng đột ngột gây ảnh hưởng không tốt cho tôm.
Khi pH cao:
- Làm giảm pH bằng mật đường, bột gạo kết hợp với sục khí vi sinh cũng là một giải pháp hiệu quả. Có thể dùng men vi sinh EM-AQUA đã ủ với mật rỉ đường tạt đều xuống ao sẽ giúp cân bằng lại pH trong ao nuôi
- Và 1 phần trong biến động pH còn do độ kiềm trong nước thấp. Do vậy, khi mật độ tảo quá cao cần ưu tiên cho việc thay nước và nâng độ kiềm luôn ở mức > 120 mg/lít. Hoặc cũng có thể cắt bớt tảo bằng vi sinh để an toàn với tôm và không gây biến động quá lớn trong ao nuôi.
Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản
Khi pH trong ao tôm tăng quá cao, bà con cần ủ men EM AQUA với mật rỉ đường để tăng sinh rồi tạt xuống ao với liệu lượng 5 lít thứ cấp cho 1000m3:
- 3-7 ngày sử dụng 1 lần và tạt suốt vụ
- Tạt vào sáng sớm lúc 9-10h sáng, và trước khi tạt nhớ chạy quạt khí để cung cấp Oxy cho tôm.
- Trường hợp cần dùng gấp, bà con có thể sử dụng EM AQUA gốc để xử lý nước ao nuôi cũng được- liều lượng vẫn là 1 lít men gốc/ 1000 m3 nước ao.
Bà con có thể tham khảo video mà khách hàng của Tin Cậy sử dụng vi sinh cho ao nuôi của mình tại đây:
Hiện nay, thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi tôm của bà con. Vì thế, bà con cần hết sức quan tâm sự thay đổi trong ao tôm; đặc biệt là yếu tố pH ảnh hưởng của mình để có những biện pháp phù hợp cải thiện môi trường cho tôm phát triển đồng đều và mang lại thu nhập cao cho mình.
Tác giả: Lâm Hiệp
Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!
Mọi thắc mắc về “Ảnh hưởng của pH đến ao nuôi tôm”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10