9 Nguyên Nhân Làm Tôm Chậm Lớn Và Giải Pháp Khắc Phục

Tôm chậm lớn, kém ăn là vấn đề mà nhiều bà con đang gặp phải trong quá trình nuôi tôm, làm kéo dài thời gian nuôi, tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí sản suất, giảm năng suất và giảm hiệu quả kinh tế, gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tôm mắc bệnh, con giống kém chất lượng, mật độ nuôi quá dày… ảnh hưởng bởi các môi trường ao nuôi, thức ăn, dịch bệnh, vi khuẩn, virus,…

Do đó, bà con cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh để có liệu pháp điều trị tôm kịp thời, cần có hướng khắc phục để mang lại hiệu quả cho vụ nuôi. Vậy tôm chậm lớn có những nguyên nhân nào? Biện pháp khắc phục như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế?

1. Chọn con giống chưa tốt, con giống kém chất lượng

Hiện nay do nhu cầu thả nuôi tôm của bà con rất nhiều nhưng lượng cung cấp tôm giống chất lượng ở các cơ sở sản xuất uy tín có giới hạn. Nhiều bà con thường lấy nguồn tôm giống ở cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ lẻ, không có thương hiệu trên thị trường để giá tôm giống được rẻ hơn.

Tuy nhiên tôm giống ở các cơ sở này thường không được kiểm soát, kiểm dịch, chất lượng kém không đảm bảo. Các cở sở này thường dùng tôm mẹ khoảng 150 g/con hoặc ép cho sinh sản nhiều lần bằng việc sử dụng các biện pháp kích thích, kháng sinh,…làm cho tôm giống PL (post larva) có sức tăng trưởng kém, khả năng miễn dịch thấp khi đưa vào ao nuôi.

Nguyên nhân làm tôm chậm lớn và giải pháp khắc phục
Nguyên nhân làm tôm chậm lớn và giải pháp khắc phục

Giải pháp:

  • Lựa chọn con giống của cở sở sản xuất có uy tín.
  • Sàng lọc lựa chọn những con giống khỏe, không bị bệnh, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều,…
  • Kiểm tra bệnh trên tôm trước khi thả nuôi, hoặc đưa mẫu tôm tới trung tâm kiểm dịch tôm giống.
  • Tôm giống đạt yêu cầu thả nuôi (kích cỡ với tôm sú PL 15, tôm thẻ PL 12)

2. Mật độ thả nuôi quá dày

Thả nuôi với mật độ quá dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chậm lớn ở tôm thẻ.

Giải pháp:

  • Mật độ thả nuôi vừa phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật của người nuôi
  • Định kỳ chài lưới, san thưa kiểm tra đánh giá số lượng tôm có trong ao.
  • Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa, vitamin C giúp tôm ăn khỏe, tăng cường sức đề kháng và môi tường nước ao nuôi tốt và ổn định.

3. Thức ăn không đảm bảo chất lượng

Thức ăn kém chất lượng, ẩm mốc, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng cần thiết cho tôm sinh trưởng và phát triển cũng là nguyên nhân làm tôm chậm lớn

Giải pháp:

  • Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường.
  • Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng
  • Đảm bảo đầy đủ thông số về thành phần, cách sử dụng, bảo quản
  • Tính chất thức ăn phải đồng nhất và có độ bền bỉ khi bỏ vào nước
  • Thức ăn nuôi tôm cần được bảo quản đúng cách, đúng nơi quy định tránh đặt dưới sàn nhà ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm giảm chất lượng của thức ăn.
Thức ăn không đảm bảo chất lượng - Nguyên nhân làm tôm chậm lớn
Thức ăn không đảm bảo chất lượng – Nguyên nhân làm tôm chậm lớn
Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường
Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường
Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường
Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường

4. Khoáng chất và môi trường

Hai yếu tố khoáng chất và độ kiềm trong ao nuôi không đạt mức tối ưu cho tôm phát triển sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Trong ao nuôi khi độ kiềm quá cao hoặc quá thấp không ở mức tối ưu tôm sẽ bị bó, khó lột xác. Khoáng chất trong ao không đủ cho tôm thực hiện quá trình lột xác cũng là nguyên nhân làm cho tôm chậm lớn.

Giải pháp

  • Kiểm tra các yếu tố môi trường nước thường xuyên, điều chỉnh chỉ tiêu pH, KH, oxy hòa tan, NH3, NO2,…nhiệt độ ở mức tối ưu cho tôm phát triển tốt
  • Bổ sung khoáng chất vi lượng và đa lượng cần thiết cho tôm: vôi canxi, khoáng kali, … định kỳ để giúp tôm tôm mau lớn, mau lột xác, cứng vỏ nhanh,…
  • Bổ sung khoáng cho tôm bằng hai cách: cách thứ nhất là hòa tan trực tiếp khoáng vào trong nước ao nuôi, cách thứ 2 là bà con mình trộn vào thức ăn cho tôm cá ăn để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm.

5. Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm chậm phục hồi không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần.

Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng
Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng

Giải pháp:

  • Cần quan sát theo dõi tôm thường xuyên, khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời và trị dứt điểm.
  • Sau đó bổ sung men tiêu hóa BIO-TC1 DB vào thức ăn bổ sung vi sinh có lợi cho tôm để cải thiện hệ vi sinh vật, giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.

6. Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng

Vi bào tử trùng do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) sẽ tấn công vào  trong tế bào gan tụy, ruột của tôm, làm cho hệ thống gan tụy, ruột tôm bị hư hại. Đồng thời chúng sẽ hấp thu hết những chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm không đủ khả năng tăng trưởng và lột xác, tôm chậm lớn

Bệnh này không có dấu hiệu đặc biệt của bệnh chỉ nghi ngờ với sự xuất hiện của sự tăng trưởng chậm bất thường trong ao.

 Giải pháp:

  • Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh EHP, BMV, HPV… Xét nghiệm con giống, tuyệt đối không để cua còng vào ao, diệt giáp xác thật kỹ khi thả nuôi.
  • Tẩy dọn ao, diệt khuẩn dụng cụ vật tư trang thiết bị
  • Nên có ao lắng, xử lý diệt khuẩn tốt nguồn nước ở ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi
Nên có ao lắng, xử lý diệt khuẩn tốt nguồn nước ở ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi
Nên có ao lắng, xử lý diệt khuẩn tốt nguồn nước ở ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi
  • Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sốc trong quá trình nuôi.
  • Dùng chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ để xử lý tốt môi trường nước hạn chế dịch bệnh.
Chế phẩm sinh học EM Aqua cho ao nuôi tôm
Chế phẩm sinh học EM Aqua cho ao nuôi tôm

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

7. Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP

Tôm chậm lớn, còi cọc với các dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nặng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn. Trường hợp này, bà con cần phải tách những con tôm còi ra khỏi ao nuôi.

Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP
Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP

Giải pháp:

  • Chọn tôm giống chất lượng từ đơn vị uy tín, giống khỏe mạnh không bị nhiễm virus EHP.
  • Tiến hành tẩy dọn, sên vét đáy ao đồng thời diệt tạp chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng. Nên có ao lắng, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi tôm, đảm bảo nguồn nước sạch, màu nước ổn định khi thả giống.
  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước: pH, KH, oxy hòa tan,…cân bằng các yếu tố ở mức tối ưu giúp tôm khỏe mạnh không bị sốc trong suốt vụ nuôi.
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua xử lý đáy ao nhằm phân hủy các chất mùn bã, hữu cơ tích tụ lâu ngày, hỗ trợ làm sạch nước ao tránh virus có hại phát triển mạnh gây hại cho tôm.
Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua xử lý đáy ao
Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua xử lý đáy ao
  • Bổ sung men tiêu hóa BIO-TC1 DB cung cấp vi sinh có lợi, vitamin C vào khẩu phần thức ăn nuôi giúp tôm tăng sức đề kháng, ổn định đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt nhất.
Men tiêu hoá dạng bột cho thuỷ sản
Men tiêu hoá dạng bột cho thuỷ sản

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

8. Bà con lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong phòng và trị bệnh

Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giảm khả năng hấp thụ khiến tôm bị chai, chậm lớn.

Giải pháp:

  • Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc.
  • Không nên dùng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, sử dụng quá nhiều có thể gây kháng thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.

9. Ngoài các nguyên nhân trên thì nước ao nuôi bị ô nhiễm, bẩn cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc

Bà con cần phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố như pH, KH, NO2, NH3… Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước và ổn định môi trường ao nuôi.

Một số giải pháp giúp tôm mau lớn

  • Chọn con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cơ sở xuất có uy tín trên thị trường,
  • Chọn thức ăn chất lượng, uy tín, không nấm mốc, đủ thành phần, chất dinh dưỡng cho tôm phát triển, bảo quản đúng điều kiện quy định,…
  • Thường xuyển kiểm tra nhá để theo dõi tôm, theo dõi lượng thức ăn, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm.
  • Bổ sung định kỳ men tiêu hóa, vitamin C, khoáng chất cần thiết cho tôm phát triển
  • Ổn định môi trường ao nuôi, bổ sung các loại chế phẩm vi sinh định kỳ để xử lý tốt môi trường nước: phân hủy chất hữu cơ thức ăn dư thừa, giữ môi trường nước luôn trong sạch giúp tôm khỏe mạnh, phát triển tốt nhanh về đích. Đồng thời điều chỉnh hàm lượng oxy, độ pH, độ kiềm phù hợp, duy trì chế độ quạt nước, mực nước hợp lý.
  • Đặc biệt, nuôi tôm 4 giai đoạn là giải pháp giúp tôm lớn nhanh hơn được nhiều bà con áp dụng và nuôi thành công, mang lại năng suất lợi ích kính tế cho bà con.

Nuôi tôm 4 giai đoạn được áp dụng với nhiều ưu điểm: Bà con dễ quản lý môi trường nước ao nuôi, luôn tạo môi trường nước trong sạch tạo điều kiện cho tôm phát triển vì tôm luôn thích môi trường nước mới, kích thích tôm lột xác mau lớn, kiểm soát được mật độ nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, giảm chi phí giai đoạn nuôi đầu, rút ngắn thời gian nuôi, tôm nhanh về đích,…

Để tìm hiểu về nuôi tôm 4 giai đoạn bà con mình xem clip chi tiết tại đây:

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “9 nguyên nhân làm tôm chậm lớn và giải pháp khắc phục”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo