7 Loại Thảo Dược Quý Trong Nuôi Tôm
Trước tình hình lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm như hiện nay, gây ra tình trạng kháng thuốc, tồn dư lượng kháng sinh diễn ra ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng tôm nuôi. Hiện nay, việc lựa chọn sử dụng các loại thảo dược quý trong nuôi tôm được xem là phương pháp tối ưu, giúp người nuôi tiết kiệm chi phí, giải quyết các vấn đề môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và tạo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Các loại thảo dược đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh vì thành phần hoạt tính với chất chống oxy hóa, chống vi khuẩn, chống stress, đồng thời kích thích sự tăng trưởng, thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch. Việc sử dụng định kỳ các loại chế phẩm chiết xuất từ thảo dược là bài thuốc hữu hiệu trong công tác phòng bệnh, có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh độc hại.
Sau đây là 7 loại loại thảo dược quý trong nuôi tôm được chúng tôi sưu tầm được:
1. Tỏi:
Trong tỏi có chứa chất alliin – đây là một axit amin hữu cơ khi đập dập, chất này sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline.
Tỏi được sử dụng phòng trị bệnh phân trắng, đường ruột trên tôm với liều lượng 10 – 15g tỏi tươi nghiền nát trộn với 1kg thức ăn/1 ngày, cho ăn 5 ngày liên tục/đợt/tháng.
Hoặc bà con có thể sản xuất ra EM tỏi từ chế phẩm vi sinh EM Aqua trộn vào thức ăn cho tôm.
- Đầu tiên, ủ EM5 từ chế phẩm EM Aqua:
Lấy 1 lít EM Aqua gốc + 1 lít rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít Rượu (Rượu gạo,…) + 6 lít nước sạch, ủ kín (không mở nắp) trong vòng 3 ngày thì dùng được.
EM5 ủ thành công khi thấy xuất hiện từng lớp váng (lớp men) mỏng màu vàng nâu phủ kín bề mặt.
- Sản xuất EM tỏi từ EM5:
Cho lần lượt 8 lít nước, 1 kg tỏi xay nhuyễn, 1 lít EM5 vào bình có nắp đậy, sạch khuẩn, khuấy đều, đậy kín rồi ủ yếm khí trong 24h.
Sử dụng EM tỏi để phòng bệnh bằng cách lấy trộn 1 lít EM tỏi vào 10kg thức ăn, ủ 1h trước khi cho ăn, định kỳ 7 – 10 ngày bổ sung EM vào thức ăn/ngày. Trị bệnh, có thể sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
2. Diệp dạ châu (cây chó đẻ)
Diệp dạ châu loại thảo dược có chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính giúp:
- Bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan, phòng chống bệnh gan
- Hỗ trợ hệ miễn dịch trong cơ thể
- Tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể
- Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa
- Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp
Trong nuôi tôm có thể trộn diệp dạ châu với thức ăn để phòng bệnh bệnh teo gan, đốm trắng cho tôm và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Lấy diệp hạ châu mang về đun nước cô đặc và dùng nước cô đặc này trộn vào thức ăn cho tôm. Diệp hạ châu có vị đắng nên bước đầu nên trộn liều lượng ít để tôm quen dần.
Liều lượng trộn khoảng 5g/kg thức ăn. Sau đó tăng lên 8g/kg thức ăn hàng ngày
3. Cây cộng sản (bớp bớp, cỏ việt minh, cỏ lào, cây ba bốp, cây lốp bốp, cỏ Nhật)
Cộng sản là cây thân thảo, có chiều cao khoảng 2m với các cành mọc ngang. Thân và cành cây được phủ một lớp lông mịn. Lá có hình trái xoan, mọc đối xứng nhau. Lá nhọn ở đầu, ở thân tù với 3 gân chính. Mép lá có răng cưa. Lá có cuống dài 1 – 2cm.
Cây cộng sản có vị cay, hôi và tính ấm có tác dụng: sát trùng, khử khuẩn, chống viêm, kháng khuẩn, chống độc, đặc biệt trị phân trắng trên tôm.
Cho cây cộng sản vào nồi, đổ nước lấp xấp, đun sôi. Khi nước sôi để tiếp thêm 15 phút, Cho nước vào xô, để nguội rồi trộn vào thức ăn cho tôm ăn liên tục 2 ngày bệnh phân trắng sẽ hết.
4. Gừng
Gừng là một loài thảo dược quen thuộc thường xuyên được dùng để hỗ trợ tiêu hóa, phòng bệnh,…Gừng đã có hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, thúc đẩy tăng trưởng và kích thích miễn dịch đối với vật nuôi.
Các hợp chất phenolic trong gừng giúp làm giảm kích thích đường tiêu hóa do hội chứng phân trắng gây ra, kích thích sản xuất mật, ức chế co bóp dạ dày khi thức ăn và chất lỏng di chuyển qua đường ruột ở tôm. Đồng thời, gừng cũng có tác động đến các enzyme tiêu hóa của tôm và làm tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Điều này cho thấy gừng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát tác động của hội chứng phân trắng trong hệ thống tiêu hóa tôm.
Sử dụng: 20g gừng nghiền nát được trộn với 50 ml chất kết dính thức ăn, sau đó trộn với 1 kg thức ăn. Để khô trong 30 phút ở nơi ít ánh sáng trước khi cho ăn.
5. Đậu mười
Đậu mười hay đậu xanh bốn mùa là loài thực vật mọc trên vùng cao như Lào Cai và cũng được trồng ở nhiều nơi.
Như những loại đậu khác, đậu mười rất giàu chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Các hợp chất trong đậu mười bao gồm flavonoid, alkaloids, glycoside, phenolics, saponin, tannin và vitexin giúp chống oxy hóa, hỗ trợ các vấn đề về gan và thoái hóa thần kinh.
Với hoạt tính sinh học phong phú, axit amin và các khoáng chất khác, đậu mười có tác dụng kích thích tăng trưởng, hoạt động như chất chống oxy hóa, bảo vệ gan và kiểm soát hội chứng phân trắng ở tôm nuôi.
Sử dụng: Nghiền 50g đậu mười với 30 ml chất kết dính thức ăn, sau đó trộn với 1kg thức ăn. Để khô trong 30 phút trước khi cho ăn.
6. Cây nha đam (cây lô hội, lao vỹ, la hội,…)
Nha đam chứa hơn 200 hoạt tính sinh học, bao gồm: Hợp chất Anthraquinon gồm: Aloin và Emodin có tác dụng kích thích ruột và có tính chất kháng sinh, dùng để chống vi khuẩn, virus. Hỗn hợp các Anthraquinon tác dụng giảm đau, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn; Saponins: Thanh lọc các chất độc trong cơ thể; Anthraquinones Complex: Tác dụng giảm đau, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn; Vitamin: D, C, A, E, B1, B2, B6, B12 và acid folic; Khoáng chất gồm: Calcium, Sodium, Potassium, Manganese, Magnesium, Copper, Zinc, Chromium là những muối khoáng thiết yếu của cơ thể; Enzyme: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza,…giúp dễ tiêu hóa, giảm đau,…
Sử dụng nha đam trong việc tăng cường khả năng kháng bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính(AHPND) và bệnh đốm trắng (WSD) trên tôm thẻ chân trắng.
Sử dụng nha đam với tỷ lệ 1g/kg thức ăn, cho ăn 2 ngày/lần sẽ giúp tôm bị cảm nhiễm với bệnh đốm trắng + Vibrio có tỷ lệ sống cao hơn. Đồng thời, không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng của tôm.
7. Củ riềng
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, Vitamin A, C, flavanoid,…Những chất rất quan trọng trong duy trì sức khỏe.
Các chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) cũng được biết đến như là hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm.
Với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/ml của củ riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng).
Tin Cậy kính chúc quý khách có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “7 loại thảo dược quý trong nuôi tôm”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp. HCM
Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An
Cấp Cứu Ao Nuôi Cá Chốt Tại Cần Giuộc, Long An Thủy Sản Tin Cậy [...]
Th8
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống
Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Thả Cá Chốt Giống Cá chốt hiện đang [...]
Th8
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua
Bệnh Đốm Đỏ – Bệnh Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua Bệnh đốm đỏ trên cá [...]
Th7
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả
Các Bước Chuẩn Bị Hồ Câu Cá Chép Hiệu Quả Chào bà con hiện nay [...]
Th7
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Cá Koi Bị Đốm Đỏ – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đối với những [...]
Th6
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị Bệnh
Bệnh Xuất Huyết Lồi Mắt Trên Cá Rô Phi – Giải Pháp Phòng Và Trị [...]
Th6