6 Rủi Ro Với Mô Hình Nuôi Tôm Ao Đất

Nghề nuôi tôm ở nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Mô hình nuôi tôm được người nuôi nhân rộng và phát triển, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, không phải mô hình nuôi tôm nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi tôm ao đất vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro, gây nhiều thiệt hại cho bà con. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những tìm ẩn rủi ro với mô hình nuôi ao đất truyền thống nhé.

1. Ao nuôi có diện tích quá lớn khó kiểm soát

Bà con nuôi tôm ao đất thường có suy nghĩ: nuôi ao có diện tích lớn sẽ thả được nhiều, sản lượng thu hoạch được nhiều. Ao đất của bà con đa phần thường có diện tích 3000 – 4000m2. Với diện tích ao nuôi lớn khó kiểm soát được chất lượng môi trường ao nuôi, khi tôm bị bệnh người nuôi không phát hiện kịp thời để xử lý, dịch bệnh sẽ lây lan hết toàn bộ ao nuôi gây ra những thiệt hại lớn cho bà con.

6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất

Giải pháp:

Nên đầu tư ao có diện tích nuôi thích hợp: 1000 – 2.500m2 để có thể dễ kiểm soát chất lượng nước, dễ quản lý ao nuôi và phát hiện xử lý kịp thời khi ao nuôi phát sinh dịch bệnh.

2. Không có ao lắng để xử lý nguồn nước

Với mô hình nuôi tôm ao đất bà con có diện tích đất ít nên thường tập trung phần diện tích đất này làm ao nuôi tôm, không đầu tư diện tích ao lắng để xử lý nước.

Bà con lấy nước từ ngoài vào và xử lý hóa chất trực tiếp trong ao nuôi, không qua hệ thống ao lắng để xử lý mầm bệnh, giảm tính độc hại của những hoá chất dùng trong việc xử lý nước trước khi cung cấp cho ao nuôi chính. Phần hóa chất này sẽ tích tụ tại nền đáy, kết hợp với một số chất hữu cơ từ phân thải của tôm nuôi và thức ăn dư thừa sẽ  tạo  thành hợp chất hữu cơ độc hại gây hại cho tôm. Đồng thời mầm bệnh cũng có thể chưa được xử lý triệt để chúng vẫn còn tìm ẩn, phát sinh dịch bệnh gây hại cho tôm nuôi.

Không có ao lắng bà con không chủ động được nguồn nước để cung cấp cho hệ thống ao nuôi khi ao nuôi bị ô nhiễm, nước bẩn, gặp sự cố dịch bệnh, khí độc cần phải thay nước ngay dẫn đến việc xử lý không kịp thời nhanh chóng gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Giải pháp:

Sử dụng ao trữ lắng: nước được lắng trong ao, được xử lý giảm mầm bệnh, giảm tính độc hại của các loại hóa chất dùng trong việc xử lý nước. Sử dụng ao lắng nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nước trước khi cấp nước vào ao nuôi chính. Có nguồn nước sạch khuẩn dự trữ cấp vào ao nuôi khi ao nuôi gặp sự cố cần phải thay nước.  Chỉ lấy nước trong ao lắng vào ao chính khi kiểm tra các chỉ tiêu nguồn nước phù hợp với nước ao nuôi.

6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất

3. Ao nuôi dễ bị nhiễm phèn đối với những vùng đất bị nhiễm phèn:

Phèn xuất hiện trong ao nuôi đặc biệt là ao đất là nỗi lo của nhiều bà con bởi phèn luôn tiềm tàng trong đất, đồng thời khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ xuống ao nuôi cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị nhiễm phèn.

6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất

Ao nuôi bị nhiễm phèn làm cho nước ao có pH thấp làm ngăn cản việc hấp thu khoáng Na+, K+ trong môi trường nước làm tôm thiếu các dưỡng chất khoáng chất cần thiết dẫn đến tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ và chết. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong ao giảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm, dẫn đến hiện tượng tôm mềm vỏ.

Ao bị nhiễm phèn làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơi trong: phát sinh tảo đáy, tặng lượng khí độc H2S,…

Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm khó hô hấp do mang bị phèn bám vào, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác.

Ao bị nhiễm phèn rất khó có thể xử lý triệt để, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của tôm nuôi.

6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất

Giải pháp:

Quá trình cải tạo ao nuôi đầu vụ:

  • Bón vôi 100-150kg cho 1.000m3(tùy theo người nuôi). Mục đích của việc bón vôi là để lót đáy, tạo hệ đệm, nén phèn, kim loại nặng xuống đáy, giảm đi độ chua của đất, nâng pH đáy ao.
  • Trước khi thả tôm giống 2 – 3 ngày: Đánh EDTA 2-5kg/1.000m3để lắng kim loại nặng, lắng phèn xuống đáy ao.
  • 24 tiếng sau đánh Men vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (BIO-TC5) với liều dùng: 1 lít/1000m3 giúp xử lý phân hủy lượng phèn trong ao.
 Lưu ý: đánh men vi sinh khử phèn vào buổi trưa nắng gắt để tăng hiệu quả sử dụng
Men vi sinh xử lý phèn trong thủy sản Bio-TC5
Men vi sinh xử lý phèn trong thủy sản Bio-TC5

Trong quá trình nuôi:

  • Sau khi thả tôm giống được 3 ngày bà con tiến hành đánh lại vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH (BIO-TC5) 1 lít/1.000m3.
  • Định kỳ trong quá trình nuôi (7-10 ngày/1 lần): đánh 1 lít BIO-TCXH/1.000m3giúp phân hủy xử lý phèn trong ao nuôi, giúp tôm không bị vàng chân, vàng mang, gan tôm khỏe mạnh, phát triển tốt.
Lưu ý: Giai đoạn nuôi 30 ngày đầu không để hàm lượng phèn vượt mức 1mg/l sẽ ảnh hưởng làm giảm chức năng gan của tôm, tôm bị vàng chân, vàng mang.

4. Nước ao dễ bị đục

Nước ao bị đục dẫn đến chất lượng nước kém và khó xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm nuôi.

6 Rủi ro trong mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro trong mô hình nuôi tôm ao đất

Đối với nuôi tôm ao đất sau những cơn mưa làm cho đất, bùn sét ở bờ ao nuôi bị rửa trôi mạnh hòa vào nước ao làm cho nước ao bị đục

Nước ao bị đục làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao, cản trở quá trình hô hấp của tôm, tôm thiếu oxy tôm sẽ có biểu hiện nổi đầu vào lúc sáng sớm, bơi lờ đờ,…

Giảm khả năng bắt mồi của tôm, giảm tỉ lệ tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.

Giải pháp:

  • Nếu có điều kiện bà con nên phủ bạt quanh bờ ao để giảm thiểu tình trạng ao nuôi bị đục vào mùa mưa.
  • Giai đoạn cải tảo ao cần sên vét ao kỹ lưỡng
  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa thức ăn
  • Khi trời mưa cần hòa tan 1 bao vôi CaCO3 và một bao zeolite/1000m3 tạt vào ao nuôi để giúp xử lý ổn định nguồn nước.

5. Dễ phát sinh khí độc gây hại cho tôm

Giai đoạn tôm lớn từ 30 ngày trở lên, với lượng thức ăn giàu dinh dưỡng được bổ sung vào ao mỗi ngày, thông thường tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn, phần còn lại tôm ăn không hết dẫn đến dư thừa, lượng phân tôm, tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy tồn đọng tích tụ dưới đáy ao và các mầm bệnh đã tích tụ nhiều ở dưới đáy ao thấm sâu vào trong bùn đất. Với mô hình nuôi tôm ao đất bà con thường không thay nước do không có nguồn nước trong ao trữ lắng để thay hoặc không có hố si-phông để si-phông lượng chất thải. Do vậy, các chất hữu cơ tích tụ phân hủy yếm khí dưới đáy ao thì sẽ phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S,… ảnh hưởng đến tôm nuôi thậm chí còn gây thiệt hại nặng nề nếu không giải quyết kịp thời. Nhiều hộ nuôi ao đất khi tôm chỉ mới được 30 ngày mà hàm lượng khí độc trong ao đã lên rất cao vượt ngưỡng an toàn xử lý không kịp thời gây thiệt hại lớn do tôm còn rất nhỏ.

6 Rủi ro trong mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro trong mô hình nuôi tôm ao đất

Khi hàm lượng khí độc trong ao tăng cao vượt ngưỡng an toàn làm cho tôm bị ngạt cản trở quá trình hô hấp, tôm sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. Tôm thiếu linh hoạt, lờ đờ, chậm tăng trưởng và bắt mồi kém, đôi khi phát hiện tôm chết ở dưới đáy ao hoặc trong vó. Tích tụ khí độc nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, …

Giải pháp

  • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa thức ăn
  • Trong quá trình nuôi cần sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp xử lý môi trường nước, ổn định duy trì màu nước, phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa tăng cường vi sinh có lợi cho ao nuôi. Với liều dùng: 5 – 10 lít EM thứ cấp (EM2 ủ từ EM Aqua gốc)/1000m3, định kỳ 5 – 7 ngày/lần. Giai đoạn nuôi sau 30 ngày tăng liều lượng sử dụng 10-15 lít/1000m3, định kỳ 3-4 ngày/lần.
vi sinh em aqua
Chế phẩm EM-Aqua chuyên dùng cho thủy sản
  • Theo như chia sẻ của Anh Trọng ở Tân Trụ, Long An: đối với ao đất, khi tôm khoảng bắt đầu 20 ngày tuổi tiến hành đánh men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8) đợt một. Khi tôm được 30 ngày tuổi tiếp tục đánh Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8) và cứ như thế định kỳ 5-7 ngày/lần để giúp phòng ngừa khí độc NO2 lên cao. Từ lúc Anh xử lý theo quy trình và kinh nghiệm của Anh mà hàm lượng khí độc NO2 trong ao được kiểm soát tốt trong nhiều vụ nuôi qua, tôm Anh đạt năng suất và chất lượng cao.

Cách tăng sinh men xử lý khí độc NO2:

  • Trước tiên hòa tan 2kg rỉ đường + 5 lít nước sạch + 250g chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí liên tục trong 3h
  • Khi hỗn hợp lên men có mùi thơm của sản phẩm lên men (không có mùi hôi). Bà con tiến hành sử dụng 5 lít – 10 lít /1000m3nước ao nuôi. (Tùy vào điều kiện ao nuôi có thể điều chỉnh tăng giảm liều lượng để xử lý hiệu quả)
  • Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm. Đảm bảo lượng oxy hòa tan tối ưu trong suốt quá trình nuôi và sử dụng men vi sinh
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8)
Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8)

6. Nuôi tôm về size lớn dễ gặp nhiều rủi ro

Nuôi tôm ao đất cỡ tôm thu hoạch lớn nhất bình quân chỉ từ 40 – 50 con/kg, rất hiếm khi nuôi được về cỡ 30 con/kg.

Tôm càng lớn, càng ăn nhiều, lượng phân thải ra càng nhiều, đồng thời lượng tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy tồn đọng tích tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý, không thay nước, không có hố si-phông nguồn nước trở nên ô nhiễm, chất lượng nước ngày càng kém dễ phát sinh khí độc, phát sinh nhiều dịch bệnh gây thiệt hại, rủi ro cho ao nuôi, khó dìu tôm về size lớn.

6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất
6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!


Mọi thắc mắc về “6 Rủi ro với mô hình nuôi tôm ao đất”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy | Tin Cậy Group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo