6 Lưu Ý Khi Đi Vào Ao Tôm

Nghề nuôi tôm hiện đang là một trong những nghề mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho bà con.Trong quá trình nuôi tôm để đàn tôm nuôi phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chăm sóc, quản lý ao tôm trong suốt quá trình là một yếu tố quan trong.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Nhưng trong quá trình chăm sóc quản lý ao tôm bà con cần lưu ý một số điều sau để tránh những rủi ro ảnh hướng đến sức khỏe và tính mạnh của bà con. Vậy bà con cần lưu ý những gì khi đi vào ao tôm để đảm bảo an toàn hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1.Cuốn vào quạt nước

Vào những lúc trời mưa hoặc sau mưa bà con hay đi vòng quanh ao để kiểm tra tôm, kiểm tra hệ thống quạt nước,…Đối với những ao đất, ao bạt bờ trời mưa làm trơn trượt rơi xuống ao nhiều trường hợp bị cuốn vào quạt nước gây ra những sự cố đáng tiếc: Thương tật, thậm chí là thiệt mạng.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Gần đây trên báo giadinh.suckhoedoisong.vn có đưa tin “Té xuống ao tôm, người phụ nữ bị cuốn vào quạt máy oxy tử vong” ở Tp.Bạc Liêu. Trong lúc đi ra ao tôm thì bất ngờ bị trượt chân té xuống ao.

Lúc này, hệ thống quạt máy oxy dưới vuông tôm đang hoạt động đã cuốn chị A. vào trong. Mặc dù người thân trong gia đình chị A. phát hiện đến ứng cứu nhưng chị A. đã tử vong.

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/te-xuong-ao-tom-nguoi-phu-nu-bi-cuon-vao-quat-may-oxy-tu-vong-172220722091746194.htm

Khi đi vào ao tôm đặc biệt là những lúc trời mưa hoặc ban đêm,…bà con cần cẩn thận, nên đi 2 người phòng trường hợp khi xảy ra sự cố còn có người ứng cứu kịp thời hạn chế những thiệt hại.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

2.Trượt té do bạt trơn

Nhớt bạt là những lớp màng nhầy trên bạt ao do đạm trong thức ăn của tôm hòa tan trong nước, xác tảo tàn, chất hữu cơ, các loại dinh dưỡng, thuốc, nhớt tôm lột… gây ra.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Trong quá trình chăm sóc quản lý ao tôm: Cho tôm ăn, tạt khoáng, tạt vi sinh,…bạt trơn đôi lúc làm bà con trượt té. Hoặc những lúc trời mưa cũng làm cho bạt bờ trơn hơn.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Nếu có điều kiện bà con cần có hệ thống xi phong ở đáy ao để thu gom chất thải vào trong tâm ao, dễ dàng loại bỏ chất thải định kỳ trong quá trình nuôi tôm.

Đồng thời định kỳ bà con cần tạt men vi sinh EM Aqua góp phần ổn định chất lượng nước: giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, xác tảo tàn,…hạn chế tình trạng nhớt bạt, giảm được những tác hại mà nhớt bạt gây ra cho đàn tôm và đảm bảo an toàn cho bà con trong quá trình thao tác chăm sóc quản lý đàn tôm.

Khi vào ao tôm cần cẩn thận và chú ý quan sát.

Chế phẩm sinh học EM Aqua
Chế phẩm sinh học EM Aqua

3.Vướng dây, cọc

Khi vào ao tôm cần chú ý quan sát dây, cọc xunh quanh ao. Đôi lúc chúng ta mãi mê tập trung vào việc cho ăn, tạt men, khoáng,…mà không chú ý đến trên có dây hoặc dưới đất có cọc làm chúng ta vướng phải gây tai nạn cho chúng ta.

4.Điện giật do hệ thống điện rò rỉ

Các thiệt bị điện: Đường dây điện, đèn, hệ thống quạt nước,…dùng lâu năm sẽ dẫn đến rò rỉ lớp vỏ cách điện, bị oxy hóa dẫn đến rò rỉ điện ra ngoài.

Do chuột, mối, dán, các loại côn trùng cắn dây điện ở bên trong thiết bị cũng gây nên trình trạng rò rỉ điện.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Những lúc trời mưa bão làm ảnh hưởng đến hệ thống điện của ao tôm gây rò rỉ điện

Thường xuyên kiểm tra, thay mới hệ thống đường dây điện, đèn, hệ thống quạt nước,…để đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ điện

Khi phát hiện hệ thống điện bị rò rỉ cần tránh xa, cúp nguồn điện tổng mang giày, dép vào để cách điện tránh dòng điện rò rỉ tiếp đất gây nguy hiểm. Sau đó di chuyển hoặc tháo thiết bị đã rò điện ra khỏi hệ thống điện.

Với các sự cố cần đến dụng cụ, chuyên môn cao có thể gọi một đơn vị chuyên sửa chữa điện bị rò rỉ để hỗ trợ kịp thời.

5.Gãy cầu nhá

Cầu nhá thường được đùng để cho tôm ăn, dỡ nhá quan sát tôm, kiểm tra tôm và canh nhá điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của tôm tránh tình trạng dư thừa thức ăn.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Đối với những ao đất bà con hay làm cầu nhá tạm bợ bằng những thanh tre, thanh gỗ, lâu ngày tiếp xúc với gió mưa làm cho cầu dễ bị suy yếu. Hoặc những cầu nhá làm bằng sắt lâu ngày bị oxy hóa, rỉ sét không đảm bảo an toàn gây nguy hiểm cho chúng ta khi ra cầu nhá kiểm tra tôm, thăm nhá.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Cần thường xuyên kiểm tra cầu nhá, làm cầu nhà bằng những vật liệu chắc chắc hơn để đảm bảo an toàn cho bà con.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

6.Không biết bơi

Nhiều ao lắng, hệ thống ao xử lý nước diện tích rất rộng và rất sâu. Khi vào ao tôm chúng ta không biết bơi cũng là một điều nguy hiểm về trường hợp bị đuối nước khi vào ao tôm gặp sự cố rơi xuống nước.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Khi vào ao tôm chúng ta cần chú ý quan sát nên có người đi cùng đề phòng những trường hợp gặp sự cố có người ứng cứu kịp thời. Tốt nhất chúng ta nên học bơi hoặc học những kỹ năng sống sót chống đuối nước khi không biết bơi.

6 Lưu ý khi đi vào ao tôm
6 Lưu ý khi đi vào ao tôm

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “6 Lưu ý khi đi vào ao tôm”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo