6 Điều Lưu Ý Để Nuôi Tôm Đạt Năng Suất Cao
Một vụ nuôi tôm chỉ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng, vụ nuôi thành công sẽ mang đến lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên nghề nuôi tôm cũng tìm ẩn những rủi ro khó lường trước được và gây thiệt hại vô cùng lớn cho người nuôi. Vậy để giúp vụ nuôi đạt năng suất cao, hạn chế thiệt hại người nuôi cần lưu ý những gì, cùng Thủy Sản Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Con giống
“Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ”. Việc lựa chọn con giống cũng là tiền đề có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công và nâng cao năng suất của vụ nuôi.
Nếu mua phải con giống không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không sạch bệnh, sẽ gây ra nhiều hệ lụy trong quá trình nuôi: tôm yếu, chậm lớn, dễ bị bệnh, lan truyền mầm bệnh khắp nơi,…Bên cạnh đó người nuôi sẽ tốn kém rất nhiều chi phí thuốc men điều trị, công chăm sóc, tôm dễ chết khi còn nhỏ do khả năng chống chịu kém, chết hàng loạt gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho người nuôi.
Người nuôi cần chọn con giống tại các cơ sở sản xuất giống uy tín, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, con giống đã qua kiểm dịch. Giống tốt: tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, sức chống chịu với điều kiện môi trường tốt, tỷ lệ sống cao, tôm nhanh về đích, giảm giảm nhiều chi phí cho người nuôi.
Về kích cỡ tôm giống, cần chọn tôm sú tối thiểu PL15 (Postlarva) tương ứng chiều dài 12mm, tôm thẻ chân trắng tối thiểu PL12 tương ứng chiều dài 9-11mm (tôm đủ trưởng thành, đủ sức chống lại điều kiện khắc nghiệt khi vận chuyển giống)
2. Quản lý chất lượng nước
“Nuôi tôm là nuôi nước” vấn đề môi trường nước trong nuôi tôm là hết sức quan trọng, là một yếu tố khó dự đoán và khó kiểm soát. Chất lượng nước tốt, các tiêu tiêu chất lượng nước (pH, kH, oxy, Fe, NH3, NO2,…) ở ngưỡng an toàn tôm mới sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, lớn nhanh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nâng cao tỷ lệ sống và nâng cao năng suất vụ nuôi.
Môi trường nước ô nhiễm do chất hữu cơ, thức ăn thừa, tảo phát triển dày đặc làm biến động các yếu tố môi trường (pH, kH, oxy, NH3, NO2,…) kéo theo nhiều hệ luỵ, tác động rất lớn đến sức khoẻ của tôm.
Chất lượng nước ở nền đáy ao kém là nơi tiềm ẩn vô số vi khuẩn yếm khí gây hại, dễ phát sinh mầm bệnh. Khí độc NH3, NO2, H2S,…có thể phát sinh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu ao quá ô nhiễm làm giảm hàm lượng oxy, khả năng bắt mồi kém, tôm hô hấp kém, tôm chậm lớn, dễ bị bệnh, bỏ ăn chết hàng loạt
- Bà con cần thường xuyên đo kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất
- Thường xuyên thay nước, xi – phông đáy ao (nếu có điều kiện) loại bỏ chất hữu cơ, luôn tạo môi trường nước trong sạch cho tôm phát triển, hạn chế mầm bệnh phát triển
- Cung cấp đủ oxy trong ao nuôi, bố trí quạt nước hợp lý để dễ dàng thu gom chất thải
- Quản lý lượng thức ăn, tránh dư thừa
- Định kỳ 3 – 5 ngày bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua + men vi sinh xử lý đáy ao tăng cường vi sinh có lợi, xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, ổn định pH, ổn định màu nước, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển
3. Thức ăn
Thức ăn chiếm khoảng 50-60% chi phí, lượng thức ăn thất thoát ra môi trường khoảng 20%. Nhiều hộ nuôi muốn tiết kiệm chi phí thức ăn, nên chọn mua một số loại thức ăn giá rẻ, không rõ nguồn gốc, thức ăn không đều về màu sắc, kích thước, quá cứng, nhiều bụi, điều kiện bảo quản không tốt làm thức ăn ẩm mốc, chất lượng kém,…
Tôm ăn những loại thức ăn kém chất lượng sẽ khó tiêu, chậm lớn, dễ bị các bệnh về đường ruột, sức khỏe yếu làm tăng chi phí thuốc men để điều trị. Bên cạnh đó thức ăn còn thất thoát ra môi trường bên ngoài làm tăng hệ số FCR, tốn kém nhiều chi phí
Tôm ăn thức ăn chất lượng giúp tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh đạt hiệu quả cao
Thức ăn cần đạt những tiêu chí sau: Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định, được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa, viên thức ăn đồng đều về kích thước, hình dạng, màu sắc, có mùi thơm hấp dẫn, ít bụi, không ẩm mốc, không bị rã ra trong nước sau 2 giờ,…
- Cần điều chỉnh kiểm soát lượng thức ăn hạn chế dư thừa, gây lãng phí, tránh gây ô nhiễm phát sinh khí độc, dịch bệnh từ đó hạn chế chi phí thuốc men thủy sản cho việc xử lý.
- Nên cho ăn nhiều cử trong ngày hoặc cho ăn bằng hệ thống máy cho ăn tự động để tôm có thể bắt mồi tiêu hóa thức ăn tốt hơn
- Cần chọn thời điểm cho ăn thích hợp, lúc hàm lượng oxy hòa tan cao. Định kỳ thay nước + xi – phông đáy ao để gom bỏ chất thải của tôm, thức ăn dừ thừa ở đáy ao để ổn định nước ao.
4. Cung cấp đủ chất cho tôm
Tôm lớn lên nhờ trải qua quá trình lột xác, việc hấp thu được khoáng sẽ giúp quá trình lột xác và tạo vỏ mới được diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Cần bổ sung chất khoáng bằng cả 2 con đường: tạt trực tiếp vào nước và trộn cho ăn để đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất cho tôm trong quá trình lột xác. Sau khi lột xác xong môi trường nước có đủ khoáng chất giúp tôm nhanh cứng vỏ, sáng bóng.
Men tiêu hoá, vitamin, thảo dược, thuốc bổ gan,… cần bổ sung vào thức ăn cho tôm hỗ trợ tôm tiêu hoá tốt, khoẻ mạnh, nhanh lớn, tăng sức đề kháng, ít bệnh, từ đó lệ nuôi thành công sẽ cao hơn.
5. Vệ sinh diệt khuẩn – đảm bảo an toàn sinh học
- Cần cải tạo, sên vét bùn đáy ao, rải vôi diệt khuẩn ao kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vụ nuôi mới
- Các vật tư trang thiết bị: Cánh quạt, máy bơm nước, máy thổi oxy,ống dẫn khí, bạt lót, lưới lan che nắng…cần được vệ sinh khử trùng thật kỹ để hạn chế mầm bệnh lây lan
- Mỗi ao cần có dụng cụ trang thiết bị riêng, không sử dụng chung dụng cụ giữa các ao đảm bảo an toàn sinh học tránh việc mang mầm bệnh lây lan giữa các ao, hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất.
- Nhân công làm việc đảm bảo thực hiện các quy trình khử trùng làm sạch trước và sau khi vào làm việc giúp ngăn ngừa sự tiếp xúc với các vật trung gian bên ngoài còn thể mang bệnh vào trong ao.
- Cần có ao lắng, ao sẵn sàng, nguồn nước được diệt khuẩn trước khi cấp vào ao nuôi
6. Kiểm soát bệnh
- Thường xuyên quan sát kiểm tra tôm và kiểm tra chất lượng nước ao nuôi
- Tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho tôm
- Tăng cường cung cấp, đảm bảo hàm lượng oxy trong ao
- Hạn chế đi lại qua các ao nuôi, vùng nuôi đang có tôm bị bệnh hoặc cần sát khuẩn kỹ trước khi nào ao tôm đảm bảo an toàn sinh học hạn chế mang mầm bệnh vào ao nuôi.
- Định kỳ tạt men vi sinh EM Aqua để cải thiện chất lượng nước, hạn chế sự phát sinh khí độc NH3, NO2,H2S,… tăng cường vi sinh có lợi cho ao nuôi. Kiểm soát tảo, ổn định màu nước tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển khoẻ mạnh hạn chế sử dụng kháng sinh, tiết kiệm chi phí thuốc men
- Bổ sung men tiêu hoá, thảo dược, thuốc bổ gan, vitamin,…hỗ trợ đường tiêu hoá, tăng cường hệ miễn dịch
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi
- Men vi sinh xử lý phèn
- Chế phẩm xử lý khí độc H2S Rhodo Power
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý khách thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi vấn đề thắc mắc cũng như những chia sẻ góp ý, xin quý bà con vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0902 650 369 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Công Ty Tin Cậy | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ Cá [...]
Th10
Phương Pháp Cho Cá Tra Ăn Tiết Kiệm Nhân Công
Phương Pháp Cho Cá Tra Ăn Tiết Kiệm Nhân Công Cá tra với vai trò [...]
Th10