5 Lưu Ý Khi Nuôi Tôm Lót Bạt
Mô hình nuôi tôm lót bạt là mô hình có nhiều ưu điểm so với mô hình nuôi tôm truyền thống. Mô hình nuôi tôm lót bạt giúp ngăn cách môi trường nước trong ao không tiếp xúc nền đất, không lo ngại thời gian cải tạo ao kéo dài, giúp ngăn giảm phèn, hạn chế rủi ro bệnh tật ở tôm nuôi. Mô hình giúp kiểm soát tốt chất lượng nước, ổn định môi trường, tạo điều kiện cho tôm phát triển nhanh nhất, tăng năng suất cho người nuôi.
Trong quá trình nuôi, bà con cần lưu ý những gì để mô hình nuôi tôm lót bạt mang lại nhiều hiệu quả tốt nhất, hãy cùng Tin Cậy điểm qua 5 lưu ý sau.
1. Chuẩn bị ao nuôi tôm lót bạt nền đáy, bạt bờ
Trong quá trình chuẩn bị ao bà con cần dọn sạch sỏi đá, vật nhọn làm rách bạt, cần nén kỹ bờ, làm phẳng đáy ao có độ nghiêng để dễ dàng cho việc xi – phông thu gom chất thải, dễ thoát nước. Nên lắp xung quanh nền đáy ao 6 – 8 ống thoát khí lên bờ ao đảm bảo bạt nằm sát nền đáy, khi cho nước vào ao không có hiện tượng bạt bị phồng từ dưới lên.
Bà con có thể hiểu rõ hơn về cách lót bạt ao tôm qua video sau nhé:
2. Bạt lót
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bạt lót cho ao tôm: Bạt PE, bạt PVC, bạt HDPE,…Mỗi loại bạt lót có những ưu điểm riêng tùy vào mô hình nuôi của bà con ngắn hạn hay dài hạn, tính chất nền đáy ao mà bà con lựa chọn cho mình loại bạt lót phù hợp.
Bạt lót cần có chất lượng cao, đảm bảo dẻo dai và bền bỉ. Không lo bị rách hay biến dạng.
Hiện nay bạt HDPE được dùng nhiều cho ao nuôi tôm do có nhiều ưu điểm: Có độ bền cao, chịu được các tác động của môi trường, sử dụng lâu dài, có khả năng chống thấm gần như là tuyệt đối, bạt HDPE có độ dày dao động 0.3 – 1 mm, có khả năng chống tia UV và cực tím hiệu quả để tránh tình trạng bạt bạc màu, mục nát. Chịu được mưa nắng hơn 15 năm, rất thích hợp dùng làm lớp lót chống thấm cho ao nuôi tôm.
3. Vệ sinh bạt
Cải tạo ao đầu vụ:
Chà, rửa sạch bạt sạch sẽ, phơi nắng 2 – 3 ngày, xử lý bằng vôi CaO hòa với nước phun đều lên bề mặt bạt để loại bỏ vi bào tử trùng phơi nắng khoảng 5 – 7 ngày. Sau đó rửa ao, xử lý bằng chlorine 30 ppm (30kg/1000m3), diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước và gây màu.
Trong quá trình nuôi:
Bạt thường bị nhớt do đạm trong thức ăn của tôm hòa tan trong nước, xác tảo tàn, chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, các loại dinh dưỡng, thuốc, nhớt do tôm lột,…Nhớt bạt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh, tôm thường bị các bệnh về đường ruột, gan tôm,…
Nếu có điều kiện bà con cần có hệ thống xi – phông ở đáy ao để thu gom chất thải vào trong tâm ao, dễ dàng loại bỏ chất thải định kỳ trong quá trình nuôi tôm.
Đồng thời định kỳ bà con cần tạt men vi sinh EM1, men vi sinh xử lý đáy ao Pond ProNew góp phần ổn định chất lượng nước: Giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa, xác tảo tàn,…hạn chế tình trạng nhớt bạt, giảm được những tác hại mà nhớt bạt gây ra cho đàn tôm.
Cách ủ tăng sinh men vi sinh xử lý đáy ao bà con có thể tham khảo qua video sau:
4. Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan
Đối với ao lót bạt điều kiện môi trường tốt hơn bà con thường thả nuôi với mật độ cao hơn so với ao đất. Với mật độ thả nuôi cao tôm được cho ăn liên tục mỗi ngày từ 3 – 4 cữ, đồng nghĩa với việc nguồn N và P luôn hiện diện trong ao. P trong thức ăn không được tôm hấp thụ hoàn toàn.
Do đó phần dư sẽ được thải ra vào nước, P sẽ tích lũy trong ao và các thực vật phù du gia tăng làm hàm lượng oxy hòa tan giảm mạnh vào ban đêm, tôm thiếu oxy. Bà con cần tăng cường quạt nước, sục khí nhiều hơn so với ao đất để đảm bảo đủ lượng oxy cho tôm sinh trưởng, phát triển, hạn chế sự phân tầng nhiệt độ và thu gom chất thải.
5. Quản lý các yếu tố môi trường nước
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường: pH, kH, O2, NH3, NO2, Fe,…
- Theo dõi quan sát tôm và môi trường nước ao nuôi hàng ngày khi phát hiện sự cố có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại.
- Định kỳ 3 – 5 ngày bổ sung chế phẩm vi sinh nhằm cung cấp vi sinh có lợi, cải thiện môi trường nước, phân hủy lượng chất thải, hạn chế khí độc,…
- Trộn EM tỏi, men tiêu hóa,…vào thức ăn cho tôm, kích thích tiêu hóa giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh
Cách ủ EM tỏi giúp đường ruột tôm khoẻ, giảm bệnh bà con có thể tham khảo video sau:
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “5 Lưu ý khi nuôi tôm lót bạt”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10