5 Loại Khí Độc Cần Lưu ý Trong Ao Nuôi
Vào thời điểm chuẩn bị vào mùa mưa nên nhiệt độ có xu hướng tăng rất cao làm nhiệt độ ngày và đêm dao động lớn. Tại nhiệt độ cao tôm tiêu thụ thức ăn nhiều hơn và tiêu hao nhiều năng lượng hơn dẫn đến lượng chất thải trong ao tăng nhiều hơn tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển.
Tôm phát triển và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 26oC đến 32oC. Khi nhiệt độ trên 33oC hàm lượng oxy hòa tan trong nước sẽ giảm và làm tăng quá trình phân hủy các mùn bã hữu cơ vừa tiêu hao oxy hòa tan làm phát sinh ra những loại khí độc cho tôm như NH3, NO2, NO3 , H2S, CO2,….
Những loại khí độc này là gì?
1. NH3 (Amoniac)
NH3 được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn, phân tôm phân hủy dưới đáy ao trong nước dưới hai dạng là NH4+ khi pH thấp và NH3 khi pH cao. Trong đó NH4+ là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển và các vi sinh vật phát triển ít độc cho tôm trong khi đó NH3 là khí độc gây chết tôm hàng loạt xảy ra khi tảo chết đột ngột hoặc pH tăng đột ngột.
Hàm lượng amoniac cho phép trong ao tôm phải dưới 0.1 mg/l. Khi NH3 xuất hiện trên 0.1 mg/l cần có biện pháp xử lý ngay.
Biện pháp xử lý NH3
Xử lý với men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 Bio-PROnew:
- Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g Men Bio-PROnew pha với nước sạch và tạt đều trên diện tích 2000 m3 nước ao tôm. Sử dụng định kỳ 2 tuần 1 lần.
- Sử dụng bằng phương pháp ủ tăng sinh: hòa tan 2 kg rỉ đường + 5 L nước sạch + 250 g chế phẩm sau đó cho thêm nước sạch cho đủ 30 L và sục khí liên tục trong 3 giờ.
- Khi hỗn hợp lên men có mùi thơm của sản phẩm lên men (không có mùi hôi). Bà con sử dụng 5 lít/1000m3 nước ao nuôi. Bà con sử dụng hỗn hợp lên men trong vòng 7 ngày. Bà con sử dụng tới đâu tăng sinh tới đó để đảm bảo tính năng của sản phẩm.
- 3-7 ngày sử dụng/lần để xử lý các chất thải hữu cơ và kiểm soát khí độc. Tùy vào điều kiện ao nuôi để có thể tăng hay giảm liều lượng để đạt hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.
- Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy máy quạt trước 30 phút rồi mới tạt chế phẩm. Đảm bảo lượng oxy hòa tan tối ưu trong suốt quá trình nuôi và sử dụng chế phẩm sinh học.
Công dụng của Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 Bio-PROnew
- Giúp phân hủy khí độc NH3 trong ao nuôi.
- Phân giải thức ăn dư thừa dưới đáy ao.
- Giảm các chỉ số BOD, COD, ổn định chất lượng nước.
- Giúp cân bằng hệ sinh thái, giảm tỉ lệ bệnh.
Xử lý với Zeolite
- Cải tạo ao bà con dùng từ: 50-300 kg/ha, vì vậy nếu diện tích ao nuôi là 2500m2 thì liều dùng là 12-75kg/ao.
- Trong ao cũ hoặc trước khi gây màu nước nuôi: 100 – 200kg/ha. Vì vậy nếu diện tích ao nuôi là 2500m2 thì liều dùng là 25-50kg/ao.
- Trong thời gian nuôi: 100 – 150 kg/ha, cụ thể cho ao 2500m2 thì liều dùng là 25- 40kg/ao.
- Để giảm hàm lượng khí độc NH3 lúc đang cao bà con dùng từ: 150 – 250kg/ha; tương đương 40-60kg/ao diện tích 2500m2
Công dụng của Zeolite:
- Hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2,…và axít trong nước.
- Giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi.
- Phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước, ổn định độ
- Ổn định màu nước, hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước.
- Hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi,…
Biện pháp phòng tránh NH3
- Thường xuyên kiểm tra hàm lượng khí độc trong ao bằng test Sera NH4/ NH3
- Khi xác định đã có NH4/NH3 ta nên xử lý ngay với men Bio-PROnew ủ tăng sinh và sử dụng liều như trên hướng dẫn.
- Sử dụng test Sera NH4/NH3 để xác định hàm lượng NH3 có trong ao nuôi để có biện pháp phòng tránh.
2. H2S (Hydro Sulfua)
H2S được sinh ra ở dưới đáy bùn non, phân tôm và thức ăn dư thừa, có mùi trứng thối và được tạo ra với vi khuẩn tiêu thụ muối đó là Sulphate để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí trong nước hoặc trong điều kiện ẩm ướt. Hàm lương H2S cho phép trong ao tôm phải dưới 0.2 mg/l.
Biện pháp xử lý:
- Khi ao bị nhiễm H2S thì Oxy trong ao sẽ giảm mạnh khiến tôm bị ngạt, cần sục khí mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm tạo Oxy hòa tan nhanh trong ao để cung cấp kịp thời lượng Oxy thiếu hụt cho tôm. Tin Cậy xin giới thiệu đến bà con dòng sản phẩm Nova Oxygen. Cung cấp kịp thời lượng Oxy thiếu hụt và hấp thu khí độc trong ao nuôi.
- Khi ao bị nhiễm H2S thường có mùi hôi thối, màu nước không được đẹp, nếu hàm lượng lớn có thể làm tôm nổi đầu, tấp mé. Nếu có hiện tượng trên quý bà con nên có biện pháp giảm ăn, tăng sục khí kèm sử dụng sản phẩm Nova-Yucca Plus để cấp cứu tôm và xử lý mùi hôi thối trong
Ổn định pH trong khoảng 7,5 – 8,5 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4.
Ổn định môi trường, hạn chế tảo bùng phát.Khi tảo tàn, pH sẽ giảm đột ngột và chất hữu cơ lơ lững trong nước tăng nhanh kết quả là làm giảm Oxy trong nước, tăng mật độ hại khuẩn và tăng hàm lường các loại khí độc.
Biện pháp phòng tránh:
- Trong quá trình cải tạo đáy ao có thể sử dụng Men vi sinh xử lý đáy Pond-PROnew nhằm phân giải khí độc và phân giải thức ăn dư thừa.
- Cần phải đảm bào oxy hòa tan trên 5 ppm khi tôm còn nhỏ.
- Vớt hết tất cả tảo tàn nổi trên mặt ao.
- Kiểm tra pH thường xuyên phải điều chỉnh trên 5
- Khi tảo tàn cần duy trì pH qua việc bón vôi Ca(OH)2, đồng thời giảm lượng thức ăn khoảng 30 % trong 2-3 ngày. Cần bổ sung oxy nhiều do sự phân hủy của tảo.
- Cần kiểm soát lượng thức ăn để tránh lượng thức ăn dư thừa gây phát sinh khí độc và kiểm soát lượng chất thải của tôm. Đồng thời sử dụng chế phẩm EM AQUA ủ tăng sinh để xử lý nước ao, tiêu hủy thức ăn dư thừa, giảm thiểu bệnh và ổn định môi trường nước. EM AQUA giúp tảo khuê phát triển mạnh, cân bằng đỗ pH trong nước ao, giúp tôm lớn mạnh.
3. NO2 (Nitrite)
NO2 được hình thành do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến nguồn nước. Nguồn nước không được xử lý kỹ qua các hệ thống lắng lọc, zic-zac,….Ngoài ra sử dụng lại nước từ vụ trước cho vụ nuôi mới có thể làm cho lượng NO2 tăng mạnh ở những tháng đầu tiên.
Nguyên nhân kế là do quản lý thức ăn không được tốt, thức ăn dư thừa nhiều gây phân hủy và tích lũy các chất hữu cơ sinh ra khí độc NO2. Xác vỏ tôm, phân tôm tích tụ dưới đáy ao do xi-phông không sạch đáy ao làm NO2 tăng cao. Ngoài ra pH tăng cao (pH > 8.5 ) cũng gây hình thành NO2 do khi pH tăng thì hàm lượng NH3 tích lũy sẽ tăng mạnh theo và kéo theo NO2 tăng cao.
Biện pháp xử lý:
- Khi nồng độ khí độc NO2 quá cao:
- Kiểm soát giảm lượng thức ăn tối đa trong thời gian xử lý, tránh thức ăn dư thừa ảnh hưởng đến chất lượng nước, ít nhất 3 ngày cho đến khi môi trường nước ao trở lại bình thường.
- Khi ao có khí độc NO2 cao hạn chế đánh khoáng do giai đoạn này càng bổ sung khoáng sẽ kích tôm lột xác và rớt đáy nhiều.
- Đánh 7-10kg Kali để hạn chế tôm lột
- Cần chạy quạt công suất lớn và dùng thêm Nova Oxygen:
- 1 – 1.5kg/1000m3 tăng cường hàm lượng oxy trong ao cả ngày và đêm. Khí độc NO2 cao thì buổi tối ao tôm sẽ thiếu oxy.
- Thay nước 20-30% ít nhất 2 lần/ngày kết hợp xi-phông để gom lượng chất thải dưới đáy ao, thay nước vào buổi sáng sớm và lúc chiều mát, thay từ từ tránh làm sốc tôm.
- Bổ sung vitamin C sau khi thay nước, tạt đều khắp ao, tránh sốc cho tôm.
- Sử dụng Nova Yucca Plus 500ml/2000m3 hấp thu nhanh khí độc, cấp cứu tôm nổi đầu, tấp mé. Sử dụng lúc trời mát.
- Sử dụng men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 BIO-TCxh đã ủ tăng sinh với mật rỉ đường: 10-15 lít/1000m3 + 10-15 lít EM2 (men ủ từ chế phẩm vi sinh EM Aqua gốc) tạt liên tục 3 ngày buổi sáng 9-10h cho đến khi khí độc được kiểm soát (tăng liều lượng sử dụng khi khí độc còn quá cao). Trước khi tạt men cần tăng cường hàm lượng oxy để tăng hiệu quả xử lý.
- Buổi chiều sau 15h tạt thêm 20kg/1000m3 Zeolite
- Thực hiện các biện pháp trên liên tục 3 ngày để kiểm soát khí độc NO2 giảm mức gây hại cho tôm, giảm số lượng tôm chết.
Hướng dẫn ủ tăng sinh Men vi sinh xử lý NO2 (Bio-TCxh)
2kg rỉ đường + 250g vi sinh cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít, sục khí trong vòng 3 giờ là sử dụng được.
- Trong quá trình xử lý:
- Kiểm tra theo dõi ao tôm thường xuyên cả ngày lẫn đêm trong quá trình xử lý.
- Giữ pH từ 8 – 8.2 để làm giảm độc tính của khí độc
- Sau khoảng 3-4 ngày khi môi trường đã ổn định, NO2 giảm ở mức an toàn, tôm khỏe, ít rớt, thì bắt đầu cho tôm ăn lượng thức ăn tăng dần dần trở lại, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa và vitamin C vào thức ăn hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm
- Luôn trong trạng thái sẵn sàng nếu môi trường ao có dấu hiệu xấu hơn thì tiến hành thay nước thực hiện các bước như trên.
- Sau khi môi trường ao nuôi ổn định trở lại, tôm khỏe, thực hiện đánh chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ. Đồng thời bổ sung từ từ vôi CaCO3 và Bicarbonate để ổn định pH và kiềm (do khi khí độc NO2 cao sẽ làm cho pH và kiềm trong ao biến động và giảm).
Biện pháp phòng tránh:
- Thường xuyên kiểm tra khí độc NH3, NO2 trong ao bằng test Sera NO2 để có biện pháp xử lý kịp thời
- Kiểm soát lượng thức ăn trong ao, cho ăn đủ hoặc thiếu sử dụng lượng thức ăn khoảng 80-90% so với nhu cầu dinh dưỡng của tôm, hạn chế thức ăn dư thừa, giữ chất lượng nước tốt hơn.
- Duy trì ổn định hàm lượng oxy trong ao
- Kiểm soát mật độ tảo tránh trường hợp tảo bùng phát làm giảm oxy và phát sinh khí độc trong ao
- Dự trù một ao trống, khi khí độc NO2 trong ao quá cao gây hại cho tôm dùng phương pháp sang ao giúp xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại, tôm phát triển khỏe mạnh trở lại.
- Để hạn chế sự phát sinh khí độc trong ao nuôi, cần bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua định kỳ 3-5 ngày/lần: 5 – 10 lít EM thứ cấp/1000m3 để giúp bổ sung các vi sinh có lợi, lấn ác các vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo tồn.
- Khi tôm khoảng 20 ngày tuổi bà con nên sử dụng men vi sinh xử lý khí độc NO2 BIO-TCxh định kỳ 7 ngày/lần để giúp kiểm soát khí độc ngay từ đầu.
4. NO3 (Nitrate)
Mặc dù NO3 được xem là không gây độc cho tôm. Nhưng khi hàm lượng ở mức độ cao sẽ gây độc cho tôm nhất là khi về cuối vụ hàm lượng NO3 có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do NH3 qua quá trình Nitrate hóa sẽ chuyển hóa thành NO2 và cuối cùng chuyển hóa thành NO3. Hàm lượng NO3 trong nước không được lớn hơn 220 mg/l.
Biện pháp xử lý và phòng tránh:
Dùng test kiểm tra môi trường nước là một phương pháp dễ thực hiện, đem lại kết quả nhanh. Trong đó, Test NO3 Sera là một loại test chuyên dụng, dùng để kiểm tra hàm lượng NO3 trong môi trường nước, nhất là ao nuôi trồng thủy sản tiện lợi như thế.
Bà con nên sử dụng thêm Zeolite để hấp thụ khí độc với hàm lượng để hấp thụ NO3 là 10 – 50 kg/ha.
5. CO2 (Cacbonic)
- Khí CO2 được sinh ra trong quá trình hô hấp của các sinh vật và tảo, qua các quá trình phân giải của các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí cũng sẽ tạo ra CO2. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành CO2 như vấn đề ô nhiễm môi trường, tôm giống kém chất lượng. Trong ao tôm lượng CO2 được yêu cầu là 5 mg/l, khi hàm lường CO2 lớn hơn 29,7 mg/l sẽ gây tác động xấu cho tôm.
- Khi hàm lượng CO2 trong ao quá cao sẽ làm giảm hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và làm tăng hàm lượng glucose trong máu tôm làm cho đề kháng và khả năng miễn dịch bị giảm. Quá trình chuyển háo trao đổi chất của tôm bị ảnh hưởng làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong môi trường hàm lượng CO2 cao tôm sẽ tốn nhiều năng lượng cho việc hô hấp dẫn đến thiếu năng lương để phát triển.
- Mật độ tảo dày sẽ làm biến động lượng oxy hòa tan và khí carbonic trong ngày đêm, vào những mùa nắng nóng như mùa hè nhiệt độ nước tăng cao làm quá trình phân giải các chất hữu cơ và quá trình trao đổi chất của sinh vật trong ao gia tăng dẫn đến việc tiêu thụ oxy tăng cao và lượng khí carbonic sản sinh ra càng nhiều.
Biện pháp xử lý:
Dùng vôi để làm giảm CO2:
- Sử dụng Vôi Tôi [Ca (OH)2 ] :
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
- Để giảm 1 mg CO2 ta cần dùng 0.84 mg Ca(OH)2
Lưu ý khi dùng Ca(OH)2 sẽ làm tăng pH đến mức nguy hiểm
- Sử dụng Na2CO3 (Soda):
2CO2 + Na2CO3 + H2O → NaHCO3
- Để giảm 1 mg CO2 cần dùng 2,4 mg Na2CO3
Lưu ý khi dùng Na2CO3 thì an toàn hơn Ca(OH)2, nhưng sẽ tốn kém hơn.
- Sử dụng vôi: hàm lượng CO2 có thể bị loại bỏ bởi vôi và vôi cũng góp phần tăng hệ đệm, nguồn carbon cho quá trình quang hợp.
- Vào buổi tối hàm lượng khí CO2 cao nên thời điểm bón vôi là vào buổi tối sau Vôi sau khi phản ứng với CO2 sẽ tạo ra 2HCO3- ( ion này sẽ làm thay đổi pH của nước ). Quá trình phản ứng khử CO2 gồm có:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca2+ + 2HCO-3
CaMg(CO3)2 + 2CO2 + 2H2O → Ca2+ + Mg2+ + 4HCO3-
CaO + 2CO2 + H2O → Ca2+ + 2HCO-3
- Liều lượng sử dụng từng loại vôi :
- Để khử 1 mg CO2 ta cần dùng 2.27 mg CaCO3.
- Để khử 1 mg CO2 ta cần dùng 2,1 mg CaMg(CO3)2.
- Để khử 1 mg CO2 ta cần dùng 0,64 mg CaO
Dùng vi sinh để làm giảm lượng CO2
- Sử dụng EM Aqua ủ tăng sinh để tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa. Ngăn ngừa tảo bùng phát- cắt tảo hiệu quả. Giảm lượng bùn tích tụ, tạo môi trường nước ao nuôi sạch. Cân bằng hệ sinh thái.
- Ngoài ra, bà con nên sử dụng thêm các men vi sinh xử lý đáy ao, men xử lý khí độc NH4/NH3 và men xử lý khí độc NO2 để loại bỏ bùn, tạo môi trường nước sạch để ngăn hàm lượng CO2 tăng cao.
Biện pháp phòng tránh:
Xác định hàm lượng CO2 có trong nước, có hai cách để xác định hàm lượng NO2 :
Cách 1: Xác định nồng độ khí CO2 bằng sử dụng test Sera CO2.
Cách 2: Có thể ước tính CO2 qua đo pH và Kiềm.
- Bước 1: Ta sẽ đo tổng độ kiềm và xác định giá trị pH của ao bằng cách sử dụng test kit hoặc máy đo pH, sau đó vẽ đường thẳng đứng từ giá trị pH trên trục X cắt các đường cong biểu thị giá trị độ kiềm trong biểu đồ dưới đây.
- Bước 2: Vẽ từ giá trị pH ở trục hoành X với các đường cong của giá trị kiềm được bắt đầu từ điểm cắt của đường thắng đứng, sau đó vẽ đường thẳng về bên trái cắt giá trị trục tung Y thì đó sẽ là giá trị hàm lượng khí CO2 cần ước tính.
Bà con nên chú ý đến hàm lượng CO2 đừng tập trung vào hàm lượng oxy hòa tan quá nhiều.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
Bà con nên chú ý đến môi trường chặt hơn tránh tình trạng nước ao bị ô nhiễm làm xuất hiện tảo độc, thường xuyên xử lý ao đánh men vi sinh để xử lý các cặn bã hữu cơ đáy ao và men vi sinh xử lý khí độc. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con.
Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo. Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Ngọc Sơn
Mọi thắc mắc về “5 Loại khí độc cần lưu ý trong ao nuôi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm
Bệnh Vi Bào Tử Trùng (EHP) Trên Tôm Dịch bệnh luôn là nguy cơ lớn [...]
Th11
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm
Nấm Đồng Tiền Trong Ao Nuôi Tôm – Cách Phòng Và Biện Pháp Xử Lý [...]
Th11
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10