4 Loại Chế Phẩm Xử Lý Khí Độc Trong Ao Nuôi
Vấn đề khí độc H2S, NH3, NO2,… xuất hiện trong ao nuôi đang là nỗi lo của nhiều bà con, khí độc gây ảnh hưởng đến tôm, thậm chí khi khí độc vượt ngưỡng an toàn sẽ gây chết tôm dẫn đến thất thoát, năng suất kém, gây thiệt hại cho bà con. Những nguyên nhân nào dẫn đến khí độc trong ao? Tác hại của khí độc ảnh hưởng đến tôm như thế nào? Biện pháp xử lý như thế nào? Cùng Tin Cậy tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nguyên nhân phát sinh khí độc trong ao nuôi

Tác hại của khí độc ảnh hưởng đến tôm trong ao nuôi
- Nồng độ H2S trong nước ao từ 0,01 – 0,02 mg/l thì tôm nuôi sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt. Khí độc H2S – sát thủ thầm lặng trong ao nuôi.
- Nồng độ NH3 trong ao > 0.01 mg/l gây độc cho tôm. Tôm chậm lớn, giảm ăn, nổi đầu, chết dần hàng ngày, nếu tình trạng ao kéo dài sẽ giảm sức đề kháng, tích tụ NH3nhiều trong cơ thể và dẫn đến nhiễm bệnh khác: phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đốm trắng, Taura, hoại tử cơ,….
- Khí độc NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. Tôm thiếu linh hoạt, lờ đờ, chậm tăng trưởng và bắt mồi kém, đôi khi phát hiện tôm chết ở dưới đáy ao hoặc trong vó. Tích tụ NO2nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm sức đề kháng và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, …

- Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu
- Gây mềm vỏ, lột xác không cứng, chậm lớn
- Gây tổn thương mang, phù thủng cơ
- Gây chết khi nồng độ quá cao
Cách sử dụng chế phẩm xử lý khí độc trong ao nuôi
1. Men vi sinh chuyên xử lý khí độc NH3 (BIO-TC3)

Sử dụng Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3) giúp xử lý khí độc NH3 trong ao:

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Men vi sinh xử lý khí độc Nh4/NH3 (Bio-Tc3)
- Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g men BIO-TC3 pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.
- Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:
2kg rỉ đường + 250g chế chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được.
Sử dụng 5-10 lít thứ cấp/1000m3 nước ao nuôi. Định kỳ 5-7 ngày/lần (liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi).
Tạt vào buổi sáng 9-10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi tạt men để tăng hiệu quả xử lý.

3. Men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 (BIO-TC8)

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
Sử dụng Men vi sinh chuyên xử lý khí độc NO2 (bio-TC8) giúp xử lý khí độc NO2 trong ao:
- Sử dụng trực tiếp: Sử dụng 250g men vi sinh xử lý khí độc NO2(BIO-TC8) pha với nước sạch, tạt đều trên diện tích 2.000 m3 nước ao nuôi tôm.
- Tăng sinh để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả xử lý:
2kg rỉ đường + 250g chế chế phẩm cho vào thùng sạch, cho thêm nước sạch cho đủ 30 lít à sục khí trong vòng 3h là sử dụng được.
Sử dụng 5 -10 lít thứ cấp/1000m3 nước ao nuôi. Định kỳ 5-7 ngày/lần (liều lượng có thể điều chỉnh tăng giảm phù hợp với điều kiện ao nuôi).
Tạt vào buổi sáng 9 -10h, chạy quạt nước trước 30 phút rồi tạt men tăng hiệu quả xử lý, nhằm cung cấp đầy đủ oxy để đẩy nhanh quá trình chuyên hóa NO2 (độc) thành NO3 (không độc).
Bí quyết: Xử lý khí độc NO2 cao (sử dụng cho ao 2.000m3)
Trộn 1 kg men BIO-TC8 + 40 kg Zeolite dạng hạt/ bột + 5-7 kg mật rỉ đường trộn đều sau đó phơi khô.
Sau khi cho ăn 2 giờ, tiến hành bật quạt mạnh 30 phút. Sau đó, tạt hết hỗn hợp vừa trộn, kèm với Rhodo Power (BIO-TC4) 1 lít/1.000m3, tạt buổi sáng là tốt nhất, 5-7 ngày tạt một lần.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm xử lý khí độc cho ao nuôi Rhodo Power (Bio-TC4)
3. Yucca

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
Với thành phần: Yucca schidigera extract giúp
- Hấp thụ nhanh khí độc trong nguồn nước, giúp cấp cứu kịp thời tôm nổi đầu, tấp mé do khí độc NH4/NH3, NO2, H2S.
- Phân hủy nhanh thức ăn dư thừa và phân tôm. Giúp môi trường nước ao luôn trong sạch.
- Cấp cứu tôm nổi đầu, tấp mé: 500 ml/2.000 – 2.500 m3 nước.
Lưu ý
- Nên sử dụng lúc trời mát.
- Trộn 500 ml Nova-Yucca Plus với 50 lít nước ao, tạt đều và mở máy quạt nước (ao tôm).

4. Zeolite
Cơ chế của Zeolite
Những phân tử lơ lửng, nhiễm bẩn, ion sẽ được hấp thụ vào những lỗ xốp và đường ống của zeolit. Những kim loại nặng, độc tố sẽ được hấp thụ qua phản ứng trao đổi ion với các ion của zeolite.
Trong môi trường ao nuôi ammonia thường tồn tại ở dạng ion NH4+ và phân tử NH3. Cation NH4+ sẽ trao đổi với cation Na+ hay K+ trong zeolit và được loại bỏ ra khỏi nguồn nước. Khi lượng NH4+ giảm thì theo cơ chế NH3 sẽ thủy phân tạo thành NH4+, tiếp tục xảy ra quá trình trao đổi ion và tổng thể lượng ammonia trong nước giảm đi.
Công dụng của zeolite trong ao nuôi:
- Hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH3, H2S, CO2,…và axít trong nước.
- Phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước, ổn định độ pH.
- Ổn định màu nước, hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Zeolite xử lý nước ao nuôi
Cách sử dụng:
- Giảm hàm lượng khí độc NH3 lúc đang cao: 40-60kg/ao diện tích 2500m2
- Cải tạo ao cũ hoặc trước khi gây màu nước: 25-50kg/ao diện tích 2500m2
- Trong thời gian nuôi: 25-40kg/ao diện tích 2500m2
Lưu ý:
- Rải đều trên mặt ao.
- Thời gian dùng tốt nhất từ 15h trở đi.
- Khi ao nuôi tôm bị ô nhiễm, đáy ao dơ và tôm nổi đầu do khí độc có thể dùng Zeolite.
- Nên sử dụng Zeolite sau khi sử dụng các chất diệt khuẩn, hóa chất và lúc tảo chết đột ngột.
Trong quá trình nuôi, để hạn chế sự phát sinh khí độc trong ao nuôi, bà con cần bổ sung chế phẩm sinh học EM Aqua định kỳ 5 – 10 lít EM thứ cấp/1000m3 để giúp bổ sung các vi sinh có lợi, lấn ác các vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo tồn đọng trong ao nuôi. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh rất thuận tiện giúp tôm phát triển nhanh, giảm tỷ lệ dịch bệnh, nâng cao năng suất cho bà con.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM Aqua
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý khách có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “4 Loại chế phẩm xử lý khí độc trong ao nuôi”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: hiennguyen@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy
Bài viết liên quan
Bí Quyết Xử Lý Ao Đất Bị Nhiễm Phèn Đúng Cách Và Hiệu Quả
Bí Quyết Xử Lý Ao Đất Bị Nhiễm Phèn Đúng Cách Và Hiệu Quả Phèn [...]
Th5
Kinh Nghiệm Diệt Khuẩn Bằng Chlorine Đầu Vụ
Kinh Nghiệm Diệt Khuẩn Bằng Chlorine Đầu Vụ Trước lợi nhuận to lớn từ ngành [...]
Th5
Măng Cụt Xanh Cháy Hàng, Gỏi Gà Măng Cụt Thành Trend
Măng Cụt Xanh Cháy Hàng, Gỏi Gà Măng Cụt Thành Trend Dạo gần đây món [...]
Th5
Vấn Đề Khí Độc Trong Ao Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa
Vấn Đề Khí Độc Trong Ao Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa Hiện nay với thời [...]
Th4
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ 2023
Thông Báo Lịch Nghỉ Lễ 30/04 – 01/05 Năm 2023 Hòa chung trong không khí [...]
Th4
Nỗi Lo Xì Phèn Trong Ao Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa
Nỗi Lo Xì Phèn Trong Ao Nuôi Tôm Vào Mùa Mưa Hiện nay đã bước [...]
Th4