4 Bệnh Trên Lươn Liên Quan Đến Ký Sinh Trùng Và Cách Trị

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thường làm phát sinh bệnh trên lươn như là con giống yếu, mang sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong lúc vận chuyển, thời tiết nắng nóng,… thì cũng có những nguyên nhân chủ quan do chính người nuôi chưa nuôi tốt. Thí dụ như cho ăn quá nhiều, xử lý nước hồ nuôi chưa bài bản, không theo dõi sát sức khỏe của lươn, không biết về các bệnh thường gặp trên lươn mà phòng ngừa từ sớm,…

4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng và cách trị
4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng và cách trị

Có đến 4 loại bệnh trên lươn do ký sinh trùng gây ra nên bà con cần đặc biệt để tâm đến tác nhân có hại này. Trong bài viết này, Tin Cậy sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý nội ngoại ký sinh trùng trên lươn chi tiết và dễ thực hiện.

4 loại bệnh do nội ngoại lý sinh trùng gây ra cho lươn

1. Bệnh do nhiễm giun sán

Có các loại giun sán ký sinh trong ruột lươn như: sán dây (sợi dẹp dài), sán lá (sán trưởng thành hoặc ấu trùng), giun tròn, giun đầu gai,… Chúng thuộc nội ký sinh trùng.

Giun sán dùng đầu (hoặc móc câu) làm rách lớp niêm mạc ruột của lươn để chui vào, làm cho lớp niêm mạc này bị viêm, xuất huyết đường ruột.

Nếu lượng giun sán tấn công ít thì bà con không thấy lươn có biểu hiện bệnh rõ ràng. Còn số lượng nhiều thì lươn sẽ bơi loạn xạ mất phương hướng, ngứa ngáy run rẩy, tách đàn. Lươn bị giun sán rút máu và chất dinh dưỡng, đường ruột bị tắc nghẽn, nghiêm trọng thì thành ruột sẽ bị thủng, làm lươn xuất huyết, đỏ hậu môn, từ từ sẽ bỏ ăn, gầy yếu đến chết.

4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng
4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng

2. Bệnh tuyến trùng

Tuyến trùng là nội ký sinh trùng, chủ yếu sống trong đường ruột, có màu trắng, dài khoảng 1 cm.

Cơ chế gây hại cũng tương tự như giun sán, nó dùng đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng lỗ hậu môn lươn bị sưng đỏ, rối loạn tiêu hóa, lươn yếu, kiệt sức và chết dần.

3. Bệnh do trùng bánh xe

Trùng bánh xe là ngoại ký sinh trùng có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 2.5 – 9.6 cm, khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe quay. Chúng thường ký sinh trên da, mang, xoang miệng của lươn.

Khi bị trùng bánh xe tấn công, lươn sẽ có biểu hiện ngứa ngáy và thường nổi đầu lên khỏi mặt nước, đồng thời da và mang tiết ra nhiều nhớt đục. Do mang bị kích thích, sinh nhớt, cấu trúc mang bị phá hủy nên lươn bị ngộp, phải trồi lên mặt nước tìm oxy. Dần dần lươn yếu sức và chết.

4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng. Nguồn ảnh: Internet
4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng. Nguồn ảnh: Internet

4. Bệnh do đỉa

Đỉa thuộc ngoại ký sinh trùng, có chiều dài từ 6-12mm, chiều rộng 1,5-3,0mm.

Đỉa dùng miệng hút bám vào bất cứ nơi nào trên thân lươn để hút lấy máu. Lươn bị đỉa bám thì trên thân có vết thương, từ đó sẽ dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm nhiễm và lở loét. Biểu hiện là lươn yếu, kém ăn, hoạt động chậm chạp.

4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng. Nguồn ảnh: Internet

Tin Cậy hướng dẫn bà con cách ủ EM tỏi theo 2 cách như sau:

Cách 1. EM Aqua à EM5 à EM tỏi

EM Aqua → EM 5: 1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 2 lít rượu +1 lít dấm (ủ kín 3-5 ngày) → 5 lít EM5

EM5 → EM tỏi: 1 lít EM5 + 1kg tỏi xay nhuyễn + 8 lít nước sạch (ủ kín 1 ngày) → 10 lít EM tỏi (lên men có màu cánh gián)

Cách 2. EM Aqua à EM tỏi

1 lít EM Aqua + 1 lít mật rỉ đường + 1 lít dấm + 1 lít rượu + 1kg tỏi xay nhuyễn + 16 lít nước sạch (khuấy đều) → ủ kín 25-30 ngày sử dụng được.

Liều lượng sử dụng EM tỏi:

  • Phòng bệnh: trộn 30-50ml/kg thức ăn, để ngấm 30 phút rồi cho lươn ăn. Bổ sung EM tỏi vào thức ăn vào 2 cử sáng và chiều, liên tục 2-3 ngày rồi ngưng, sau 7-10 ngày lặp lại. Nếu xác tỏi nhỏ thì có thể trộn cho tôm ăn luôn, nếu xác tỏi to thì bỏ đi, chỉ vắt phần nước.
  • Trị bệnh cho ăn liều gấp 2-3 lần thường ngày, ăn liên tục 5-7 ngày.

4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng. Nguồn ảnh: Internet

Cách trị nội ngoại ký sinh trùng cho lươn

Praziquantel có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào ở ký sinh trùng dẫn đến mất Ca2+ nội bào làm co cứng và liệt cơ. Ngoài ra thuốc còn tạo ra các không bào trên bề mặt ký sinh trùng, sau đó vỡ ra phân hủy làm ký sinh trùng bị tiêu diệt. Sau 4 giờ kể từ khi đưa thuốc vào cơ thể cá là thuốc sẽ phát huy tác dụng.

Nếu cá vẫn còn ăn được thì bà con trộn thuốc Praziquantel vào thức ăn. Cắt thức ăn 1 ngày trước khi xổ ký sinh trùng để làm sạch đường tiêu hóa, khi đưa thuốc vào thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn. Trong 3 ngày xổ ký sinh trùng phải giảm 50% lượng thức ăn. Liều lượng trộn thuốc là 15 gr Praziquantel cho 2 – 2.5 kg thức ăn, mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.

Thuốc trị nội ngoại ký sinh trùng Nova-Praziquantel
Thuốc trị nội ngoại ký sinh trùng Nova-Praziquantel

Kết hợp trộn vitamin C vào thức ăn hoặc tạt vào nước trong thời gian dùng thuốc để tăng sức đề kháng cho cá. Sau 3-5 ngày xổ ký sinh trùng thì bổ sung men tiêu hóa Bacilac, khoáng Premix, giải độc gan Hepatol vào thức ăn để kích thích cá tiêu hóa, nhuận tràng nhằm gom xác giun ra khỏi ruột và đẩy xác chúng ra ngoài. Đây là cách tẩy sạch ruột để tránh cá bị nhiễm độc do xác giun phân hủy và tránh giun sán sẽ hồi sinh trở lại.

4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng
4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng

Từ nay bà con hoàn toàn yên tâm vì đã có Praziquantel giúp diệt trừ các mầm bệnh do ký sinh trùng ngay khi còn là ấu trùng. Bà con hãy theo dõi thường xuyên tập tính bắt mồi của lươn cũng như chất lượng nước ao để biết được khi nào cần phải xử lý.

Tin Cậy chúc bà con nuôi lươn ngày càng thành công hơn!

Tác giả: Trinh Nguyễn

Mọi thắc mắc về bài viết “4 Bệnh trên lươn liên quan đến ký sinh trùng”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0933 015 035 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Công Ty Tin Cậy  | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo