4 bệnh Thường Gặp Trên Ốc Bươu Đen

Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi hiện đang là đối tượng thủy sản mang lại nhiều hiệu quả kính tế cho bà con. Với chi phí đầu tư thấp, tận dụng được điều kiện sẵn có của gia đình, không đòi hỏi chăm sóc nhiều, nguồn thức ăn dễ tìm, đầu ra ốc thương phẩm tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nếu không kiểm soát tốt môi trường nước nuôi ốc, ao nuôi bị ô nhiễm dễ dẫn đến phát sinh nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm sản lượng và chất lượng ốc, nghiêm trọng hơn là gây ra thiệt hại về kinh tế của bà con. Tin Cậy được Anh Hải có trại nuôi ốc ở Chợ Mới, An Giang trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về cách nhận biết, biện pháp xử lý, phòng bệnh về một số bệnh thường gặp trên ốc, để giúp bà con xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại và nâng cao năng xuất. Bà con hãy cùng Tin Cậy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen
4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen
Nguồn ảnh: Ao nuôi ốc của Anh Hải ở Chợ Mới, An Giang

1. Bệnh sưng vòi

Triệu chứng:

Ốc giảm ăn, chậm di chuyển, ốc khép mài nhưng không sát vỏ và nổi lơ lửng trên mặt nước, vòi nhả ra nhiều nhớt trắng, ốc có mùi hôi. Vòi sưng lên, lở loét làm cho ốc không ăn được, ốc sẽ chết kiệt sức và chết đói đây là bệnh nguy hiểm nhất và gây chết hàng loạt.

Nguyên nhân:

Môi trường nước nuôi bị dơ bẩn, nhiễm khuẩn do thức ăn thừa, vật chất hữu cơ lắng đọng dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý. Đặc biệt giai đoạn khi ốc tầm 2 đến 3 tháng tuổi lượng thức ăn thừa và vật chất hữu cơ ngày càng nhiều tích tụ dưới đáy ao, đồng thời đáy ao là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Ốc bươu đen hút thức ăn bằng vòi, mà vòi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên khi tiếp xúc hoặc hút trúng các thức ăn bị ô nhiễm vòi của ốc sẽ sưng lên, lở loét.

Nguồn ảnh: Ao nuôi ốc của Anh Hải ở Chợ Mới, An Giang

Giải pháp:

  • Ngưng cho ốc ăn trong thời gian xử lý
  • Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị, tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút, rồi ngâm lại nước trong ao nuôi. Khi ốc được điều trị khỏe mạnh mới thả lại môi trường ao nuôi.
  • Lưu ý không để ốc chết trong ao, ốc chết chảy nhớt sẽ lây sang toàn bộ ao nuôi
  • Khi phát hiện ốc có biểu hiện bệnh cần giảm lượng thức ăn trong quá trình xử lý, điều trị bệnh.
  • Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
  • Song song với việc thay nước diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3hòa tan với nước tạt đều khắp ao. Nên sử dụng Novadine vào lúc trời mát để tăng hiệu quả xử lý. Hoặc bà con có thể diệt khuẩn bằng BKC 5ml/ 10mxử lý ao lúc trời nắng gắt.

Tham khảo chi tiết sản phẩm:

  • Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3+ 60g/10m3 Zeofish hạt để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi, xử lý chất cặn bã, chất thải và những chất lắng tụ lơ lửng, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm nước.

Tham khảo chi tiết sản phẩm:

  • 3 ngày sau tạt lại men vi sinh EM Aqua + Z`eofish xử lý cho đến khi môi trường nước được trong sạch, ổn định trở lại
  • Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc.
Vitamin C bổ sung cho thủy sản Nova C
Vitamin C bổ sung cho thủy sản Nova C

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Vitamin C bổ sung cho thủy sản Nova C

Phòng bệnh:

  • Cho ốc ăn lượng thức ăn vừa phải không nên cho ăn quá nhiều
  • Thức ăn sau khi ốc ăn không hết cần vớt ra, để tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ốc phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
  • Cải thiện chất lượng môi trường nước bằng cách định kỳ 5-7 ngày bồ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa của ốc, xử lý đáy ao phân hủy chất thải, cung cấp vi sinh có lợi lấn ác vi khuẩn gây hại, tăng cường sức đề kháng cho ốc.
4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen
4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen
Nguồn ảnh: Ao nuôi ốc của Anh Hải ở Chợ Mới, An Giang

2. Bệnh nghiêng mình

Triệu chứng:

Ốc nổi nghiêng mình (đơ) trên mặt nước, ít di chuyển

Nguyên nhân:

Môi trường nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa, vật chất hữu cơ tích tụ trong ao

Giải pháp:

  • Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị. Tránh để những con ốc bị bệnh nhả ra nhiều nhớt trắng trong ao, chúng sẽ lây lan bệnh khắp cả ao.
  • Tắm ốc bị bệnh với nước muối loãng khoảng 5 phút. Rồi ngâm lại nước trong ao nuôi
  • Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
  • Song song với việc thay nước diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3 hoặc BKC 5ml/ 10m
  • Dùng Nova-Yucca Plus 1ml/3m3, 4 ngày xử lý 1 lần, sau khi xử lý 2 lần là đã thấy hiệu quả
  • Đồng thời bà con sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3 + 60g/10m3 Zeofish hạt để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi.
Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus
Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm hấp thu khí độc Nova-Yucca Plus

Phòng bệnh:

Định kỳ 5-7 ngày bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp xử lý chất hữu cơ, thức ăn thừa của ốc, xử lý đáy ao phân hủy chất thải, cung cấp vi sinh có lợi lấn ác vi khuẩn gây hại, tăng cường sức đề kháng cho ốc.

3. Bệnh mòn vỏ, mòn đít

Nguyên nhân:

Bệnh mòn vỏ, mòn đít ít khi xuất hiện khi ốc được nuôi trong ao đất tự nhiên do bùn khoáng và hệ hữu cơ cực kỳ dồi dào. Tuy nhiên bệnh dễ xuất hiện khi ốc được nuôi trong môi trường nhân tạo nuôi bể bạt

4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen. Nguồn ảnh: Internet
4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen. Nguồn ảnh: Internet

Trong quá trình nuôi cho ốc ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng. Môi trường ao nuôi bị thiếu khoáng Caxi

Triệu chứng:

Ở phần đuôi ốc sẽ thấy các rãnh nhỏ và lỗ thủng. Mài ốc bị mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho ốc, ốc bỏ ăn, chậm lớn, còi cọc

4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen. Nguồn ảnh: Internet
4 Bệnh thường gặp trên ốc bươu đen. Nguồn ảnh: Internet

Giải pháp:

  • Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị.
  • Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
  • Song song với việc thay nước diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3 hoặc BKC 5ml/ 10m
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3+ 60g/10m3 Zeofish hạt để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi. 3 ngày xử lý 1 lần cho đến khi môi trường nước được ổn định trở lại
  • Bổ sung một số loại khoáng chất: Nova Calphos: 5ml/10m3 1-2 lần/ngày bổ sung khoáng Ca, Mg giúp ốc nhanh cứng vỏ
  • Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc
Khoáng bổ sung Nova-Calphos
Khoáng bổ sung Nova-Calphos

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Khoáng bổ sung Nova-Calphos

Phòng bệnh:

Nguồn ảnh: Ao nuôi ốc của anh Hải ở Chợ Mới, An Giang
  • Giai đoạn ấp trứng và 4 tuần đầu sau khi thả nuôi cần bổ sung khoáng cho ao nuôi
  • Trong quá trình nuôi định kỳ tạt Nova Calphos bổ sung khoáng chất cho ốc cứng vỏ, tăng trưởng phát triển tốt, hình dáng đẹp
Nguồn ảnh: Ao nuôi ốc của Anh Hải ở Chợ Mới, An Giang

4. Bệnh ký sinh trùng

Nguyên nhân:

Môi trường ô nhiễm, chứa sẵn các các loại ký sinh trùng gây bệnh. Trứng, ấu trùng hoặc bào nang của ký sinh theo nguồn nước hoặc thức ăn xâm nhập vào, chúng sẽ ký sinh trong các cơ quan nội tạng, cơ như: sán lá, giun tròn…. Chúng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của ốc.

Triệu chứng:

Ốc ăn kém, tiêu thụ ít thức ăn hơn bình thường, ăn chậm lớn, hoạt động chậm chạp, ốc chết rải rác

Giải pháp:

  • Cách ly những con ốc bị bệnh ra riêng để điều trị.
  • Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có điều kiện, có nguồn nước sạch), trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
  • Song song với việc thay nước diệt khuẩn môi trường nước bằng Novadine: 5ml/10m3 hoặc BKC 5ml/ 10m
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua: 10ml/10m3+ 60g/10m3 Zeofish hạt để cung cấp vi sinh có lợi cho ao nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi. 3 ngày xử lý 1 lần cho đến khi môi trường nước được ổn định trở lại
  • Hòa tan thuốc trị nội/ngoại ký sinh trùng Nova Praziquantel tạt vào ao nuôi
  • Bổ sung vitamin C tạt vào ao nuôi tăng sức đề kháng cho ốc

Phòng bệnh:

  • Thường xuyên theo dõi tốc độ tăng trưởng của ốc
  • Luôn đảm bảo môi trường nước nuôi trong sạch. Định kỳ 5-7 ngày bổ sung chế phẩm vi sinh EM Aqua
  • Bổ sung vitamin C và khoáng tăng cường sức đề kháng cho ốc

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thắc mắc về “4 Bệnh thường gặp trên ốc bưu đen”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo