3 Loại Hóa Chất Cần Thiết Trong Nuôi Tôm Hiện Đại

Ngành nuôi tôm công nghiệp đang phát triển không ngừng và ngày càng có nhiều mô hình nuôi thâm canh. Những mô hình này thông thường nuôi thay nước nhiều và yêu cầu chính trong mô hình này là nguồn nước được xử lý sạch trước khi cấp vào ao vèo và ao nuôi. Vậy nên Tin Cậy đưa ra 3 loại hóa chất cần thiết nhất trong nuôi tôm là: Chlorine, thuốc tím, PAC.

 Nhằm giúp đưa ra định hướng xử lý đúng và tiết kiệm chi phí cho người nuôi nên Tin Cậy cung cấp thêm một số thông tin về 3 loại hóa chất này để bà con nuôi tôm tự đưa ra cách xử lý thích hợp nhất.

3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại

1. Chlorine (Clorine)

Tác dụng của Chlorine trong nuôi trồng thủy sản:

  • Tẩy trùng ao hồ, trang thiết bị, dụng cụ: Có thể ngâm dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi vào dung dịch chlorine để diệt khuẩn hay dùng chlorine pha loãng xịt diệt khuẩn xung quanh ao hồ, trang trại nuôi
  • Diệt khuẩn, virus, tảo, vi sinh vật phù du trong môi trường nước: Thường bà con sẽ có ao lắng để xử lý nước, Chlorine sẽ giúp diệt khuẩn, tảo,…Làm trong nước rồi bà con tích trữ trong ao lắng từ 1-2 ngày để chlorine bay hết thì có thể sử dụng được. Nhưng nhớ kiểm tra lại nguồn nước và cấy vi sinh vật có lợi lại nhé

Liều lượng sử dụng Chlorine trong nuôi tôm:

  • Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200ppm, từ 100 – 200 kg cho 1000 m3 nước trong  (30 phút)
  • Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm. Xử lý khi tôm của vụ nuôi trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
  • Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm trong trường hợp sử dụng trực tiếp trong ao nuôi khi chưa có tôm nhưng khi sau xử lý thuốc tím và PAC thì liều dùng chlorine nên áp dụng linh hoạt từ 5-15 ppm (5-15kg/1000m3) tùy theo giai đoạn tuổi của tôm.
  • Một lưu ý để nhận biết chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại quy trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại

Tham khảo chi tiết sản phẩm:

2. Thuốc tím

Thuốc tím thương mại ở dạng tinh thể hoặc bột. Đối với thuốc tím, phải hòa tan trong nước trước khi sử dụng thì hiệu quả xử lý nước mới tối ưu được. Hiện nay, thuốc tím được sử dụng rất rộng rãi trong các mô hình nuôi thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn trong quá trình xử lý nước và diệt khuẩn.

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Thuốc Tím Ấn Độ Dùng Cho Thủy Sản – KMNO4

Tác dụng của thuốc tím trong thủy sản:

  • Thuốc tím (KmnO4) có khả năng làm trong nước theo nguyên lý cần bằng điện tích, các hạt hạt phù sa, keo khoáng mang điện tích âm, Mn mang điện tích dương làm cho keo khoáng trở nên trung tính và lắng tụ.
  • Thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên có tính sát khuẩn, diệt vi khuẩn, virus , tảo bằng cách oxy hóa trực tiếp lên màng tế bào phá hủy các enzyme đặc hiệu điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào. Nhưng vì phổ diệt khuẩn của thuốc tím hẹp nên vẫn cần dùng Chlorine vào giai đoạn xử lý nước.

Liều dùng:

  •  Trên thực tế hiện nay liều dùng thuốc tím cho xử lý nước trong các ao lắng thường là 3-5ppm ( 3-5kg cho 1000m3)

 Lưu ý khi sử dụng thuốc tím:

  • Thuốc tím chỉ nên xử lý trong ao lắng trong các mô hình nuôi thay nước để oxy hóa vật chất hữu cơ, diệt khuẩn trong nước.
  •  Thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, vì vậy khi bảo quản cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và tránh nhiệt độ cao.
  •  Thuốc tím sau khi pha phải được sử dụng ngay để tránh làm mất hoạt tính của thuốc.
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại

3. PAC (Poly aluminium chloride):

  • Bà con có thể biết PAC là 1 loại hóa chất mang tính keo tụ, trợ lắng tron quá trình xử lý nước thải, nước nuôi trồng thủy sản,…giúp keo tụ chất rắn, chất hữu cơ lơ lửng và làm trong nước.
  • PAC và thuốc tím thường được sử dụng song song tron quá trình xử lý nước ao nuôi tôm mang lại hiệu quả cao. PAC giúp keo tụ, thuốc tím cũng có tính chất đó và diệt khuẩn, giúp nguồn nước sạch và trong hơn.
  • PAC thường ở 2 dạng lỏng và bột, nhưng trong nuôi tôm bà con nên sử dụng dạng bột vì tính tiện lợi nhưng dễ bảo quản, sử dụng và pha chế theo liều lượng mình muốn. Dạng bột thường có màu vàng chanh
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Hóa Chất PAC (Poly Aluminium Chloride)

Ưu điểm của PAC dùng trong nuôi trồng tôm:

  •  Dễ tan trong nước
  •  Keo tụ tạo bông và lắng nước hiệu quả
  •  Không làm giảm pH của nước
  •  Hoạt động trong ngưỡng pH 6.5-8.5 (ngưỡng pH trong nuôi tôm)
  •  Thời gian keo tụ nhanh, dễ lắng tụ xuống đáy

Liều dùng:

  • Trong quá trình xử lý nước: từ 5 – 10 ppm ( 5 – 10kg cho 1000m3). Liều lượng này tùy thuộc vào chất lượng nước và hàm lượng hữu cơ, phù sa lơ lửng của tùng vùng và áp dụng linh hoạt dựa trên thực tế.
  •  Lưu ý: Nên kết hợp với thuốc tím để tăng hiệu quả sử dụng

Phối hợp 3 hóa chất vào xử lý nước:

Việc xử lý nước để cung cấp cho hệ thống ao nuôi rất cần thiết và việc lựa chọn hóa chất nào, liều lượng ra sao để có thể tiết kiệm tối ưu chi phí nhất nhưng chất lượng nước vẫn phải đạt hiệu quả cho việc nuôi tôm. Sau đây là một quy trình cơ bản tại Farm tôm Liên Giang gửi để bà con tham khảo:

  • Nước sau khi lấy vào ao lắng sẽ được xử lý PAC và Thuốc tím cùng lúc để giúp diệt khuẩn và lắng tụ cặn bẩn. PAC được pha với liều lượng 10ppm (10kg cho 1000m3) và Thuốc tím thì 3ppm (3kg cho 1000m3)
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
  • Ao lắng được kéo dài với chiều dài khoảng 500m, rộng 15m để nước được lắng tụ và diệt khuẩn, và được lọc cặn qua những tấm lưới chắn ngang kia. Đến cuối ao thì nước trong hơn và tiến hành bước xử lý tiếp theo với Chlorine
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa cất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
  • Sau khi nước được lắng tụ tới cuối đáy ao, nước sẽ tiếp tục được xử lý Chlorine ở bước cuối cùng để làm sạch vi khuẩn, virus, tảo độc, mầm bệnh,…làm trong nước 1 lần nữa và được chứa ở ao lắng tiếp theo.

Nơi xử lý Chorine

Tại đây là điểm cuối của ao lắng được xử lý PAC và Thuốc tím, nước đã trong tiếp tục sẽ được xử lý Clorine với liều lượng 20ppm (20kg cho 1000m3) được xả xuống bể dẫn qua ao lắng tiếp theo để lắng hết Chlorine. Nước sẽ được trữ ở các ao lắng từ 1-2 ngày cho bay hết Chlorine thì có thể cấp vào ao nuôi và cấy vi sinh có lợi, ổn định môi trường để tiến hành nuôi.

3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại
3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại

Trên đây là quy trình xử lý nước cơ bản tại Farm Liên Giang, Tin Cậy xin chia sẻ với bà con để cùng nhau phát triển và có một mùa vụ thành công.

Bài viết này đưa ra 3 loại hóa chất thiết yếu trong nuôi tôm, bà con có thể tham khảo và áp dụng vào mô hình nuôi của mình sao cho thích hợp. Tùy vào mỗi loại hay tính chất nước cần xử lý mà liều lượng dùng có thể thay đổi chút xíu, bà con có thể linh động tăng hoặc giảm nếu nước lấy vào nhiều cặn bẩn hữu cơ hay độ đục cao.

Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!

Tác giả: Lâm Hiệp

Mọi thắc mắc về ” 3 Loại hóa chất cần thiết trong nuôi tôm hiện đại”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo