3 Cách Kiểm Tra Độ Mặn Nước Ao Nuôi Đơn Giản
Độ măn trong ao nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài thủy sản. Mỗi loài động vật thủy sản thích ứng với các ngưỡng độ mặn khác nhau. Việc đo kiểm ra độ mặn trong ao nuôi cũng rất cần thiết để đảm bảo ngưỡng độ mặn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển tối ưu nhất. Có bao nhiêu cách để kiểm tra độ mặn trong ao nuôi bà con cùng Tin Cậy tìm hiểu nhé.
Độ mặn là gì?
Độ mặn là tổng lượng chất hòa tan chứa ở trong một kg nước, đơn vị tính là g/L hoặc phần ngàn ppt, trong đó muối NaCl là chủ yếu, còn lại là kali sulfat, bicarbonat, canxi, muối magie …
Độ mặn thích hợp của một số loại thủy sản
Mỗi loài thủy sản có thể số ở những ngưỡng độ mặn khác nhau, sau đây là một số gợi ý về các ngưỡng độ mặn phù hợp với từng đối tượng nuôi:
Độ mặn | Đối tượng nuôi thích hợp |
< 4‰ | Cá mè lúi, mè hôi, cá hô, lươn, ếch,… |
5 – 10‰ | Cá chẽm, rô phi, cá nâu, sặc rằn, rô đồng, cá lóc, cá tra, tai tượng, tôm càng xanh… |
10 – 25‰ | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
>20‰ | Cá mú, tôm sú, tôm thẻ, ốc hương,… |
Hiện nay, tôm sú, tôm thẻ trong nhiều mô hình nuôi của bà con ở Đồng Tháp, Long An,…có thể nuôi trong môi trường nước ngọt hoàn toàn với độ mặn 0‰ tôm vẫn sinh trường và phát triển. Tuy nhiên với môi trường nước độ mặn 0‰ bà con cần bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin giúp tôm cứng vỏ, tăng sức đề kháng để sinh trưởng và phát triển tốt.
Ảnh hưởng của độ mặn đến các loại thủy sản khi vượt mức cho phép
- Độ mặn trong nước quá cao, vượt quá so với mức chịu đựng sẽ khiến cho các loài thủy sản khó sinh sống và phát triển, thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt gây ra nhiều thiệt hại.
- Độ mặn cao sẽ gây biến đổi các chỉ tiêu môi trường: pH, độ kiềm.
- Nếu nước quá mặn, vượt mức cho phép, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy do nồng độ oxy hòa tan thấp, gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp, sức khỏe và sự sống của các loài thủy sản
3 Cách kiểm tra độ mặn trong ao nuôi đơn giản và hiệu quả
Để giúp bà con kiểm tra độ mặn trong ao nuôi, từ đó có thể quản lý, kiểm soát độ mặn ở ngưỡng thích hợp giúp các đối tương thủy sản sinh trưởng, phát triển tối ưu nhất, hạn chế những thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tin Cậy giới thiệu đến bà còn 3 cách đo độ mặn bằng các thiết bị sau.
Cách 1: Sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn
- Khoảng đo độ mặn: 0 – 55‰.
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, nhẹ, tiện lợi, giá thành rẻ.
- Nhược điểm: Dễ bị vỡ, độ chính xác có tính tương đối
Hướng dẫn sử dụng:
- Bước 1: Mở nắp theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
- Bước 2: Lấy dụng cụ ra khỏi hộp đựng theo chiều thắng đứng, nhẹ nhàng lau sạch dụng cụ bằng nước cần đo độ mặn.
- Bước 3: Lấy miếng lót ra khỏi hộp đựng, trán rửa vài lần hộp đựng bằng nước cần kiểm tra độ mặn, rồi đổ đầy nước cần kiểm tra vào hộp.
- Bước 4: Cầm thẳng đứng dụng cụ đo, xoay tròn dụng cụ vài vòng theo hướng ngược- xuôi theo chiều kim đồng hồ rồi bỏ vào hộp đo.
- Bước 5: Nhìn ngang mặt nước trùng với vạch nào trên cần có khắc vạch, đọc kết quả phần ngàn theo vạch trùng với mực nước (Nếu mực nước không trùng với vạch thì đọc kết quả theo vạch gần với mực nước nhất.
- Bước 6: Khi kiểm tra xong độ mặn, cần rửa sạch dụng cụ đo, hộp đựng bằng nước ngọt. Lau khô rồi bỏ vào hộp đựng theo thứ tự mốp lót, thiết bị đo. Đậy nắp bằng cách vặn nắp theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cảm nhận nắp vừa chặt thì dừng lại.
Lưu ý: Đo lúc trời mát và chỗ nước ít động thì kết quả sẽ đạt được độ chính xác tối ưu.
Cách 2: Sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn RSA0100 Trans – Singapore (khúc xạ kế cơ học)
- Phạm vi đo rộng:
- Phạm vi đo: Đo muối 0-100‰/Đo tỷ trọng 1.000-1.070sg
- Độ phân giải: Muối 1‰/Tỷ trọng 0.001sg
- Độ chính xác: Muối ± 1‰/Tỷ trọng ± 0.001sg
- Tự động bù trừ nhiệt độ
- Khúc xạ kế cơ học, không sử dụng nguồn năng lượng như pin hay điện.
- Độ chính xác cao, độ bền và thời gian sử dụng dài.
- Dễ sử dụng, nhỏ nhẹ, dễ đi hiện trường.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bước 1: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính
- Bước 2: Đậy tấm chắn sáng (sao cho dung dịch phải phủ đều trên lăng kính và không được có bọt khí để đạt được kết quả chính xác)
- Bước 3. Đưa lên mắt ngắm
- Bước 4. Đọc số trên thang đo (số vạch chuyển màu trên ống ngắm). Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.
- Bước 5. Lau khô bằng giấy thấm mềm
Cách 3: Sử dụng máy đo độ mặn EC170 – Extech
- Máy cầm tay nhỏ gọn giúp bà con dễ mang đi hiện trường
- Dễ sử dụng, cho kết quả chính xác cao với khoảng đo thang đo mặn thấp: 0-10.00ppt và thang đo mặn cao: 10.1 – 70.0 ppt
- Kết quả được hiển thị trên màn hình LCD kỹ thuật số. Thể hiện đồng thời 2 giá trị độ mặn và nhiệt độ
- Tích hợp chức năng chuyển đổi từ độ dẫn muối NaCl sang TDS (tổng chất rắn hòa tan)
- Nút giữ số liệu đo, tự động tắt máy và hiển thị pin yếu
- Tự động bù trừ nhiệt độ
- Mỗi thang đo có 1 điểm hiệu chuẩn
- Máy đo có giả cả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của bà con
- Máy thích hợp sử dụng mô hình nuôi diện tích lớn, có nhiều ao nuôi. Giúp kiểm tra nhanh chóng độ độ mặn của từng ao
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi thắc mắc về “3 Cách kiểm tra độ mặn nước ao nuôi đơn giản”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 701 278 – 0933 015 035 – 0902 671 281
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp
Phòng Và Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cá Bớp Bệnh đốm trắng là một trong [...]
Th11
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol
Cải Thiện Tăng Trưởng Và Sức Khỏe Tôm Thẻ Chân Trắng Nhờ Inositol Inositol là [...]
Th11
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Công Dụng Của Diệp Hạ Châu Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei) Trong [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Xuất Huyết Bệnh xuất [...]
Th10
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ
Biện Pháp Xử Lý Khi Cá Tra Có Dấu Hiệu Bệnh Gan Thận Mủ Cá [...]
Th10
Phương Pháp Cho Cá Tra Ăn Tiết Kiệm Nhân Công
Phương Pháp Cho Cá Tra Ăn Tiết Kiệm Nhân Công Cá tra với vai trò [...]
Th10