Vườn Thanh Long Phục Hồi Sau Hạn Mặn Năm 2020
Cũng hơn một năm rồi, từ đợt hạn mặn năm 2020 tôi mới có dịp quay lại vùng đất màu mỡ Chợ Gạo, Tiền Giang. Lần đầu đến với vùng đất này, với tôi là sự ngỡ ngàng trước cánh đồng thanh long bạt ngàn với hơn 7.000 ha, có thể nói là đi đâu bạn cũng sẽ thấy thanh long.
Từ trụ mới trồng đến trụ đã xanh um như không còn lối đi. Lần đấy đi, trên tay tôi đem theo nào là bút đo độ mặn, bút đo EC nước, máy đo pH đất, phiếu khảo sát tình hình xâm nhập mặn,…
Mang trên mình hành trang ròng rã mấy tháng trời để khảo sát tình hình mặn ngọt ở khu vực, những ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến cây trồng. Và tìm cho mình câu trả lời làm sao đối phó với hạn mặn.
Rồi tôi cũng có câu trả lời sau những tháng hạn mặn đấy. Để đối phó với hạn mặn, người làm nông chỉ đợi những giải pháp mang tính cục bộ của chính quyền thôi là chưa đủ. Mà mỗi người dân cần phải đảm bảo rằng cây mình có sức khỏe tốt để chống lại với mọi điều kiện bất lợi.
Mà then chốt ở đây là không lạm dụng phân hóa học, cân bằng dinh dưỡng bằng cách phối hợp hữu cơ và hóa học cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.Đến với Chợ Gạo đợt này, tôi ghé được ghé thăm vườn thanh long của anh Nhân, cũng là một khách hàng của Công ty chúng tôi. Anh cũng là một trong những người nông dân bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn tai hại năm 2020.
Sau giai đoạn hạn mặn, bằng sự tìm hiểu và nhận được nhiều sự tư vấn, anh Nhân quyết tâm thay đổi hướng canh tác từ việc chỉ dùng hóa học sang hướng kết hợp phân hóa học với sản phẩm hữu cơ từ cá Panga để tăng cường sức khỏe cho cây trồng. Hôm nay gặp anh, anh phấn khởi kể chúng tôi nghe về sự cải thiện của vườn nhà, về cách trồng và những lưu ý khi canh tác loại cây này.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Vườn thanh long của anh đến nay đã được 3 năm rưỡi, với khoảng 340 trụ. Cứ mỗi vụ chong đèn, cả vườn anh cho năng suất khoảng 3,5 tấn. Anh chia sẻ thêm “mỗi lần chong đèn vậy là mỗi trụ cho đều đều 10 kg trái, từ lúc dùng đạm cá chung với phân hóa học là chong đèn 2 hay 3 đợt cũng cho năng suất mỗi đợt đạt y nhau”.
Vườn anh trồng theo kiểu hình vuông, các trụ cách nhau 2,5 mét, trung bình mỗi công trồng được 160 trụ thanh long. Anh nói thêm “thanh long mình trồng 2,5 mét là đạt rồi, gần quá thì sau này nó lớn thì khó đi lại, xa quá thì nó phí đất mình. Tại thanh long đây thì một năm mấy là cho thu rồi, trồng 3 mét là hụt cả mấy chục trụ, nó phí lắm”. Về phần mô đất anh lên cao khoảng 30 cm và đường kính mô là hơn 1,2 mét.
Hằng năm cứ đầu mùa nắng là anh mang rơm phủ lên mô, thành ra cỏ cũng không có để mà cạnh tranh dinh dưỡng với thanh long, chỉ có ít bụi cỏ voi được anh trồng xen vào giữa các mô để nuôi bò.
Anh còn chia sẻ cho tôi nghe là rơm lúc này giá cao lắm, tại dùng rơm nó hay lắm nên anh mới còn dùng. Nó đỡ tốn công mình tưới, đất mình ẩm lâu hơn, cái rơm mà mục đi là còn làm phân hữu cơ, đất mình tơ xốp hơn và anh chỉ tưới khi thấy lớp rơm bị khô đi. Anh đầu tư bồn 1000 lít và ống 27 để kéo tưới nước, tưới phân cho tiện lợi.
Trong giai đoạn cây đang làm bông, nuôi quả thì anh tưới thường xuyên hơn. Anh hòa phân cá hữu cơ Panga với nước với NPK, sẵn vừa tưới vừa bón phân cho cây luôn.
Anh bón phân chủ yếu trong giai đoạn thanh long làm bông nuôi quả. Giai đoạn sau thu hoạch anh chỉ tưới khoảng nửa tháng 1 lần. Anh luôn pha phân để tưới, theo công thức là 15 kg phân NPK 16-16-16 hòa tan hoàn toàn với 1000 lít nước, cho thêm 5 lít đạm cá Panga rồi khoáy đều và tưới đều cho các trụ, mỗi trụ khoảng 3 lít.
Lúc cây làm bông nuôi quả thì anh Nhân tưới vào các thời điểm trước khi chong đèn khoảng 10 ngày, cây vừa nhú mầm hoa, sau khi lặt râu 3-4 ngày. Sau khi lặt râu thì anh tưới thêm 2-3 lần phân nữa, cách 5-6 ngày tưới 1 lần. Khi được hỏi việc tưới phân liên tục trong gia đoạn ra hoa và nuôi trái như vậy có làm cây rụng bông hay rụng trái gì không?
Thì anh cười khì ra và nói: “thanh long chỉ sợ một cái là lúc chong đèn bị hư điện hay trời lạnh cây nó không ra bông thôi, chứ phân bón cứ cho nó ăn đều đều là cây nó sung và nhiều quả”. Anh còn dặn dò chúng tôi thêm, khi đậu quả 20 ngày thì phải thay cái 15 kg phân NPK 16-16-16 bằng loại phân NPK nhiều Kali, loại anh hay dùng là NPK 15-5-25+TE.
Dùng loại này lúc 20 ngày là quả không bị nứt với tạo màu đỏ cho quả thanh long, bán nó mới được giá. Còn nếu dùng NPK mà đạm nhiều thì dễ bị nứt và xanh quả, khó bán cho thương lái.
Riêng với đạm cá, sau 1 năm sử dụng cho vườn thanh long, anh Nhân thấy nó giúp tiết kiệm chi phí hơn so với khi anh chỉ dùng phân NPK. Mặt dù tiết kiệm hơn không nhiều, nhưng cành nhánh thanh long to và dầy hơn, năng suất cũng đạt hơn qua các vụ.
Những ông hàng xóm của anh thấy cây cải thiện tốt sau đợt hạn mặn cũng đến hỏi thăm và chia lại đạm cá Panga từ anh mà sử dụng. Nghe đến đây chúng tôi cũng thấy vui trong lòng vì đứa con tinh thần của mình dần được nhiều bà con biết đến và tin dùng.
Ngoài dùng hữu cơ là đạm cá Panga, anh còn mua nền lót chuồng từ các trại gà ở địa phương để bón cho thanh long. Khi được hỏi sâu hơn chúng tôi biết được là loại phân gà anh dùng chưa được ủ qua vi sinh EM.
Tình nghi là đất sẽ bị chua và nhiều mầm bệnh trong đất, chúng tôi quyết định dùng máy đo pH mình mang theo để kiểm tra thử. Đúng như dự đoán thì pH vườn anh khá thấp, phần lớn là dưới 5, một mức pH thật sự không tốt cho thanh long sinh trưởng phát triển.
Chúng tôi có chia sẻ nhiều những điều chúng tôi biết về ảnh hưởng khi sử dụng phân gà chưa được ủ hoai. Và quyết định tặng anh ít gói Acid Humic Powder để cải thiện pH vườn và giúp cây thanh long hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Mỗi năm vườn thanh long của anh Nhân thường thu 3-4 lần, cho một vụ mùa và 2-3 đợt vụ nghịch. Vụ mùa diễn ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9, những tháng này có số giờ nắng cao hơn 12 tiếng/ngày, thích hợp cho thanh long tự ra hoa đậu quả.
Thời gian ra hoa vụ mùa không đồng nhất giữa các trụ, giữa các hom trong một trụ, dẫn đến thời gian thu hoạch không đều và kéo dài ra. Với vụ nghịch thường diễn ra khoảng 2,5 tháng.
Chong đèn khoảng 15 ngày, nếu trời lạnh thì châm thêm khoảng 3-4 ngày; từ ngưng đèn đến khi đậu quả là 30 ngày, từ khi quả đến khi thu hoạch là 30 ngày. Chi phí cho 1 lần chong đèn tại vườn anh nhân là khoảng 5 triệu đồng, tức khoảng 15.000 đồng/trụ.
Bệnh hại xuất hiện chủ yếu trên vườn thanh long là bệnh đốm trắng. Biện pháp anh Nhân xử lý là cắt bỏ vết bệnh với những cành bệnh nhẹ (không cắt chạm vào phần lỏi cành) và cắt cả cành đối với những cành bệnh nặng. Sau khi cắt thì anh gom gọn lại và đặt dọc đường nước cho tự phân hủy cành bệnh. Sau đó tiến hành phun thuốc phủ dây để phòng trừ bệnh cho vườn, cách 10 ngày thì anh phun thuốc một lần.
Trò chuyện với anh Nhân một lúc thì cũng đã hơn 3h chiều, chúng tôi cũng xin ngưng cuộc trò chuyện và chào anh để về lại Sài Gòn cho kịp lúc trời tối. Trước khi tạm biệt chúng tôi, anh còn nói thêm là đã nghe Humic mỹ này lâu rồi, mà tại anh đang dùng đạm cá PangaTC thấy cây thanh long đã đạt rồi nên chưa có ý định dùng.
Nay được chúng tôi gửi tặng ít gói Humic mỹ nên anh quyết định là dùng thử, được thì anh ủng hộ chúng tôi tiếp và giới thiệu thêm cho mấy ông anh trong xóm. Câu nói cuối ngày đúng thật sự làm những người làm nông nghiệp như chúng tôi ấm lòng.
Cuối cùng cũng tạm biệt anh Nhân, chúc anh và những bà con làm nông tại Chợ Gạo, Tiền Giang vụ nào cũng trúng mùa được giá.
Chợ Gạo, ngày 28/05/2021
Tác Giả: Dương Ngọc Tàu
Mọi thông tin về “Vườn thanh long phục hồi sau hạn mặn năm 2020”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Bài viết liên quan
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết Anh Thiết – một nhân vật làm [...]
Th11
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ Tình hình sầu riêng nghịch [...]
Th11
Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
Th10
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông Vườn [...]
Th10
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng Vườn [...]
Th10
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây Paclo [...]
Th10