Ứng Dụng Trichoderma Trong Canh Tác Bền Vững, Vượt Qua Mùa Hạn Mặn

Sau giai đoạn dài nước ta chạy theo năng suất cây trồng bằng việc chuyên canh và sử dụng giống cây trồng cho năng suất cao, để tạo ra nhiều nông sản hơn. Tuy nhiên, kéo theo đó là lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải tăng theo.

Dùng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật cho hiệu quả rất nhanh; các phân thuốc có nguồn gốc hữu cơ vi sinh thì lại quá chậm, đã hình thành nên thói quen canh tác xấu cho đất canh tác nông nghiệp. Dẫn đến sự mất cân bằng trong đất canh tác nông nghiệp hiện nay.

Sự suy thoái đất canh tác nông nghiệp hiện nay:

Hậu quả là đất đai bị chai cứng, kém độ phì nhiêu màu mỡ, pH ngày càng giảm, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém. Cuối cùng là khả năng chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi giảm đi rất nhiều.

Điển hình là bệnh vàng lá thối rễ hoành hành trên cây có múi, sầu riêng,…là sự bất lực của người làm nông khi xâm ngập mặn vào trong đất liền.

Con kênh bị khô cạn nước trong đợt hạn mặn năm 2020 tại huyện Chợ Gạo - Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững
Con kênh bị khô cạn nước trong đợt hạn mặn năm 2020 tại huyện Chợ Gạo – Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững

Đối diện với thực tế, nhiều nhà nông đã chuyển mình sang nhiều hướng canh tác khác nhau để cây trồng khỏe mạnh hơn. Trong đó, hướng tăng cường hữu cơ cho đất bằng việc ứng dụng vi sinh Trichoderma để tận dụng nguồn phân chuồng, xác bã thực vật được nhiều người lựa chọn.

Vì vừa bổ sung hữu cơ cây trồng, vừa cải thiện đất canh tác, mà giá thành lại thấp và tận dụng được nguồn vật liệu có sẵn tại địa phương như rơm rạ, phân bò, phân gà.

Tuy nhiên, việc ứng dụng vi sinh Trichoderma ủ phân chuồng vẫn còn mới với rất nhiều nhà nông. Làm cho nhiều người đắn đo khi sử dụng trong canh tác.

Dưới đây là mô hình thành công về ứng dụng Trichoderma trong canh tác nông nghiệp mà công ty Tin Cậy muốn giới thiệu đến quý bà con, để phần nào bớt nổi lo khi sử dụng các loại vi sinh vào trong canh tác. Đó chính là mô hình canh tác chanh không hạt theo hướng bền vững của anh Nguyễn Lê Việt.

Tổng quan vườn chanh không hạt của anh Nguyễn Lê Việt (Nguồn: Bạn Minh Quân) - Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững
Tổng quan vườn chanh không hạt của anh Nguyễn Lê Việt (Nguồn: Bạn Minh Quân) – Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững

Tìm hiểu về vườn chanh không hạt ứng dụng Trichoderma trong sản xuất bền vững của “lão nông” Long An:

Vườn chanh của anh Việt tọa lạc trên vùng đất phèn ấp Sáu, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, vườn được trồng từ năm 2016. Vào đợt hạn mặn năm 2018 và năm 2020, đa phần các hộ trồng chanh ở khu vực điêu đứng vì xâm nhập mặn, khô hạn, thiếu nước tưới trầm trọng.

Nhưng với vườn chanh anh Việt vẫn cho năng suất cao và ít bị ảnh hưởng nhờ vào canh tác theo hướng an toàn bền vững.

Những quả chanh bóng mượt tại vườn nhà anh Việt (Nguồn: Facebook anh Nguyễn Lê Việt) - Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững
Những quả chanh bóng mượt tại vườn nhà anh Việt (Nguồn: Facebook anh Nguyễn Lê Việt) – Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững

Như bao người dân tại vùng trồng chanh xuất khẩu này, khi mới trồng thì anh cũng phá mương và lên liếp. Sau đó anh xới đất và tận dụng đợt nắng tháng 7 để phơi cho lượng phèn nổi lên bề mặt nhiều hơn.

Đến cao điểm mùa mưa tháng 8, tháng 9 thì tận dụng nước mưa để rửa bỏ lớp phèn chua này. Liếp vườn anh lên rộng khoảng 6 mét và trồng theo kiểu nanh sấu với cây cách cây là 5 mét và hàng cách hàng là 4 mét. Cây cách bờ mương tối thiểu 1 mét giúp anh thuận lợi hơn trong canh tác và hạn chế ảnh hưởng của nước phèn, cũng như là xâm nhập mặn.

Về kỹ thuật canh tác:

Anh chọn cho mình một hướng canh tác nông nghiệp riêng. Đó là không sử dụng phân bón hóa học trong suốt giai đoạn cây sinh trưởng. Thay vào đó, anh cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng phân bò và tro trấu kết hợp với vi sinh Trichoderma. Anh chỉ sử dụng một lượng nhỏ phân NPK trong giai đoạn cây nuôi trái để đảm bảo năng suất, chất lượng quả thành phẩm.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

Trước khi xuống giống, anh đào hố trồng rộng 1 mét và sâu khoảng 3 tấc. Anh lấy phần đất dư trộn với 2 bao phân bò, 2 bao tro cho ngược vào hố ủ và hòa chế phẩm Trichoderma với nước, tưới vào hố ủ tạo ẩm cho Trichoderma phát triển. Cuối cùng anh dùng rơm tủ lên hố ủ một lớp mỏng để giảm ánh nắng chiếu vào giúp quá trình phân hủy hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh tốt hơn.

Sau 2 tháng thì có thể bắt đầu xuống giống vì vi sinh Trichoderma đã tiêu diệt hết mầm bệnh cũng như làm phân bò hoai mục. Hố trồng lúc này có đất, có phân hữu cơ, có vi sinh đối kháng là một sự chuẩn bị chất nền rất tốt cho cây chanh sinh trưởng phát triển trong thời gian đầu.

Ngoài ra thì anh còn chia sẻ rằng trong năm đầu canh tác thì không cần phải bón phân gì thêm, vì cây còn nhỏ mà lượng dinh dưỡng trong 2 bao phân bò là rất nhiều, đủ cho cây trồng sử dụng cả năm.

Cây chanh được trồng trên mô đất tơi xốp và phủ rơm rạ trên bề mặt (Nguồn: Bạn Minh Quân) - Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững
Cây chanh được trồng trên mô đất tơi xốp và phủ rơm rạ trên bề mặt (Nguồn: Bạn Minh Quân) – Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững

Về tưới tiêu:

Anh Việt thường chỉ tưới vào những tháng nắng, từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm. Anh tưới khoảng 2 lần/ngày cho cả vườn bằng hệ thống tưới phun mưa, giúp tiết giảm công lao động. Do nằm trong vùng đất phèn, nên hố bom trong vườn được anh trưng dụng để trữ nước tưới.

Anh còn kiểm tra pH nước thường xuyên để nâng pH nước tưới bằng vôi nông nghiệp, đảm bảo nguồn nước luôn có pH phù hợp để sử dụng cho vườn. Anh còn nâng pH đất hằng năm bằng cách bón vôi vào đầu mùa mưa. Đồng thời, kết hợp với ém phèn và xả phèn để giảm chua cho đất.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Ngoài ra, anh Việt còn để cỏ trong vườn giúp tăng cường khả năng giữ nước, giảm sự bốc thoát hơi nước, điều hòa nhiệt độ trong đất. Cỏ được anh cắt vào gần cuối mùa mưa hằng năm để trả lại sinh khối, hữu cơ cho đất và tạo lớp cỏ mới trước khi bước vào mùa nắng.

Tại vườn anh chỉ để lại những loại cỏ ăn cạn nhằm giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây và cải thiện dần đất canh tác.

Về phân bón:

Mỗi gốc chanh không hạt ở vườn sẽ được bón thúc hằng nằm bằng phân hữu cơ, với liều lượng là 2 bao phân bò, 1 bao tro trấu và tưới vi sinh Trichoderma. Vị trí bón nằm ở ngay dưới rìa tán lá và bón trước khi mùa mưa diễn ra.

Việc bón ở rìa tán giúp cây tránh nguy cơ mầm bệnh tồn dư trong phân bò gây hại phần rễ lớn. Phân vô cơ là Urea, Super lân, Kali Clurua chỉ được anh Việt sử dụng trong giai đoạn nuôi quả, nhằm tăng năng suất và chất lượng nhưng vẫn đảm bảo không tồn dư phân bón. Lượng phân hóa học sử dụng được anh dự đoán dựa trên hình thái của lớp cỏ phủ như màu sắc đậm nhạt của lá, độ mập, độ dày của lớp cỏ phủ, bộ rễ của lớp cỏ,…

Anh Việt còn chia sẻ thêm là việc nhìn cỏ bón phân dựa trên kinh nghiệm nhiều năm theo đuổi nông nghiệp an toàn bền vững. Anh còn lưu ý rằng tuyệt đối không sử dụng phân hóa học khi đất đai nằm tròng vùng bị xâm nhập mặn, lý do anh giải thích là khi sử dụng phân trong giai đoạn này sẽ làm cho đất thêm mặn, cây mất nước nhiều hơn, hậu quả là cây suy kiệt nhanh chóng.

Chanh được bón thúc phân bò và tro trấu quanh mép tán (Nguồn: Bạn Minh Quân) - Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững
Chanh được bón thúc phân bò và tro trấu quanh mép tán (Nguồn: Bạn Minh Quân) – Ứng dụng Trichoderma trong canh tác bền vững

Ngoài dùng phân bò, tro trấu và vi sinh Trichoderma thì anh còn dùng thêm phân hữu cơ vi sinh để tăng cường vi sinh vật có lợi khác cho đất canh tác. Đặc biệt, các loại phân này được bổ sung trong giai đoạn mùa mưa.

Vì pH đất khi vào mùa có xu hướng giảm và hệ vi sinh vật yếm khí có hại phát triển mạnh hơn vi sinh hiếu khí có lợi. Việc bổ sung thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học chứa các vi sinh có lợi là sự bổ sung hết sức cần thiết.

Hiệu quả từ canh tác bền vững với ứng dụng vi sinh Trichoderma cho vườn chanh không hạt của “lão nông” Long An:

Có thể thấy rằng anh Việt canh tác theo hướng cải tạo đất canh tác bằng việc hạn chế hóa học, để cỏ, dùng nhiều phân hữu cơ và ứng dụng Trichoderma trong canh tác. Nên những cây chanh anh trồng luôn khỏe mạnh trước sâu bệnh, đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng hữu cơ, khả năng hút giữ ẩm ngày càng cải thiện.

Nhờ thế mà vườn chanh nhà anh đảm bảo các điều kiện dư lượng, đạt tiêu chuẩn hữu cơ và hơn thế nữa là vượt qua mùa hạn mặn năm 2018 và 2020 một cách thần kỳ. Đây là một mô hình canh tác bền vững bằng việc ứng dụng Trichoderma và tận dụng nguồn phân chuồng tại địa phương rất hay mà Tin Cậy muốn giới thiệu đến quý bà con.

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bà con có thể có cái nhìn khác hơn trong hướng canh tác, cũng như thấy rằng việc sử dụng các loại vi sinh như Trichoderma đã được nhiều người làm nông áp dụng thành công dễ dàng.

Tác giả: Dương Ngọc Tàu

Mọi thông tin về “Ứng dụng trichoderma trong canh tác bền vững, vượt qua mùa hạn mặn”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

One thought on “Ứng Dụng Trichoderma Trong Canh Tác Bền Vững, Vượt Qua Mùa Hạn Mặn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo