Ứng Dụng Của Chế Phẩm Sinh Học Trong Trồng Trọt

Để hướng đến một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người thì yêu cầu cần đặt ra cho ngành trồng trọt là phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất an toàn và đảm bảo chất lượng cao cho nông sản sau thu hoạch. Trước tiên, cần phải chấm dứt ngay tình trạng sử dụng thuốc hóa học, hóa chất, kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh mà thay thế bằng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh và chế phẩm sinh học.

Thực tế đã chứng minh việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt có nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân như giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng,..giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và thân thiện với môi trường sinh thái.

Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong trồng trọt
Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong trồng trọt

Vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp có các ưu điểm vượt trội

  • Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,..) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
  • Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
  • Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  • Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác.
  • Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường.

nong nghiep ben vung

Hiện nay, chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau

1. Chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp:

  • Đất trồng rau yêu cầu phải tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước nhanh như đất phù sa, đất pha cát… vì vậy cần phải tiến hành xử lý, cải tạo đất.
    •  Phun hoặc tưới đều lên phế thải dung dịch EM thứ cấp pha loãng 1/500 với lượng 1 lít/m2.
EM1 EM gốc
Chế phẩm sinh học EM gốc
    • Lấp phủ lớp đất dày 4-5cm lên các loại phế thải (lá già, cây rau bị hư, cây cỏ trong ruộng…), sau 2-3 tuần có thể gieo hạt hoặc trồng cây. Trước khi gieo hạt hoặc trồng cây, 5-7 ngày phun EM thứ cấp pha loãng 1/1000 với lượng 1lít/1m2.

lam dat sach

    • Phân hữu cơ vi sinh FUSA-EMZ bao gồm hỗn hợp Enzyme và những vi khuẩn có lợi cho đất được kết hợp một cách hợp lý với thành phần 100% sinh học, không độc tố, không hóa chất; giúp phục hồi độ màu mỡ và tái tạo lại sức sản xuất dưỡng chất cho đất.
che pham sinh hoc FUSA EMZ USA
Phân bón hữu cơ vi sinh Fusa
  • Cách ủ (hoạt hóa vi sinh)

1 lít FUSA + 1,2kg rỉ mật đường + 100 lít nước sạch không chứa clo khuấy đều, ủ kín trong 24 tiếng. Sau đó, mở nắp rồi lấy miếng vải màn che tránh bụi và côn trùng bay vào. Tiến hành ủ từ  3-5 ngày rồi đem pha thêm 400-500 lít nước để tưới. Tưới 2 lần mỗi lần cách nhau từ 10-15 ngày. Không lưu trữ dung dịch đã pha loãng.

* Xem Video hướng dẫn cách hoạt hóa FUSA

  1. Chế phẩm sinh học dùng để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.

– Phân gà (hoặc phân heo, phân bò) thải ra từ các trại chăn nuôi là dạng cơ chất rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm chiếm đến hơn 2%, độ ẩm phân gà (hoặc phân heo, phân bò) khá cao, trung bình khoảng 70-80%. Do độ ẩm cao, phân gà (hoặc phân heo, phân bò) rất dễ phát sinh mùi, quá trình ủ phân cần phải phơi hoặc trộn với các giá thể khác để làm giảm ẩm.

– Hàm lượng hữu cơ trong phân gà (hoặc phân heo, phân bò) cao, rất dễ gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng nếu chưa qua quá trình ủ hoai.

– Phân gà (hoặc phân heo, phân bò) có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) và E. coli gây bệnh đường ruột ở người, cần phải ủ hoai trước khi sử dụng làm phân bón trong canh tác nông nghiệp.

phan chuong hoai muc

  • Để sản xuất phân chuồng đem bón cho cây trồng đạt hiệu quả bà con có thể sử dụng chế phẩm EM-AG, sản phẩm trichoderma BIO-TC, để ủ hoai bổ sung vi sinh vào đống ủ.
  • Sử dụng 5L EM thứ cấp pha với nước tưới đều lên 1m3 nguyên liệu gồm phân chuồng (phân heo, phân bò, phân gà, phân dê…) và phụ phế phẩm nông nghiệp (xác bã thực vật: vỏ chuối, vỏ trái thanh long, vỏ cà phê, rơm rạ, lá cây, mạt xơ dừa, mạt cưa…) theo tỷ lệ 1:1 để đạt độ ẩm 50 – 55%. Đánh đống ủ cao 1 – 1.5m, che mưa nắng.

Cách 1: Sau 15 ngày đảo trộn khối ủ một lần, khi nhiệt độ khối ủ bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài, lúc này phân hữu cơ đã chín và sẵn sàng để dùng, bà con dùng để bón cho cây.

Cách 2: Sau 15 ngày đảo trộn khối ủ một lần, khi nhiệt độ khối ủ giảm tầm 40 – 45oC. Để tăng chất lượng của phân hữu cơ bà con nên tiếp tục ủ bổ sung thêm 1kg Nấm Tricoderma (Sản phẩm thương mại của Tin Cậy Men BIO-TC) pha với nước sạch, tưới và trộn đều khối ủ. Tiếp tục ủ cho đến khi nhiệt độ khối ủ bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài, khi này phân hữu cơ đã chín và sẵn sàng để dùng, bà con dùng để bón cho cây.

tricoderma bao 25kg

Hướng dẫn sản xuất EM thứ cấp:

Trước tiên hòa tan 3kg rỉ đường với 5 lít nước sạch cho vào thùng nhựa 30 lít, cho 20 lít nước sạch vào hỗn hợp trên và bổ sung 1 lít EM gốc, lắc đều, thêm nước sạch đến miệng thùng, đậy hở nắp hoặc dùng bao nylon chụp hờ lên miệng can nhựa để tránh nhiễm VSV lạ, ruồi, côn trùng mà vẫn đảm bảo quá trình lên men. Để trong thời gian từ 7-10 ngày, khi đo thấy độ pH < 4,0, mùi vị thơm, chua nhẹ là sử dụng được. Bà con tăng sinh tới đâu sử dụng tới đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Xem thêm: Cách Ủ Phân Chuồng Với Chế Phẩm Sinh Học EM-AG

  1. Chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

Các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại, góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

huu co

Chế phẩm sinh học Lục diệp trừ sâu cho cây trồng

Thành phần:

Aspergillus orysae,  Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus,  Beauveria bassiana,  Isaria sp, Metarhizium anisopliae,  Nomuraea rileyi,  Paecilomyces sp, Pseudomonas entomophila, Verticillium chlamydosporium: 108 CFU/g

– Cách phòng trừ: Các loại rầy, bọ cánh cứng, bọ chích hút, bọ rùa ăn lá, nhện đỏ, cào cào, châu chấu, ấu trùng sâu, ve sầu, mối, rệp sáp, rầy nâu, sùng đất, tuyến trùng

Chế phẩm sinh học Lục diệp trừ bệnh hại cho cây trồng

Thành phần:

Bacillus sp, Chaetomium sp, Pseudomonas sp, Trichoderma sp: 108 CFU/g

– Công Dụng:

+ Giúp kháng khuẩn, kháng nấm gây bệnh ở lá, rễ, thân, quả.

+ Phòng trị bệnh chết nhanh chết chậm, mốc sương, sương mai, héo rũ, héo xanh, héo vàng, phấn trắng, đạo ôn, xì mủ, thối lở cổ rễ,..

Các Chế phẩm sinh học trong trồng trọt được cung cấp bởi;

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại:  (028) 2253 3535 – 090 288 2247  –  0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo