Ứng Dụng Chế Phẩm Vi Sinh Vật Hữu Hiệu EM1 Trong Chăn Nuôi Heo

Thưa bà con, hiện nay việc ứng dụng Chế phẩm vi sinh EM1 trong lĩnh vực chăn nuôi đang dần trở nên phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân, giảm chi phí thức ăn, vật khỏe mạnh, kháng bệnh tốt, tăng lợi nhuận và góp phần bảo vệ môi trường.

Trong Chế phẩm EM1 có khoảng 80 loài vi sinh vật cả kỵ khí và hiếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng tạo ra một hệ thống vi sinh thái hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển:

  • Vi khuẩn quang hợp: tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H2O,…
  • Vi khuẩn cố định Nitơ: sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất Nitơ,…
  • Xạ khuẩn: sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ,…
  • Vi khuẩn Lactic: chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu,…
  • Nấm men: sản sinh vitamin và các axit amin,…

Nhưng hiện nay, vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa nắm rõ được cách sử dụng và các ứng dụng của men EM trong chăn nuôi. Vì vậy, Tin Cậy sẽ chia sẻ với bà con cách sử dụng EM1 cho chăn nuôi thông qua các bài viết sau đây nhé và đầu tiên sẽ là lĩnh vực chăn nuôi heo (lợn).

Ứng dụng chế phẩm vi sinh EM1 trong chăn nuôi heo (lợn)
Ứng dụng chế phẩm vi sinh EM1 trong chăn nuôi heo (lợn)

1. Ủ thức ăn cho heo

  • Ủ cám gạo:
    • Cám gạo là một loại thức ăn cho heo phổ biến với giá trị dinh dưỡng rất cao, được hầu hết bà con chăn nuôi heo sử dụng.
    • Đầu tiên, bà con sử dụng men EM1 và mật rỉ đường pha trộn theo công thức:

1 lít men EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 20 lít nước

    • Đây là công thức để ủ men EM2, nhưng chúng ta sẽ trộn dung dịch này trực tiếp vào cám luôn, không cần phải để lên men thành EM2.
    • Cho men vào cám và trộn đều sao cho cám thấm men, tơi xốp và đạt độ ẩm từ 30-40% là được, bà con có thể làm theo cách đơn giản là khi cầm cám trên tay bóp lại thì không có nước chảy ra và khi thả tay ra thì cám cũng không bị bể thì đã đạt. Nếu cám khô thì cho thêm men, còn cám quá ướt thì cho thêm cám.
    • Sau đó, bịt kín phần cám đã trộn men lại, để ở nơi tối và khô ráo tầm 10-15 ngày thì cám lên men thì có thể sử dụng được.
    • Cám ủ thành công thì sẽ xuất hiện các mốc trắng bao phủ trên bề mặt. Còn nếu xuất hiện các đốm mốc và nâu vàng hoặc đen thì là không đạt, không sử dụng được.
Cám gạo ủ được 3 ngày thì bắt đầu có nấm trắng trên bề mặt, từ từ nấm trắng sẽ phủ hết bề mặt cám
Cám gạo ủ được 3 ngày thì bắt đầu có nấm trắng trên bề mặt, từ từ nấm trắng sẽ phủ hết bề mặt cám
  • Cách cho ăn:
    • Heo con (dưới 40 kg): 1 kg men cám ủ + 100 kg thức ăn.
    • Heo từ 40-80 kg: 600 gram men cám ủ + 100 kg thức ăn.
    • Heo từ 80 kg trở lên: 500 gram men cám ủ + 100 kg thức ăn.

=> Men cám ủ này khi pha trộn vào cám ăn cho heo sẽ giúp bổ sung các vi sinh vật có lợi, giúp heo tăng sức đề kháng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, nhanh hơn, tránh các bệnh đường ruột, giảm mùi hôi của phân thải. Càng lớn thì lượng men cám ủ càng giảm lại vì càng lớn thì hệ tiêu hóa của heo cũng ổn định hơn.

  • Ủ bã đậu cho heo ăn:
    • Để giảm thiểu chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận chăn nuôi, hiện nay nhiều bà con đã tận dụng các nguồn thức ăn phế phẩm của ngành nông nghiệp như bã đậu, ngô, rau củ không bán được… Trong đó, bã đậu là nguồn thức ăn được bà con tận dụng nhiều nhất hiện nay.
    • Bã đậu là phần xác bột còn lại sau quá trình chế biến hạt đậu nành tươi thành đậu hủ, sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt béo nên gia súc rất thích ăn đặc biệt là heo.
    • Bã đậu cho heo ăn bà con nên chọn loại bã đậu mới, trắng, sạch và thơm không có mùi hôi khó chịu, không nấm mốc, như vậy heo sẽ thích ăn hơn và không gây bệnh cho heo.
    • Đầu tiên, bà con sử dụng men EM1 và mật rỉ đường pha trộn theo công thức sau đây và để ủ trong thời gian từ 5-7 ngày sẽ thu được 20 lít men thứ cấp EM2:

1 lít men EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 20 lít nước

    • Tỷ lệ pha trộn men với bã đậu để ủ là: 100 kg bã đậu + 20 lít men vi sinh EM2
ủ bã đậu bằng vi sinh EM1- Nguồn ảnh Internet
Ủ bã đậu bằng vi sinh EM1- Nguồn ảnh Internet
    • Bà con chỉ cần ủ bã đậu khoảng 1 ngày thì sẽ có mùi thơm chua ngọt của men, là có thể sử dụng cho heo ăn được, bã đậu đã ủ có thể bảo quản được từ 2-3 tháng.
    • Bã đậu tuy là nguồn dinh dưỡng rất tốt nhưng khi cho heo ăn bà con vẫn cần phải bổ sung thêm nguồn chất đạm như: đạm cá, đạm ruồi lính đen,….Và để giúp heo tăng sức đề kháng thì bà con cũng nên pha thêm men EM tỏi vào thức ăn.

2. Pha nước uống cho heo

    • Đầu tiên, bà con sử dụng men EM1 và mật rỉ đường pha trộn theo công thức sau đây và để ủ trong thời gian từ 5-7 ngày sẽ thu được 20 lít men thứ cấp EM2, chúng ta có thể cho thêm 1 ít muối để giúp quá trình lên men tốt hơn:

1 lít men EM1 + 1 lít mật rỉ đường + 20 lít nước + 5 gram muối (khoảng 1 muỗng cà phê)

Pha vi sinh vào nước cho heo (lợn) uống hàng ngày
Pha vi sinh vào nước cho heo (lợn) uống hàng ngày
    • Men vi sinh EM2, bà con có thể pha với nước theo tỷ lệ sau đây, cho heo uống hàng ngày theo tỷ lệ:

1 lít men EM2 + 1000 lít nước

    • Khi heo lớn từ 60-80 kg, bà con có thể trộn thêm Vitamin C vào nước uống cho heo giúp heo mát gan, không bị tình trạng tăng động, chạy nhảy lung tung, cắn đuôi nhau.

1 kg Vitamin C hòa chung với 1000 lít nước cho heo uống

3. Xử lý mùi hôi chất thải

    • Nước thải rửa chuồng và nước tiểu của động vật nên tách riêng với phân và dẫn vào bể chứa riêng. Sử dụng phần men vi sinh thứ cấp EM2 giống như men để pha nước uống để xử lý nước thải và phân heo.
    • Bà con có thể cho EM2 trực tiếp vào bể nước thải theo tỷ lệ 1 lít EM2/ 50-100 lít nước thải. Nên cho hàng ngày theo lượng nước thải chảy vào bể để bổ sung kịp thời vi sinh vật EM đủ để xử lý nước thải.
    • Hoà loãng EM2 với nước theo tỷ lệ 1/50 để phun rửa chuồng trại hàng ngày để xử lý mùi hôi của chuồng nuôi.
Phun vi sinh xử lý mùi hôi chuồng trại
Phun vi sinh xử lý mùi hôi chuồng trại

4. Đệm lót sinh học

    • Đệm lót sinh học làm bằng các nguyên liệu chất xơ, mùn cưa, trấu, thân cây ngô,…rất dễ kiếm, rẻ tiền. Được phối hợp thêm men vi sinh EM sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí và sức lao động dọn dẹp chuồng hàng ngày.
  • Các bước làm đệm lót:
    • Bước 1: Rải lớp trấu dày 30 cm trên bề mặt chuồng.
    • Bước 2: Dùng vòi xịt nước sạch (phun như mưa) lên lớp trấu cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một nắm trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay là được).
    • Bước 3: Tưới đều 100 lít Chế phẩm vi sinh EM2 lên lớp trấu.
    • Bước 4: Rải thêm một lớp mùn cưa dày 30 cm lên lớp trấu, phun nước sạch đều lên trên mặt lớp mùn cưa đến khi đạt độ ẩm khoảng 20%, chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều.
    • Bước 5: Sau đó tiếp tục tưới thêm 100 lít thứ cấp EM2. Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lông trong vòng 1 tuần.
    • Bước 6: Tháo bạt để một ngày, thả lợn vào nuôi.
  • Yêu cầu kỹ thuật:
    • Phải bảo đảm độ ẩm của đệm lót khoảng 30%
    • Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh. Vì vậy hàng ngày phải chú ý xới tơi đệm lót
    • Phân phải được vùi sâu 15 cm, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải nhanh chóng rải đều và vùi lấp.
    • Để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô và ẩm quá cần chú ý phun ẩm bằng vòi phun (như mưa phùn).
Đệm lót sinh học bằng chế phẩm vi sinh EM1
Đệm lót sinh học bằng chế phẩm vi sinh EM1

→ Mời Quý bà con cùng tham quan một trang trại nuôi heo ứng dụng Chế phẩm EM1 trong suốt quá trình chăn nuôi từ đầu đến cuối:

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Trên đây là những chia sẻ của Tin Cậy về những ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM1 trong chăn nuôi heo (lợn), hy vọng sẽ giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích và áp dụng được cho việc chăn nuôi heo của mình. Về cách sử dụng EM1 trong việc chăn nuôi các loài gia súc và gia cầm khác, Tin Cậy sẽ tiếp tục chia sẻ cho bà con trong bài viết lần tới. Xin chào và hẹn gặp lại bà con!

Tác giả: Mỹ Linh

Mọi thắc mắc về “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM1 trong chăn nuôi heo”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo