Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ủ Compost

Ủ Compost hay còn gọi là ủ phân hữu cơ vi sinh là phương pháp được rất nhiều bà con nông dân sử dụng hiện nay để tận dụng phế phẩm nông nghiệp, vừa tạo được phân bón cung cấp cho mùa vụ sau giúp giảm chỉ phí đầu tư.

Tuy nhiên, do chưa biết đến các yếu tố ảnh hưởng, thường làm theo cảm quan nên chất lượng phân chưa đạt hiệu quả cao, gây tổn thất nhiếu công sức của bà con.

Hôm nay, Tin Cậy sẽ chia sẻ với bà con về quá trình ủ phân hữu cơ để bà con làm được hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, tiết kiệm công sức để việc nhà nông của mình nhẹ nhàng hơn.

Một nguồn hữu cơ khổng lồ từ rác thải đô thị - Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
Một nguồn hữu cơ khổng lồ từ rác thải đô thị – Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Ủ phân là quá trình phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ bằng phương pháp hiếu khí hoặc kỵ khí đến trạng thái ổn định, quá trình tương tự như phân hủy trong tự nhiên được thúc đẩy bằng cách tạo môi trường cho hoạt động của vi sinh vật. Các giai đoạn trong quá trình ủ:

  • Pha thích nghi: là giai đoạn để vi sinh vật thích nghi với môi trường sống mới
  • Pha tăng trưởng: quá trình phân hủy sinh học làm tăng nhiệt độ đến ngưỡng nhiệt độ mesophilic(khu hệ vi sinh vật chịu nhiệt).
  • Pha trưởng thành: giai đoạn ổn định chất thải, nhiệt độ tăng lên cao nhất tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất.

Mục đích ủ Compost

  • Ổn định chất thải: quá trình ủ sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nguyên liệu thành các chất ổn định, thành phần N P K sẽ được chuyển hóa thành dạng nitrat và photphat cho cây dễ hấp thụ hơn.
  • Tiêu diệt mầm bệnh: mầm bệnh có thể là nấm xạ khuẩn hay các vi sinh vật, mềm bệnh bị tiêu diệt nhờ nhiệt độ trong quá trình ủ tăng cao (cao nhất có thể lên đến 80oC, trung bình từ 50-60oC).
  • Cải tạo đất: sau khi ủ chất hữu cơ trong nguyên liệu ban đầu trở thành chất mùn giúp cho đất tơi xốp.
  • Chuyển hóa chất hữu cơ thành các chất có giá trị dinh dưỡng cao: 3 nguyên tố N P K có trong các chất hữu cơ cây không thể hấp thụ, sau quá trình ủ các nguyên tố này được chuyển thành dạng muối nitrat và photphat giúp cho cây dễ hấp thụ hơn.
Phân sau khi ủ sẽ giống màu lớp mùn trên đất - Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
Phân sau khi ủ sẽ giống màu lớp mùn trên đất – Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost

 Các vi sinh vật trong quá trình ủ:

  • Vi khuẩn: là các vi sinh vật đơn bào đóng vai trò chính trong việc phân hủy các chất hữu cơ và phát nhiệt trong quá trình phân hủy, chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và đều dùng hệ enzyme đề phân hủy các hợp chất hữu cơ. Thời gian đầu của quá trình ủ nhiệt độ 25-40oC vi khuẩn không ưa nhiệt chiếm ưu thế, khi nhiệt độ tăng hơn 40oC thì vi khuẩn ưa nhiệt bắt đầu chiếm ưu thế hoạt động, sau đó nhiệt độ khối ủ giảm dần thì vi khuẩn không ưa nhiệt lại phát triển. Khi điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt vi khuẩn hình thành bào tử có thành dày để kháng lại điều kiện môi trường.
  • Xạ khuẩn: giúp phân hủy các chất hữu cơ phức tạp như lignin, cellulose, chitin, protein,…chúng hoạt động mạnh ở pha nhiệt độ thấp phân hủy các hợp chất còn lại thành mùn.
 Một số hình dạng xạ khuẩn - Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
Một số hình dạng xạ khuẩn – Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
  • Nấm: gồm nấm mốc và nấm men, có nhiệm vụ phân hủy các hợp chất polymer trong nguyên liệu ủ và đất. Nấm phân hủy các chất ở điều kiện quá khô, môi trường có pH thấp và N thấp mà vi khuẩn không thể phân hủy. Nấm phát triển trên lớp ngoài hố ủ khi nhiệt độ cao, phát triển trong nhiệt độ ôn hòa cũng như nhiệt độ cao.
Một số hình dạng nấm thông thường - Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
Một số hình dạng nấm thông thường – Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
  • Sinh vật đơn bào: đóng vai trò thứ yếu trong quá trình phân hủy, lấy thức ăn từ các hợp chất hữu cơ giống như vi khuẩn và nấm.

Các quá trình diễn ra trong quá trình ủ:

Quá trình phân hủy các chất thải rất phức tạp, đối với carbonhydrate:

Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân:

Nguyên liệu:

  • Thành phần chính trong nguyên liệu ảnh hưởng đến quá trình ủ, thời gian ủ, chất lượng mùn,…
  • Thành phần nguyên liệu biểu thị qua tỷ lệ C/N (carbon/nito), Carbon và Nito là 2 nguyên tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến quá trình ủ. Carbon cung cấp năng lượng và xây dựng tế bào, Nito cần cho quá trình sinh trưởng phát triển của vi sinh vật, nếu Nito vượt quá giới hạn sẽ tạo thành NH3 thoát ra gây mùi hôi khó chịu cho khối ủ.
  • Tỷ lệ C/N tối ưu ở khoảng 21/1-45/1 tùy vào từng loại vật liệu, nếu tỉ lệ C/N của vật liệu quá cao, bà con nên trộn thêm các vật liệu có tỷ lệ C/N thấp hoặc ngược lại để chúng ta có khối nguyên liệu có tỷ lệ C/N thích hợp.
  • Ví dụ: lá dứa có tỷ lệ C/N khoảng 49 cao hơn khoảng tối ưu bà con có thể chọn rác hữu cơ (vỏ trái cây rau củ – rác có thể phân hủy sinh học) có tỷ lệ này khoảng 12 bà con trộn với tỷ lệ 8 phần lá dứa + 2 phần rác bà con đã có được khối ủ có tỷ lệ C/N khoảng 42.
LoạiTỷ lệ C/N
Phân bò (phân chuồng)20/1
Xơ dừa66/1
Rơm80/1
Thân ngô60/1
Lá cây35/1-85/1
Than bùn58/1
Cám gạo48/1
Mùn cưa (để 2 tháng)625/1
Giấy báo170/1
Rác sinh hoạt (hữu cơ)10/1-15/1

Các yếu tố vật lý:

  • Nhiệt độ:

Nhiệt độ là một yếu tốt quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của vi sinh vật trong quá trình ủ, là một trong những thông số cần giám sát và điều khiển trong quá trình ủnhiệt trong khối ủ là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh vật, nhiệt độ phụ thuộc vào kích thước, độ ẩm, không khí, tỉ lệ C/N, mức độ đảo trộn và nhiệt độ của môi trường.

Khoảng nhiệt độ tối ưu khoảng 50-55oC, trong quá trình ủ nhiệt độ sẽ liên tục tăng cao, nếu nhiệt độ quá cao >70oC các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt, lúc này bà con có thể đảo trộn khối ủ để giảm nhiệt độ. Đến cuối quá trình ủ nhiệt độ sẽ giảm dần đến khoảng 35oC không tăng nữa là quá trình đã hoàn thành.

Đồ thị sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ compost
Đồ thị sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ compost
  • Độ ẩm:

Nước cần cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng vào trong tế bào. Độ ẩm tối đa cho phép 50-60%. Các sinh vật sống đóng vai trò quyết định trong quá trình ủ nó giúp phân hủy nguyên liệu thường tạo thành 1 màng nước mỏng trên bề mặt các phân tử của nguyên liệu.

Độ ẩm <30% hoạt động của vi sinh vật sẽ bị hạn chế, ngược lại khi độ ẩm >65% quá trình phân hủy sẽ chậm lại, chuyển sang phân hủy kỵ khí, vì độ ẩm cao các phân tử nước che đi các lỗ nhỏ cho không khí đi vào gây mùi hôi thối, giảm chất dinh dưỡng và gia tăng các vi sinh vật gây bệnh.

Nếu thấy đống ủ của mình quá khô bà con có thể phun sương hay tưới thêm nước vừa phải cho khối ủ đủ độ ẩm, nếu khối ủ quá ướt bà con cũng có thể đảo trộn giúp giảm độ ẩm.

  • Kích thước hạt:

Quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra trên bề mặt vật liệu nên kích thước hạt vật liệu ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy; do đó diện tích bề mặt càng lớn (vật liệu càng được băm vụn) vật liệu tiếp xúc với oxy càng nhiều, tốc độ phân hủy sẽ cao hơn.

Kích thước hạt tối ưu là đường kính từ 3-50mm, có thể dùng nhiều phương pháp như cắt(băm), nghiền, sàng…nếu vật liệu có kích thước lớn phải qua xử lý để đạt kích thước thích hợp cho quá trình ủ.

  • Độ tơi xốp của đống ủ:

Như đã trình bày ở phần kích thước, độ xốp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ủ, độ xốp tối ưu cũng tùy theo từng loại vật liệu. thông thường độ xốp thích hơp cho quá trình là 30-60%, tốt nhất là 32-36%. Có thể trộn thêm vật liệu tạo cấu trúc với tỷ lệ hợp lý để tạo độ xốp tối ưu.

  • Kích thước và hình dạng của hệ thống ủ:

Nó ảnh hưởng đến kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, khả năng cung cấp oxy. Có thể là hình theo luống dài, đống ủ tròn hoặc trong thiết bị ủ cơ khí,…

Mô hình đơn giản hiệu quả bà con có thể áp dụng - Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
Mô hình đơn giản hiệu quả bà con có thể áp dụng – Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost
  • Thổi khí:

Vi sinh vật trong đống ủ dùng khí từ môi trường xung quanh để phân hủy chất hữu cơ cũng như giải nhiệt. Nếu không cung cấp đủ khí thì trong khối ủ sẽ xuất hiện các vùng kị khí và phát mùi hôi.

Có thể cung cấp khí bằng cách đảo trộn, cắm ống tre, thổi khí,…trong đó phương pháp thổi khí có hiệu quả tốt nhất, nhưng lượng khí phải được khống chế thích hợp, cấp quá nhiều khí làm tăng chi phí vận hành và làm mất nhiệt của khối ủ làm cho sản phẩm ko đạt tiêu chuẩn còn chứa các vi sinh vật gây bệnh, cấp khí quá ít lại trở thành ủ kỵ khí. Vận tốc thổi thường trong khoản từ 5-10m3 /tấn nguyên liệu/h.

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Những chia sẻ trên đây, hy vọng quý bà con mình sẽ ứng dụng được vào ủ phân tại nhà, giúp cho bà con có thành quả ủ tốt hơn. Một điều quan trọng không thể thiếu trong ủ phân là chế phẩm vi sinh để cung cấp vi sinh cho quá trình ủ.

Công ty Tin Cậy chuyên cung cấp các dòng chế phẩm sinh học, đặc biệt có chế phẩm EM1 gốc được rất nhiều quý bà con tin dùng.


Mọi thắc mắc về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ủ Compost”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo