Trùn Đất “Con Trâu” Của Nhà Vườn

Trùn đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida. Chúng có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.

Trùn đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,…nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ. Các chất hữu cơ này bao gồm chất thực vật, động vật nguyên sinh sống, luân trùng, tuyến trùng, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác.

Hệ tiêu hóa của trùn đất chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Trùn đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.

1. Đặc điểm con trùn đất

Trùn đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất, đặc biệt là ở những vùng đất xốp, mát mẻ và ẩm ướt. Trung bình, trùn đất dài khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen.

Hai bên thân và mặt bụng của trùn đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp trùn đất dễ chui rúc trong đất.

Trùn đất giúp làm tơi xối đất
Trùn đất giúp làm tơi xối đất

Trùn đất là loài động vật lưỡng tính, tuyến sinh dục tập trung ở một số đốt trên thân. Tuy nhiên trùn đất không tự thụ tinh mà thực hiện thụ tinh chéo. Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.

Thức ăn chính của trùn là mùn hữu cơ. Trùn sợ ánh sáng nên hiếm khi chui ra khỏi mặt đất, chỉ khi mưa lớn khiến bùn đất trũng xuống và mất độ xốp trùn mới bò lên để hô hấp.

2. Phân loại các loại trùn trên thế giới

Trùn đất (earthworms) là tên gọi chung cho tất cả các loại trùn sinh sống trên địa cầu này. Trên thế giới hiện có khoảng 4.400 loài trùn đất khác nhau đã được định danh. Dựa vào kích thước và tập tính loài, chúng được phân thành 3 nhóm chính: EPIGEIC, ENDOGEIC và ANECEIC.

EPEIGEIC (trùn đỏ hay trùn ăn phân):

Gồm các loài như Eisenia foetida, Eudrilus eugenie (nigerian), Perionyx excavatus (trùn quế)…. tập tính ăn của chúng thường là trên bề mặt đất với tất cả các loại chất hữu cơ, xác và chất thải động vật.

Chúng phân huỷ chất hữu cơ nhưng không có vai trò cải tạo đất. Chính những tập tính ăn tạp như vậy nên nhóm trùn này thường thì cung cấp đạm rất cao, bên cạnh đó vì chúng thường sống trên bề mặt đất nên tiếp xúc với rất nhiều kẻ thù, vì thế mà trong cơ thể trùn chứa hàm lượng enzym rất cao.

Đây là nhóm trùn dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy,hải sản…Bên cạnh đó, ngày nay ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Canada, Mỹ, Úc, Nhật,…người ta sử dụng nhóm trùn này để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trùn Quế là đại diện của lớp trùn phân hủy hữu cơ sống gần mặt đất
Trùn Quế là đại diện của lớp trùn phân hủy hữu cơ sống gần mặt đất

ANECEIC (trùn mồi câu hay trùn đào đất):

Gồm các loài như Lumbricus, Polypheretima elongata, Lampito maruti,….Chúng sống theo hàng thẳng đứng trong lòng đất, có khi đào hang sâu trong lòng đất cả 3m.

Chúng ăn cả chất hữu cơ và khoáng chất trong đất, sau đó thải phân trên khắp hang chúng đi. Vào ban đêm chúng lên trên mặt đất để ăn và bắt cặp, chúng có quai hàm rất lớn và nghiền nát tất cả các chất thải hữu cơ.

Vì thế chúng rất có lợi cho việc cải tạo đất, bên cạnh đó, vì nhóm trùn này rất lớn nên người ta còn sử dụng làm mồi câu cá.

Dân gian hay gọi là trùn “hổ” vì kích thước lớn và các sọc ngang trên thân
Dân gian hay gọi là trùn “hổ” vì kích thước lớn và các sọc ngang trên thân

ENDOGEIC (trùn ăn khoáng):

Gồm các loài như Pentoscolex sps. Eutopeius sps. Drawida sps… Đây là giống trùn có tập tính ăn các khoáng chất trong đất hơn là chất hữu cơ, chúng di chuyển hàng ngang trong đất vì thế chúng không có tác dụng trong phân hủy chất hữu cơ và thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Giống trùn này cũng dùng để sử lý đất nhưng không tốt bằng Aneceic.

Các loại trùn đất
Các loại trùn đất

3. Sự hiện diện của trùn đất

Sự có mặt của trùn trong đất là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết đất canh tác có sạch, khỏe và phì nhiêu hay không. Trong đất màu mỡ, số lượng trùn trung bình khoảng 300 – 500 con/m2.

Mật độ trùn trong đất lớn còn biểu hiện các hoạt động sống tự nhiên trong đất, bao gồm hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật có lợi cho cây trồng như vi khuẩn, vi nấm,…Hệ sinh vật đất phân hủy chất hữu cơ làm tăng độ màu mỡ của đất, tác động đến sự phát triển của cây trồng, cấu trúc đất và chu trình cacbon.

Sử dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ, vi sinh, sinh học sẽ giúp đất trồng luôn là ngôi nhà của trùn đất sinh sôi và phát triển từ đó giúp đất luôn tơi xốp, phì nhiêu.

Phân sinh học giúp bảo tồn trùn đất rất tốt
Phân sinh học giúp bảo tồn trùn đất rất tốt

Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:

Ngoài ra bên Đông Y trùn đất phơi khô được gọi với cái tên là địa long (rồng đất).

Bên chăn nuôi trùn đất (đặc biệt là trùn quế) là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi cũng là nguyên liệu cho sản xuất phân bón cho trồng trọt.

Tuy là những sinh vật nhỏ bé nhưng góp phần rất lớn vào độ phì nhiêu của đất trồng, do đó bên cạnh việc chăm lo cho cây trồng người làm nông còn cần phải chăm chút cho những “chiến hữu” đang cày xới ngày đêm như những “con trâu” này.

Tác giả: Minh Cường

Mọi thắc mắc về “Trùn đất “con trâu” của nhà vườn”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0932 063 123 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy

Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo