Tìm Hiểu Về OCOP Và Chứng Nhận GAP
Trong nông nghiệp hiện đại ngày nay muốn đưa các nông sản vào những nơi đầu ra có yêu cầu chất lượng cao như chuỗi siêu thị, cửa hàng cao cấp,…hoặc xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu thì cần có những chứng nhận cho chất lượng như GAP (GlobalGAP, JGAP,…) hay phải nên tham gia vào các chương trình như OCOP.
Vậy chương trình OCOP là gì? Chứng nhận GAP là gì? Cùng Tin Cậy tìm hiểu nhé!
1.Chương trình OCOP là gì?
OCOP (viết tắt theo tiếng Anh là One Commune One Product). Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mỗi xã (phường) một sản phẩm. Cụ thể hơn là phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn.
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Sau khi tham gia OCOP, các sản phẩm truyền thống đã được nhiều người biết đến và đón nhận. Tuy nhiên, để có mặt tại các siêu thị lớn hay trở thành hàng xuất khẩu thì còn vướng phải rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt là thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (ATTP). Sản phẩm OCOP không ít nhưng trong đó lượng sản phẩm được cấp giấy ATTP lại rất hạn chế. Chứng nhận này có thể là chứng nhận VietGap, ISO 22000:2018 hay chứng nhận nông nghiệp hữu cơ ASEAN.
Tại sao sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được chú trọng?
So với các sản phẩm thuộc lĩnh vực chứng nhận khác thì những sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được chú trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chuộng những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận VietGap hay ISO 22000:2018. Có thể kể tới những lý do khiến sản phẩm đạt tiêu chuẩn này được chú trọng như sau:
- Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường,….Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau, từ cấp huyện tới tỉnh, sau đó lên Trung Ương.
- Những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đều có giấy chứng nhận quan trọng như VietGap, ISO,…
- Những ngôi sao đánh giá của một sản phẩm có được trải qua nhiều cơ quan thẩm định với các bộ phận chuyên môn. Cùng với đó là đánh giá của người đại diện tỉnh.
- Sản phẩm OCOP được đầu tư, chú trọng về nhiều mặt. Không chỉ chất lượng mà bao bì, hình thức sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm.
- Sau khi đạt được số sao, sản phẩm nằm dưới sự quản lý của cơ quan OCOP cấp tỉnh. Những sản phẩm từ 4 sao sẽ do cơ quan Trung Ương quản lý, kiểm nghiệm cũng như duy trì chất lượng.
- Một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được thể hiện được sự đầu tư, chú trọng trong các khâu. Từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho tới đầu ra.
2. Tiêu chuẩn GAP là gì?
GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Là những phương pháp cụ thể được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến an toàn và hợp vệ sinh.
Tiêu chuẩn GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm…
Nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn GAP được sử dụng như một tập hợp các nguyên tắc áp dụng cho các quá trình sản xuất nông nghiệp và sau sản xuất. Nhằm tạo ra thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp an toàn và hợp vệ sinh, đồng thời mang tính bền vững và lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tiêu chuẩn GAP cao nhất
GAP có thể được áp dụng cho một loạt các hệ thống canh tác ở các quy mô khác nhau, chúng được áp dụng thông qua các phương pháp nông nghiệp bền vững.
GAP đòi hỏi phải duy trì một cơ sở dữ liệu chung về kỹ thuật sản xuất, tích hợp cho từng vùng sinh thái nông nghiệp lớn. Do đó để thu thập, phân tích và phổ biến thông tin về thực hành tốt trong những bối cảnh địa lý có liên quan.
Hiện nay tiêu chuẩn GAP rất phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó nhiều quy chuẩn GAP phù hợp với từng khu vực cũng được đưa ra như:
- JGAP của Nhật Bản
- ChinaGAP của Trung Quốc
- IndonGAP của Indonesia
- VFGAP của Singapore
- ThaiGAP của Thái Lan
- ASEANGAP của khu vực Asean
- EurepGAP của Hiệp hội các nhà buôn bán lẻ thuộc Liên minh Châu Âu…
- Và tiêu chuẩn chấp nhận toàn cầu Global GAP.
Thực hiện theo tiêu chuẩn GAP mang lại lợi ích:
- Sản phẩm nông nghiệp được tạo ra theo tiêu chuẩn G.A.P luôn đảm bảo an toàn và chất lượng cao.
- Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cho môi trường sống của con người được tốt hơn.
- Ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân, đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình sản xuất.
- Người tiêu dùng được sử dụng những loại thực phẩm tốt, chính hãng đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Những sản phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn G.A.P được chấp nhận trên toàn thế giới kể cả những thị trường khó tính nhất như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…
- Các sản phẩm của thương hiệu sản xuất theo tiêu chuẩn G.A.P được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp sạch:
- Đạm cá nước ngọt – Phân cá hữu cơ cho nông nghiệp
- Phân đậu nành – Đạm hữu cơ thuỷ phân từ đậu nành
- Phân Humic hữu cơ 95% Acid Powder
- Phân bón sinh học WEHG – 100% thảo mộc thiên nhiên
- Máy đo pH và độ ẩm đất DM15
- Máy đo EC trong đất HI98331
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Chế phẩm sinh học Em AG (Em gốc) chuyên dùng ủ phân
- Chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi EM Ani
- Chế phẩm Trichoderma (Bio-TC)
Trên đây là một số thông tin về chương trình OCOP và chứng nhận GAP, bà con có thể tìm hiểu sâu hơn và bổ sung vào chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình để có thể đi xa hơn những thị trường đầu ra cao cấp, từ đó nâng cao chất lượng nông sản cũng như thu nhập mang lại trong nền nông nghiệp đầy tính liên kết toàn cầu hiện nay.
Tác giả: Minh Cường
Mọi thông tin về “Tìm hiểu về OCOP và chứng nhận GAP”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 (Cường) – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Bài viết liên quan
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết
Cách Xử Lý Ra Hoa Vườn Anh Thiết Anh Thiết – một nhân vật làm [...]
Th11
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ
Phục Hồi Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch Nghịch Vụ Tình hình sầu riêng nghịch [...]
Th11
Bệnh Chết Đứng Trên Cây Sầu Riêng
Bệnh “Chết Đứng” Trên Cây Sầu Riêng Hiện nay nhiều nhà vườn đang gặp tình [...]
Th10
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất Chết
Hồi Sinh 3ha Sầu Riêng Tơ Từ Vùng Đất “Chết”– Đắk R’lấp, Đăk Nông Vườn [...]
Th10
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng
Mọt Đục Cành – Thủ Phạm Hoành Hành Gây Hại Nhiều Vườn Sầu Riêng Vườn [...]
Th10
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây
Phục Hồi Thành Công Ngộ Độc Paclo Ở Các Vườn Sầu Riêng Miền Tây Paclo [...]
Th10